đề thi học sinh giỏi Tỉnh – Bảng A môn: hoá học (Thời gian 150 phút) Người ra đề: Đặng Thị Thuận- Giáo viên THCS Nguyễn Chích- Đông Sơn _______________ Câu I 06 điểm (lí thuyết hoá vô cơ - đại cương) 1- Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Al, Ag. Nếu chỉ có dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim loại nào? Viết phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng đã xảy ra khi nhận biết các kim loại đó. 2- Chỉ từ nguyên liệu ban đầu là nhôm, sắt (III) oxit, dung dịch NaCl và các điều kiện cần thiết có đủ, viết các phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng điều chế Al(OH)3, NaAlO2, FeCl3, FeCl2 Câu II 04 điểm (bài tập đại cương - vô cơ) Có một hỗn hợp 3 kim loại hoá trị II đứng trước hiđro. Tỉ lệ NTK của chúng là 3: 5: 7. Tỉ lệ số mol của các kim loại tương ứng là 4: 2: 1. Khi hoà tan 11,6g hỗn hợp bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 7,84 lít hiđro (ở điều kiên tiêu chuẩn) Xác định NTK và gọi tên các kim loại đó. Câu III 04 điểm (lí thuyết đại cương) A và B là 2 nguyên tố nằm trong hai nhóm kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Biết A thuộc nhóm VI và tổng số hạt proton trong hai hạt nhân của A và B là 25; đơn chất A tác dụng được với đơn chất B. a) Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn b) Hãy vẽ cấu tạo nguyên tử của A và B Câu IV 06 điểm (lí thuyết và bài tập hữu cơ) 1- Viết phương trình hoá học biểu diễn các biến hoá sau: Canxi cacbua đ axetilen đ etilen đ rượu etylic đ đietylete 2- Trộn 5 lít oxi (dư) với 1 lít hỗn hợp gồm một hiđro cacbon và khí cacbonic. Sau khi đốt cháy hoàn toàn ta thu được 6,8 lít khí sau đó ngưng tụ hơi nước thì còn lại 3,6 lít và cho qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 1 lít khí. Hãy xác định hiđro cacbon đem dùng? Cho biết C: 12; H: 1; O: 16 _____________________________________________________________________ hướng dẫn chấm CâuI 06 điểm 1- Lấy mẫu các kim loại, đánh dấu mẫu và tiến hành các thử nghiệm sau ta có thể nhận biết được các kim loại Ba, Mg, Al, Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng * Cho dung dịch H2SO4 loãng vào 5 mẫu kim loại: - Kim loại nào không tan là Ag - Kim loại nào bọt khí chỉ tạo ra trong thời gian ngắn, có kết tủa đó là Ba 2Al(r) + 3H2SO4(dd) đ Al2(SO4)3(dd) + 3H2(k) (1) Fe(r) + H2SO4(dd) đ FeSO4(dd) + H2(k) (2) Mg(r) + H2SO4(dd) đ MgSO4(dd) + H2(k) (3) Ba(r) + H2SO4(dd) đ BaSO4(r) + H2(k) (4) Lọc kết tủa ra phản ứng...(4); cho Ba dư vào dung dịch thu được đ Ba(OH)2 Ba(r) + 2H2O(l) đ Ba(OH)2(dd) + H2(k) * Cho Ba(OH)2 vào dung dịch còn lại sau phản ứng được biểu diễn bằng phương trình hoá học (1), (2), (3) - Nếu tạo kết tủa trắng không tan trong Ba(OH)2 dư thì kim loại ban đầu là Mg MgSO4(dd) + Ba(OH)2(dd) đ Mg(OH)2(r) + BaSO4(r) - Nếu kết tủa màu hơi xanh, để trong không khí hoá nâu dần thì kim loại ban đầu là Fe. FeSO4(dd) + Ba(OH)2(dd) đ Fe(OH)2(r) + BaSO4(r) 4Fe(OH)2(r) + O2(k) + 2H2O(l) đ 4Fe(OH)3(r) - Nếu tạo kết tủa sau