Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Bảng A - Mai Thị Hằng (Có đáp án)

doc 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 03/04/2025 Lượt xem 13Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Bảng A - Mai Thị Hằng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Bảng A - Mai Thị Hằng (Có đáp án)
đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh
Môn thi: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút
Tác giả: Mai Thị Hằng – THCS Đông Văn - Đông Sơn
Câu I: (6 điểm) Chọn ý trả lời đúng trong mỗi câu sau:
	1 - ở loài tinh tinh có bộ nhiễm sắc thể 2n = 48 hãy xác định số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào ở giai đoạn kỳ sau của giảm phân II là:
	a - 24 nhiễm sắc thể đơn	b - 48 nhiễm sắc thể đơn
	c - 72 nhiễm sắc thể đơn	d - 96 nhiễm sắc thể đơn
	2 - Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là:
a - 25%	b - 50%	c - 75% 	d - 100%
	3 - Phân biệt hai loại biến dị có vai trò khác nhau trong sự tiến hoá của sinh giới là:
	a - Thường biến và đột biến	
	b - Đột biến nhiễm sắc thể và đột biến gen
	c - Đột biến và biến dị tổ hợp
	d - Biến dị di truyền được và biến dị không di truyền được
	4 - Nhân tố sinh thái vô sinh có ảnh hưởng mạnh lên hệ sinh thái nào ?
	a - Savan	b - Hoang mạc
	c - Thảo nguyên	d - Rừng
	5 - Sinh vật nào sau đây luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn
a - Cây xanh và động vật
b - Cây xanh và sinh vật tiêu thụ
c - Động vật, vi khuẩn và nấm
d - Cây xanh vi khuẩn và nấm
6 - Hoạt động nào sau đây không phải là lĩnh vực của công nghệ sinh học:
	a - Công nghệ tế bào và công nghệ chuyển nhân, chuyển phôi
	b - Công nghệ lên men và công nghệ enzim
	c - Công nghệ hoá chất
	d - Công nghệ xử lý môi trường và công nghệ gen
Câu II: (2 điểm) 
Những nguyên nhân nào dẫn đến sự giống nhau và khác nhau trong trường hợp lai một cặp tính trạng trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn ? Cho ví dụ.
Câu III: (2 điểm) 
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc của những loại vật chất di truyền nào và trong những quá trình sinh học nào ? 
Câu IV: (2 điểm)
Trong thực tế hoa của những cây được trồng bằng hạt thường cho nhiều biến dị về màu sắc hơn hoa của những cây trồng theo phương pháp giâm, chiết, ghép. 
	Hãy giải thích vì sao ?
Câu V: (1 điểm)
Trong chọn giống những phương pháp gây đột biến nhân tạo và phương pháp lai hữu tính có gì giống và khác nhau ? 
Câu VI: (2 điểm)
Môi trường là gì ? Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người 
Câu VII: (1 điểm)
So sánh trạng thái cân bằng của quần thể với hiện tượng khống chế sinh học ? 
Câu VIII: (2,5 điểm) 
ở người gen quy định thuận tay nằm trên nhiễm sắc thể thường. Xét một dòng họ gồm 3 thế hệ sau:
Bố và mẹ đều thuận tay phải, sinh được 2 người con là con trai thuận tay phải và con gái thuận tay trái
 - Người con trai lớn lên cưới vợ thuận tay trái sinh được một cháu thuận tay phải và một cháu thuận tay trái.
- Người con gái lớn lên lấy chồng thuận tay phải sinh ra được đứa cháu thuận tay phải.
	a - Hãy tóm tắt sơ đồ phả hệ của dòng họ trên
	b - Biện luận để tìm kiểu gen của mỗi người trong dòng họ trên
Câu IX (1, 5 điểm) 
ở một loài côn trùng
Gen B: Thân xám, gen b: Thân đen
Gen D: Mắt dẹt, gen d: Mắt tròn
Hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng màu thân và hình dạng mắt nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau.
