Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Bảng A - Nguyễn Thị Lan (Có đáp án)

doc 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 31/03/2025 Lượt xem 16Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Bảng A - Nguyễn Thị Lan (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Bảng A - Nguyễn Thị Lan (Có đáp án)
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh- Bảng A
Môn thi: Hoá học Thời gian: 150 phút
Người ra đề: Nguyễn Thị Lan – Giáo viên THCS Đông Quang - Đông Sơn
 Câu 1: 2 điểm
	Hãy khoanh tròn trước ý em cho là đúng.
1. Hai nguyên tử khác nhau, muốn có cùng ký hiệu nguyên tố phải có tính chất chung nào sau đây:
A. Có cùng số electron trong nguyên tử.
B. Có cùng số notron trong hạt nhân.
C. Có cùng nguyên tử khối.
D. Có cùng số proton trong hạt nhân.
2. Khả năng liên kết của nguyên tử phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Số lớp electron.
B. Số electron lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử.
C. Số proton trong hạt nhân.
D. Số notron trong hạt nhân.
Câu 2: 1 điểm
	Mệnh đề nào sau đây không đúng?
A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Oxy mới có 8 proton.
B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Oxy mới có 8 notron.
C. Chỉ có trong hạt nhân nguyên tử Oxy tỷ lệ giữa số proton và notron là 1:1
D. Chỉ có trong nguyên tử Oxy mới có 8 electron.
Câu 3: 2 điểm
1. Oxit nào giàu Oxy nhất?
A. Al203	B. N2O3	C. P205	D. Fe304	E. Cl2O7
2. Quặng nào giàu sắt nhất?
A. Hematit chứa 60% Fe203
B. Hematit nâu chứa 62% Fe203.H2O
C. Xiderit chứa 50% FeCO3	
D. Manhetit chứa 69,6% Fe304
Câu 4: 4 điểm
	Nêu phương pháp tách các hỗn hợp khí sau thành các chất tinh khiết.
a. Hỗn hợp khí gồm: Cl2, H2 và CO2
b. Hỗn hợp khí gồm: SO2, CO2 và CO
Câu 5: 3 điểm
a. Xác định các chất có trong sơ đồ sau:
	A + H2O 	B
	B + O2	C + H2O 
	C + NaOH	D + H2O 
D + NaOH	 CH4 + E
b. Viết các PTHH xảy ra (nêu rõ điều kiện của phản ứng)
Câu 6: 5 điểm
	Có một hỗn hợp bột sắt và bột kim loại M có hoá trị n. Nếu hoà tan hết hỗn hợp này trong dung dịch HCl thì thu được 7,84 lít khí Hiđrô (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch khí Clo thì thể tích Clo cần dùng là 8,4 lít (đktc). Biết tỷ lệ số nguyên tử sắt và kim loại M trong hỗn hợp là 1:4
a. Viết các PTHH xảy ra.
b. Tính thểt tích khí Clo đã hoá hợp với kim loại M (đktc).
c. Xác định hoá trị n của kim loại M.
d. Nếu khối lượng của kim loại M có trong hỗn hợp là 5,4g thì M là kim loại nào?
Câu 7: 3 điểm
	Một hỗn hợp gồm Metan và etylen có thể tích 5l được trộn lẫn với 5l khí Hyđrô rồi nung đến 2500C với bột Ni cho đến khi phản ứng kết thúc. Sau khi trở lại những điều kiện ban đầu về nhiệt độ, áp suất. Thể tích tổng cộng chỉ còn lại là 8l được dẫn qua dung dịch Brôm. Hỏi:
a. Dung dịch Brôm có bị mất màu không?
b. Tính tỷ lệ % theo thể tích của Metan, etylen trong hỗn hợp đầu.
c. Nếu thay etylen bằng cùng thể tích của axetylen thì sau phản ứng thể tích hỗn hợp bằng bao nhiêu?
