Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Bảng A - Lưu Thị Nhi (Có đáp án)

doc 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 01/04/2025 Lượt xem 22Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Bảng A - Lưu Thị Nhi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Bảng A - Lưu Thị Nhi (Có đáp án)
đề thi học sinh giỏi tỉnh Bảng A
Môn : Địa lí
Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Người ra đề : Lưu Thị Nhi– Giáo viên THCS Đông Ninh - Đông Sơn
CâuI (1 đ): Hãy điền Đ và ý đúng, S vào ý sai trong các câu sau.
1. Việt Nam là một nước có dân số trẻ 
2. Cơ cấu dân số có sự thay đổi: Tỷ lệ trẻ em giảm xuống, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và ngoài tuổi lao động tăng lên
3. Cho đến nay mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu người.
4. Dân số tăng nhanh là một lợi thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
	(SGK Địa 9)
Câu II (2 đ): Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ (..........) 
 Dựa vào nguồn .............................. phong phú, nền công nghiệp nước ta có ........................ đa nghành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các nghành công nghiệp ................. , sự phân bố các loại .. ................. khác nhau tạo ra ....................... khác nhau cho từng vùng. Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố .................................
	 (SGK Địa)
Câu III. (4 đ):
Nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Chứng minh ngành thủy sản đang phát triển mạnh góp phần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú của nước ta.
	(Tài liệu ôn thi cao đẳng và đại học)
Câu IV (4 đ):
Dân số là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng. Em hãy cho biết:
a. Tại sao đồng bằng SôngHồng lại là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
b. Tác động của dân số, mật độ dân số đến phát triển kinh tế – xã hội ở đồng bằng sôngHồng.
c. Các biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng 	(Tài liệu ôn thi cao đẳng và đại học)
Câu V (4 đ):
Cho bảng số liệu: Diện tích lúa cả năm (triệu ha), sản lượng lúa triệu tấn, sản lượng bình quân đầu người (kg).
Năm
Cả nước
ĐB sông Hồng
ĐB sông Cửu Long
D. tích
S. lượng
B. quân
D. tích
S. lượng
B. quân
D. tích
S. lượng
B. quân
1985
5,70
15,8
304
1,05
3,1
255
2,25
6,80
512
1990
6,03
19,2
324
1,06
3,6
294
2,58
9,50
658
1995
6,76
24,9
372
1,04
4,6
355
3,19
12,8
806
2002
7,50
34,4
463,6
1,04
6,0
400
3,83
17,7
1046
a. Hãy nhận xét về vị trí của 2 vùng ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long trong sản xuất lúa cả nước.
b. Hãy so sánh sản lượng lúa của 2 ĐB này.
	(SGK địa 9)
Câu VI (4 đ): Dựa vào bảng dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.
Bảng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, năm 2002
Diện tích
(nghìn km2)
Dân số
(triệu người)
GDP
(nghìn tỉ đồng)
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 
28,0
12,3
188,1
Ba vùng kinh tế trọng điểm 
71,2
31,3
289,5
Đáp án
Câu
Nội dung kiến thức
Điểm
I
 1 đ
Đ câu 1, 2, 3
Điền đúng mỗi ý 0,25 đ
S: Câu 4
II (2đ)
1.Tài nguyên thiên nhiên
0,5
2. cơ cấu
0,25
3. trọng điểm
0,25
4. tài nguyên
0,25
5. các thế mạnh
0,25
6. nhân tố kinh tế – xã hội
0,5
III
Nước ta có những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
* Thuận lợi: 
- Đường bờ biển dài (3.260 km)
- Diện tích rộng khoảng 1 triệu km2 
- Nhiều đảo, quần đảo, vịnh.
- Có nhiều ngư trường lớn.
- Khí hậu thuận lợi.
- Nhiều đầm phá, rừng ngập mặn dẫn đến thủy sản nước lợ phát triển.
- Thủy sản nước ngọt cũng phát triển mạnh do:
- Sông ngòi, ao hồ nhiều.
- Khoa học phát triển áp dụng: Lai tạo giống, kỹ thuật chăm sóc.