Bố có thân xám, mắt dẹt giao phối với mẹ có thân đen, mắt dẹt, thu được con lai F1 có 75% thân xám, mắt dẹt và 25% thân xám, mắt tròn. 
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai minh hoạ
Hướng dẫn chấn đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh
Môn thi: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút
Tác giả: Mai Thị Hằng – THCS Đông Văn - Đông Sơn
Câu
Nội dung kiến thức
Điểm
I (6điểm)
1. ý đúng là: b
2. ý đúng là: a
3. ý đúng là: d
4. ý đúng là: b
5. ý đúng là: d
6. ý đúng là: c
1 
1
1
1
1
1
II
(2 điểm)
- Khái niệm trội, lặn, trội không hoàn toàn
- Nguyên nhân giống nhau: Gen nằm trên nhiễm sắc thể (NST), sự phân ly và tổ hợp của NST trong giảm phân dẫn đến sự phân ly và tổ hợp của các gen. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử trong quá trình thụ tinh. 
Do đó: F1 có 100% Aa; F2 có 1AA, 2 Aa, 1 aa
- Nguyên nhân khác nhau: Do tương quan giữa hai gen trội và lặn hoặc do khả năng biểu hiện của các gen trong hai alen phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
- Cho ví dụ:
0,5
0,5
0,5
0,5
III
(2 điểm)
- Trong cấu trúc của ADN: các Nuclêotit ở hai mạch của phân tử ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A - T; G - X 
- Trong quá trình nhân đôi của ADN : Các Nuclêotit trên hai mạch gốc của phân tử ADN liên kết với các Nuclêôtit của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A - T; G - X
- Quá trình tổng hợp ARN: Các Nuclêotit trên một mạch của ADN (mạch khuôn) liên kết với các Nuclêotit ở môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A - U; G - X
- Trong quá trình tổng hợp Protein: Các Nuclêotit trên phân tử tADN đến liên kết với các Nuclêotit trên mạch mARN tại riboxôm theo nguyên tắc bổ sung A - U; G - X
0,5
0,5
0,5
0,5
IV
(2 điểm)
- ở cây trồng bằng hạt: 
+ Hạt được tạo ra từ sự kết hợp giữa hai quá trình giảm phân và thụ tinh trong sinh sản hữu tính.
+ Trong giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Chính đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú
- ở cây trồng bằng giâm, chiết, ghép:
Giâm, chiết, ghép là hình thức sinh sản vô tính ở cây trồng. Quá trình này dựa vào cơ chế nguyên phân của tế bào, trong đó có sự nhân đôi của NST và ADN. Qua đó, các đặc điểm di truyền thường được sao chép nguyên vẹn sang cho các tế bào con nên ít có khă năng tạo ra biến dị
1
1
	Gây đột biến nhân tạo	Lai hữu tính
Cách làm	Sử dụng các tác nhân vật lý 	Cho vật nuôi giao phối và
	và hoá học tác dụng lên vật	cho cây trồng giao phấn 
	nuôi và cây trồng	với nhau.
Kết quả	Tạo ra đột biến gen, đột biến 	Tạo ra các biến dị tổ hợp
	cấu trúc hoặc đột biến số 	
	lượng NST	
Đặc điểm	Tạo kết quả nhanh nhưng 	Cho kết quả chậm nhưng
	thường gây hại và có thể làm	không gây hai cho cơ thể
	chết vật nuôi, cây trồng	vật nuôi, cây trồng
V
(1 điểm)
- Giống nhau: đều tạo ra nguồn biến dị cung cấp nguyên liệu cho con người chọn lọc và bồi dưỡng tạo giống mới
- Khác nhau: 
0,25
0,25
0,25
0,25
VI
(2 điểm)
- Khái niệm môi trường
- Nguyên nhân: 
+ Đốt phá rừng để trồng trọt, săn bắn thú bừa bãi
+ Khai thác khoáng bừa bãi, thiếu quy hoạch 
+ Hoạt động công nghiệp
+ Chiến tranh
+ Sự gia tăng dân số: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các nguyên nhân nói trên.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
 Trạng thái cân bằng của quần 	Khống chế sinh học
Xảy ra trong nội bộ của mỗi quần Xảy ra giữa các quần thể khác 
thể	 loài trong quần xã
Yếu tố tạo ra các trạng thái cân Do mối quan hệ dinh dưỡng giữa
bằng là các điều kiện của môi 	 các loài
trường sống làm ảnh hưởng đến 
tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ tử vong
VII
(1 điểm)
- Giống nhau:
+ Đều dẫn đến kết quả làm cho số lượng cá thể trong mỗi quần thể dao động ở một trạng thái cân bằng
+ Đều liên quan với các tác động của môi trường sống
- Khác nhau:
0,25
0.25
0,25
0,25
VIII
(2,5điểm)
* Tóm tắt sơ đồ phả hệ:
 Bố x Mẹ
 (Thuận tay phải) Thuận tay phải)
 Vợ x Con trai Con gái x Chồng
(Thuận tay trái) (Thuận tay phải) (Thuận tay trái) (Thuận tay phải)
 Cháu Cháu Cháu
 (Thuận tay phải) (Thuận tay trái) (Thuận tay phải)
- Xác định tính trạng trội, lặn và quy ước gen.
Bố và mẹ đều thuận tay phải, sinh con gái thuận tay trái. Con gái xuất hiện tính trạng khác bố mẹ => tính trạng của con gái là tính trạng lặn so với tính trạng của bố mẹ.
Quy ước gen: Gen A: Thuận tay phải, gen a: Thuận tay trái
- Xét cha và mẹ
Cha và mẹ đều thuận tay phải (A - ) sinh con gái thuận tay trái (aa) => bố và mẹ đều tạo được giao tử a. Vậy cha và mẹ thuận tay phải sẽ mang kiểu gen Aa.
- Xét gia đình con gái:
Người con gái thuận tay trái mang kiểu gen aa luôn tạo một loại giao tử a.
Vậy đứa cháu thuận tay phải (A -) đã nhận giao tử a từ mẹ nên có kiểu gen Aa. Chồng người con gái thuận tay phải sẽ có kiểu gen AA hoặc Aa
- Xét gia đình người con trai:
Đứa cháu thuận tay trái có kiểu gen aa. Người con trai thuận tay phải (A -) tạo được giao tử a nên có kiểu gen Aa. 
Vợ người con trai thuận tay trái có kiểu gen aa tạo một loại giao tử a.
Vậy đứa cháu còn lại thuận tay phải (A -) nhận giao tử a từ mẹ nên có kiểu gen Aa
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
IX
(1,5 điểm)
- Phân tích từng tính trạng ở con lai F1. 
+ Về màu thân: F1 có 100% thân xám (B -) đồng tính trội. Do mẹ thân đen có kiểu gen bb => bố thân xám (B -) tạo giao tử B có kiểu gen BB.
+ Về hình dạng mắt: 
Mắt dẹt: Mắt tròn = 3:1 là tỷ lệ của định luật phân ly => hai cơ thể P đều dị hợp Dd
- Tổ hợp hai tính trạng suy ra: Bố thân xám, mắt dẹt có kiểu gen BBDd
 Mẹ thân đen, mắt dẹt có kiểu gen bbDd
- Sơ đồ lai:
P bố BBDd (thân xám, mắt dẹt) x mẹ bbDd (thân đen, mắt dẹt)
Gp BD, Bd bD, bd
F1 1 BdDD, 2 BbDd ; 1 Bb dd
KH: 3 thân xám,mắt dẹt; 1 thân đen, mắt tròn
1
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_sinh_hoc_lop_9_bang_a_mai.doc