Đáp án
Câu
Nội dung kiến thức
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
1.D
2.B
ý C
1.B
2.D
a. Cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch Ca(OH)2 đặc dư: H2 không phản ứng ta thu được khí H2:
Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3(r) + H2O
Lọc CaCO3 và dung dịch nước lọc
- Cho CaCO3 tác dụng với ducg dịch H2SO4, thu được CO2
CaCO3 + H2SO4 CaSO4 + H2O + CO2
- Cho dung dịch nước lọc tác dụng với H2SO4, thu được Cl2
CaOCl2 + H2SO4 CaSO4 + H2O + Cl2
b. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch Brôm: SO2 phản ứng; CO2, CO không phản ứng.
SO2 + H2O + Br2 H2SO4 + 2HBr
Cô cạn dung dịch sau phản ứng cho tác dụng với S, thu được SO2
H2SO4 + S SO2 + H20 
- Cho hỗn hợp khí CO, CO2 qua dung dịch Ca(OH)2 dư: CO không phản ứng thu được CO 
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 (r) + H20 
- Lọc kết tủa cho tác dụng với dung dịch H2SO4, thu CO2
CaCO3 + H2SO4 CaSO4 + H20 + CO2 
a. Từ phản ứng cuối, ta xác định được:
D: CH3COONa C: CH3COOH B: C2H5OH A: C2H4
b. Các PTHH xảy ra:
CH2=CH2 + HOH CH3-CH2-OH 
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O 
CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O 
CH3COONa + NaOH CH4 + Na2O3 
(Nếu học sinh không ghi điều kiện, trừ 50% số điểm)
a. Các PTHH xảy ra:
 2M + 2nHCl 2MCln + nH2 (1)
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (2)
 2M + nCl2 2MCln (3)
 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 (4)
b. Tính thể tích khí Clo
Gọi x là số mol Fe có trong hỗn hợp
Số mol kim loại M là: 4x
Số mol H2 sinh ra ở (1) là: 2nx
Số mol H2 sinh ra ở (2) là: x
Ta có: nH2 = x+2nx = 7,84/22,4 = 0.35 (mol)
nCl2 hoá hợp với kim loại M ở (3) là: 2nx
nCl2 hoá hợp với sắt ở (4) là: 1,5x
Ta có: nCl2 = 1,5x + 2nx = 8,4/22,4 = 0,375 (mol)
Từ 2 phương trình đại số trên, ta có: 2nx = 0,3 (mol)
VCl2 (đktc) đã hoá hợp với kim loại M trong PƯ (3):
 VCl2 = 0,3.22,4 = 6,72 (lit)
c. Hoá trị của kim loại M:
Thay giá trị 2nx = 0,3 vào phương trình: 1,5x + 2nx = 0,375 ta có: x = 0,05.
Thay x = 0,05 vào 2nx = 0,3 ta có: n = 3
Vậy kim loại M có hoá trị III
d. Số mol kim loại trong hỗn hợp:
 nM = 4x = 4.0,05 = 0,2 (mol)
Khối lượng mol kim loại M:
 mM = 5,4.1/0,2 = 27 (g)
Vậy M là Al
a. Theo đề ra, phản ứng xảy ra hoàn toàn:
 C2H4 + H2 C2H6
Vì C2H4 (VH2 sinh ra sau phản ứng chỉ có H2 dư, CH4, C2H6 nên dung dịch Brôm không mất màu)
b. Theo phản ứng: V hỗn hợp giảm = VC2H4 đã phản ứng
Suy ra: VC2H4 = (Vhỗn hợp + VH2) - V hỗn hợp sau PƯ
 = (5+5) - 8 = 2 (lit)
Thành phần % về thể tích của C2H4, CH4 trong hỗn hợp:
%C2H4 = (2*5)/100% = 40%
%CH4 = 100 - 40 = 60%
c. Nếu thay C2H4 bằng C2H2 ta có PTHH:
C2H2 + 2H2 C2H6 
Theo phương trình: VH2 = 2VC2H2 = 2*2 = 4 (lit)
 VH2 dư = 5 - 4 = 1 (lit)
Theo phương trình: VC2H6 = VC2H2 = 2 (lit)
Vhỗn hợp sau phản ứng = VCH4 + VH2 dư + VC2H6
 = 3+1+2 = 6 (lit)
Lưu ý: Học sinh làm cách khác nhưng kết quả đúng vẫn cho điểm tương đương các phần đã nêu
1
1
1
1
1
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
1
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.5
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_hoa_hoc_lop_9_bang_a_nguy.doc