- Nhà nước đầu tư vốn, cơ sở vật chất.
- Nhà máy chế biến phát triển.
- Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng
2
* Khó khăn:
- Khí hậu thường hay xảy ra lụt bão, hạn hán.
- Môi trường bị ô nhiễm.
- Việc chế biến còn hạn chế 
- Phương tiện đánh bắt còn hạn chế
1
* Chứng minh nguồn thủy sản nước ta đang phát triển mạnh
- Hoạt động nghành thủy sản ngày càng sôi động 
- Về khai thác sản lượng tăng nhanh:
- Năm 1994: 1.120,9 ngìn tấn
- Năm 1998: 1.357,0 nghìn tấn
- Năm 2002: 1.802,6 nghìn tấn
- Các tỉnh dẫn đầu về khai thác: Kiên Giang, Cà Mau, Bà rịa Vũng Tàu....
- Về nuôi trồng thủy sản tăng nhanh trong những năm gần đây:
+ Năm 1994 đạt 344,1 nghìn tấn
+ Năm 1998 đạt 425 nghìn tấn 
+ Năm 2002 đạt 488,2 nghìn tấn
- Các tỉnh nuôi nhiều nhất là: Cà Mau, An Giang, Bến tre.
- Xuất khẩu trong những năm gần đây mặt hàng thủy sản ngày tăng.
1
 IV (4 đ)
a. ĐB sôngHồng là nơi cư dân đông nhất vì:
- Nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước là chủ yếu đòi hỏi phải nhiều lao động
0,25
- ở đây có nhiều trung tâm công nghiệp quân trọng và mạng lưới đô thị dày đặc
0,5
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú của con người.
0,5
- ĐB đã được khai thác từ lâu đời
0,25
b. tác động tới việc phát triển kinh tế – xã hội
* Tích cực:
- Nguồn lao động dồi dào do dân số đông 
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
0,5
* Tiêu cực
- Diện tích canh tác trên đầu người bị thu hẹp.
- Dân số đông dẫn đến số người tăng thêm hàng năm lớn chưa phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế – xã hội.
0,5
- Sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu tích lũy và cải thiện đời sống nhân dân.
- Dân số đông đặt ra nhiều vấn đề cấp bách đòi hỏi phải giải quyết: Việc làm, y tế, giáo dục. nhà ở. môi trường.....
0,5
c. Các biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề dân số:
- Phân bố lại dân cư và lao động, xuất khẩu lao động
0,25
- Triển khai có hiệu quả dân số kế hoạch hóa gia đình
0,25
- Hạn chế gia tăng cơ học.
0,25
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm giải quyết việc làm tại chỗ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
0,25
V 
5 đ
a. Nhận xét vị trí của hai vùng ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long:
 Cả hai vùng đều chiếm tỉ trọng cao cả về diện tích và tỉ trọng so với cả nước.
1
b. So sánh sản lượng lúa ở hai đồng bằng
* Đồng bằng sông Hồng: 
- Diện tích có xu hướng giảm vì dân số đông.
- Sản lượng lúa tăng nhanh do trình độ thâm canh cao, năng xuất cao.
- Bình quân lương thực trên đầu người thấp hơn so với trung bình cả nước
2
* Đồng bằng sông Cửu Long:
- Có khả năng mở rộng diện tích gieo trồng do phù sa sông ngòi
- Sản lượng bình quân đầu người cao và liên tục tăng
- Là vùng trọng điểm về sản xuất lúa trong cả nước.
2
VI
4 đ
- Tính giá trị phần trăm theo từng chỉ tiêu:
- Diện tích dân số và GDP của vùng kinh tế trọng điểm so với 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước (3 vùng kinh tế trọng diểm bằng 100%)
1
- Học sinh có thể vẽ biểu đồ cột hoặc biểu đồ tròn.
- Vẽ đúng đày đủ chú thích
2
- Nhận xét: 
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ và còn đối với cả nước.
- Giá trị GDP của vùng Đông Nam Bộ chiếm trên 50 % so với cả nước..... 
1

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_dia_ly_lop_9_bang_a_luu_t.doc