đó tan dần trong Ba(OH)2 dư thì kim loại ban đầu là Al Al2(SO4)3(dd) + 3Ba(OH)2(dd) đ 3 BaSO4(r) + 2Al(OH)3(r) 2Al(OH)3(r) + Ba(OH)2(dd) đ Ba(ALO2)2(dd) + 4 H2O(l) 2- Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn: 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2 + Điều chế Al(OH)3 2Al(r) + 3Cl2(k) đ 2AlCl3(r) AlCl3(dd) + 3NaOH(dd) đ Al(OH)3(r) + 3NaCl(r) + Điều chế NaAlO2 2Al(r) + 2NaOH(dd) 2 H2O(l) đ 2NaAlO2(dd) + 3H2(k) + Nung bột Al với Fe2O3 2Al(r) + Fe2O3r) Al2O3(r) + 2Fe(r) Cl2(k) + H2(k) 2HCl(k) + Điều chế FeCl3 2Fe(r) + 3Cl2(k) 2FeCl3(r) + Điều chế FeCl2: hoà tan HCl vào nước đ dd HCl Fe(r) + 2HCl(dd) đ FeCl2 + H2 0,5 điểm 1,0 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm Câu II 04 điểm Giả sử 3 kim loại đã cho lần lượt là A, B, C ta có phương trình hoá học: A(r) + 2HCl(dd) đ ACl2(dd) + H2(k) (1) B(r) + 2HCl(dd) đ BCl2(dd) + H2(k) (2) C(r) + 2HCl(dd) đ CCl2(dd) + H2 (3) Giả sử MA = 3a g ị MB = 5a g, MC = 7a g (Vì tỉ lệ NTK của A, B, C bằng 3: 5: 7) Gọi số mol của kim loại A có trong 11,6g hỗn hợp là 4x ị nB = 2x mol nC = x mol Theo (1) = nA = 4x mol Theo (2) = nB = 2x mol Theo (3) = nC = x mol ịồ = 4x + 2x + x = 7x (mol) ị 7x = 0,35 Mà theo đề ồ = ị x = 0,05 mol Theo đề ra ta có: MA. nA + MB.nB + MC.nC = 11,6 ị 3a. 4. 0,05 + 5a. 2. 0,05 + 7a. 0,05 = 11,6 ị a = 8 Vậy MA = 3. 8 = 24(g) ị A : 24 ị A là Magie MB = 5. 8 = 40(g) ị B : 40 ị B là Canxi MC = 7. 8 = 56(g) ị C : 56 ị C là Sắt 0,75 điểm 0,75 điểm 1,0 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm Câu III 0,4 điểm Theo đề bài A và B ở 2 nhóm kế tiếp nhau, mà A ở nhóm VI ị B hoặc ở nhóm V hoặc nhóm VII Vì tổng số hạt proton của A và B là 25 ị A, B ở chu kỳ nhỏ. Nên A, B có là các nguyên tố sau: VI VII 8O 9F 16S 17Cl Vậy nếu A là O; B là Cl hoặc A là S; B là F Mà ta biết O2 và Cl2 không phản ứng trực tiếp với nhau (loại cặp này) còn F2 và S tác dụng được với nhau Vậy A là S; B là F STT: 9 STT: 16 F Chu kỳ: II S Chu kỳ: 3 Nhóm VII Nhóm: VII 1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm Câu IV 6,0 điểm 1- Ta có phương trình hoá học CaC2(r) + 2H2O(l) đ Ca(OH)2(dd) + C2H2(k) C2H2 + H2 C2H4 C2H4 + H2O C2H5OH CH3- CH2OH C2H5 - O - C2H5 + H2O 2- Giả sử CTTQ của hiđrocacbon đem dùng là CxHy ta có phương trình hoá học: CxHy + (x + ) O2 xCO2 + (1) CO2(k) + 2NaOH(dd) đ Na2CO3(dd) + H2O(l) (2) Gọi trong hỗn hợp đã cho là al Gọi thể tích H2 trong hỗn hợp đã cho là b(l) Ta có: a + b = 1 (I) Theo đề bài ta có Thể tích CO2 tham gia phản ứng được biểu diễn bằng phương trình hoá học (2) là 3,6 - 1 = 2,6 (l) Thể tích O2 phản ứng là 5 - 1 = 4 (l) Ta lại có: Theo (1) ị (II) Theo (1) (III) Thay (II) vào (III) ta có ax = 4 - 1,6 = 2,4 (IV) Theo (1) ịồ (V) Thay (IV) vào (V) ị b = 2,6 - 2,4 = 0,2 (VI) Thay (IV) vào (I) ị a = 1 - 0,2 = 0,8 (l) ị x = y = Vậy công thức phân tử của hiđrocacbon đem dùng là C3H8 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm Lưu ý: Học sinh làm cách khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm: