Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Bảng A - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Nghệ An

doc 1 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 13/07/2022 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Bảng A - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Bảng A - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Nghệ An
ĐỀ CHÍNH THỨC 
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn thi: SINH HỌC - BẢNG A
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I( 4,0 điểm). 
1.Trình bày cấu trúc và chức năng của Prôtêin. Tính đặc trưng của Prôtêin do yếu tố nào qui định?
2. Người ta làm thí nghiệm, sử dụng hai loại enzim khác nhau để cắt đôi một đoạn phân tử ADN theo một đường thẳng sao cho số lượng nuclêôtit của 2 nửa bằng nhau.
- Với enzim 1 thu được số nuclêôtit của một nửa là: A = T = G = 1000, X = 1500.
- Với enzim 2 thu được số nuclêôtit của một nửa là: A = T = 750, X = G = 1500.
 Hãy xác định cách cắt của mỗi loại enzim trên?
Câu II(3.5 điểm).
1. Người ta nghiên cứu trong tế bào một đứa trẻ thấy có bộ NST là 44A + X. Đứa trẻ bị hội chứng gì? Nêu cơ chế hình thành và biểu hiện của hội chứng đó. 
2. Qua các quy luật di truyền đã học, lấy ví dụ và viết sơ đồ lai về sự phân ly kiểu hình ở F1 theo tỉ lệ 1:1. 
3. Hãy so sánh các loại biến dị không làm thay đổi cấu trúc và số lượng vật chất di truyền.
Câu III(2.25 điểm). 
1. Phân tích vai trò của giống và kỹ thuật sản xuất trong việc nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng.
2. Ở thế hệ ban đầu (I0) của một giống cây trồng có tỉ lệ các kiểu gen: 40%AA: 40%Aa: 20%aa sau bốn thế hệ tự thụ phấn liên tiếp thì ở thế hệ I4 tỉ lệ các kiểu gen sẽ thế nào?
3. Phân biệt hiện tượng thoái hóa giống và hiện tượng ưu thế lai.
Câu IV(2.25 điểm).
1. Nêu đặc điểm của sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt. Sinh vật nào có khả năng phân bố rộng hơn?
2. Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao? 
3. Độ đa dạng và độ nhiều của quần xã khác nhau căn bản ở điểm nào? Liên quan với nhau như thế nào?
Câu V(3.0 điểm). 
Ở vịt có 2n=80. Cho rằng, một nhóm tế bào sinh dục đực của vịt nhà đang giảm phân có tổng số nhiễm sắc thể đơn và kép bằng 8000, trong đó số NST kép nhiều hơn số NST đơn là 1600. Số NST ở kỳ giữa, kỳ sau lần phân bào I và kỳ giữa lần phân bào II tương ứng với tỷ lệ 1:3:2. Số NST còn lại là ở kỳ sau lần phân bào II. Xác định:
1. Số tế bào ở mỗi kỳ nói trên.
2. Số tinh trùng được tạo ra từ nhóm tế bào trên.
Câu VI(2.5 điểm). 
Cho một cá thể lai với 3 cá thể khác:
- Với cá thể thứ nhất, thu được thế hệ F1 trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, quả dài. 
- Với cá thể thứ hai, thu được thế hệ F1 trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, quả dài.
- Với cá thể thứ ba, thu được thế hệ F1 trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, quả dài.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng tương phản với cây thấp, quả dài là cây cao, quả tròn. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của mỗi trường hợp trên?
Câu VII(2.5 điểm). 
Trên một phân tử mARN có tổng số X và U bằng 30% số nuclêôtít của mạch, G lớn hơn U là 10% số nuclêôtit của mạch, U bằng 180 nuclêôtit. Một trong hai mạch đơn của gen sinh ra phân tử mARN đó có T=20%, G=30% số nuclêôtit của mạch.
 1. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit trên phân tử mARN và của gen?
 2. Khi gen sao mã một số đợt môi trường cung cấp 900 U. Tính số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình sao mã.
 - - - Hết - - - 
Họ và tên thí sinh:........................................................................ Số báo danh:....................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_sinh_hoc_lop_9_bang_a_nam.doc
  • docDA tinh 2014-2015 bảng A.doc