Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh cấp THPT năm học 2015 - 2016 môn: Hóa 10

doc 7 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1091Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh cấp THPT năm học 2015 - 2016 môn: Hóa 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh cấp THPT năm học 2015 - 2016 môn: Hóa 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: HÓA HỌC 10
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 2 trang, gồm 10 câu)
Câu 1: 
1) Một nhóm học sinh cần một hỗn hợp chất có khả năng bùng cháy để biểu diễn trong một đêm câu lạc bộ hóa học. Một số hỗn hợp bột được đề xuất gồm:
a) KClO3, C, S.
b) KClO3, C.
c) KClO3, Al.
 Hỗn hợp nào có thể dùng, hãy giải thích.
2) Từ muối ăn điều chế được dung dịch có tính tẩy màu, từ quặng florit điều chế được chất có thể ăn mòn thủy tinh, từ I2 điều chế một chất pha vào muối ăn để tránh bệnh bướu cổ cho người dùng, từ O2 điều chế chất diệt trùng. Em hãy viết phương trình phản ứng điều chế các chất như đã nói ở trên, biết mỗi chất chỉ được viết một phương trình phản ứng.
Câu 2: 
 Trong phòng thí nghiệm, dung dịch HCl được điều chế bằng cách cho NaCl khan tác dụng với H2SO4 đặc rồi dẫn khí HCl vào nước. 
1) Em hãy vẽ hình thí nghiệm thể hiện rõ các nội dung trên.
2) Trong thí nghiệm đã dùng giải pháp gì để hạn chế HCl thoát ra ngoài? Giải thích.
3) Một số nhóm học sinh sau một lúc làm thí nghiệm thấy dung dịch HCl chảy ngược vào bình chứa hỗn hợp phản ứng. Em hãy giải thích và nêu cách khắc phục.
Câu 3: 
 Trong một thí nghiệm khi nung m gam KMnO4 với hiệu suất phản ứng 60% rồi dẫn toàn bộ khí sinh ra vào một bình cầu úp ngược trong chậu H2O như hình vẽ. Một số thông tin khác về thí nghiệm là: 
* Nhiệt độ khí trong bình là 27,30C.
* Áp suất không khí lúc làm thí nghiệm là 750 mmHg.
* Thể tích chứa khí trong bình cầu là 400 cm3
* Chiều cao từ mặt nước trong chậu đến mặt nước trong bình cầu là 6,8cm.
* Áp suất hơi nước trong bình cầu là 10 mmHg.
 Biết khối lượng riêng của Hg là 13,6gam/cm3, của nước là 1 gam/cm3. Hãy tính m.
Câu 4: 
1) Cho rằng Sb có 2 đồng vị 121Sb và 123 Sb, khối lượng nguyên tử trung bình của Sb là 121,75. Hãy tính thành phần trăm về khối lượng của 121 Sb trong Sb2O3 (Cho biết MO=16).
2) Hãy tính bán kính nguyên tử Liti (đơn vị nm), biết thể tích của 1 mol tinh thể kim loại Li bằng 7,07cm3 và trong tinh thể các nguyên tử Li chỉ chiếm 68% thể tích, còn lại là khe trống.
Câu 5:
1) Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
Fe3C + H2SO4 đặc nóng dư 
FexSy + HNO3 đặc nóng dư Fe(NO3)3 + NO2 + H2SO4 + H2O
2) Hãy trình bày cách làm sạch các chất sau, viết phương trình phản ứng (nếu có) để giải thích.
a. HCl bị lẫn H2S.
b. H2S bị lẫn HCl.
c. CO2 bị lẫn SO2.
d. CO2 bị lẫn CO.
Câu 6: 
 Đốt cháy hoàn toàn m gam C trong V lít O2 ở (đktc), thu được hỗn hợp khí A có tỷ khối đối với H2 là 19.
1) Hãy xác định thành phần % theo thể tích các khí có trong A.
2) Tính m và V, biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 5 gam kết tủa trắng.
Câu 7: 
 Hòa tan S vào dung dịch NaOH đặc, đun sôi, được muối A và muối B. Muối A tác dụng với dung dịch H2SO4 1M thấy có vẫn đục màu vàng và có khí mùi hắc thoát ra. Muối B tác dung với dung dịch H2SO4 1M có khí mùi trứng thối thoát ra. Đun sôi dung dịch B đậm đặc rồi hòa tan S, thu được hỗn hợp muối C. Đun sôi dung dịch đậm đặc muối D rồi hòa tan S ta cũng được muối A.
1) Xác định các muối A, B, D, công thức chung của muối C. Viết các phương trình phản ứng xẩy ra. 
2) Trong hỗn hợp C có chất C' có khối lượng mol bằng 206 gam. Khi cho chất này vào dung dịch HCl đặc ở -100C thu được chất lỏng (E) màu vàng, mùi khó chịu. Trong E có các chất F, G, H đều kém bền (mỗi chất đều chứa 2 nguyên tố), trong đó F có tỷ khối hơi so với H2 bằng 33, G có 1 nguyên tố chiếm 2,041% về khối lượng, H và C' có cùng số nguyên tử trong phân tử. Hòa tan C' vào dung dịch HCl đặc đun nóng thấy dung dịch có vẫn đục và có khí thoát ra. Xác định các chất C', F, G, H viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
Câu 8: 
 X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn, chúng tạo được với nguyên tố flo hai hợp chất XF3 và YF4, biết:
* Phân tử XF3 có các nguyên tử nằm trên cùng một mặt phẳng, phân tử có hình tam giác.
* Phân tử YF4 có hình tứ diện.
* Phân tử XF3 dễ bị thủy phân và kết hợp được tối đa một anion F- tạo ra XF4-.
* Phân tử YF4 không có khả năng tạo phức.
1) Xác định vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.
2) So sánh góc liên kết, độ dài liên kết trong XF3 với XF4-.
Câu 9: 
 Cho 32 gam dung dịch Br2 a% vào 200 ml dung dịch SO2 b mol/lít được dung dịch X. Chia X làm 2 phần bằng nhau
* Cho dung dịch BaCl2 dư vào phần 1 thu được 4,66 gam kết tủa.
* Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần 2 thu được 11,17 gam kết tủa.
a. Viết các phương trình phản ứng.
b. Tính a,b (coi các phản ứng đều hoàn toàn).
Câu 10: 
 Cho 11,56 gam hỗn hợp A gồm 3 muối FeCl3, BaBr2, KCl tác dụng với 440 ml dung dịch AgNO3 0,5M thu được dung dịch D và kết tủa B. Lọc kết tủa B, cho 0,15 mol bột Fe vào dung dịch D thu được chất rắn F và dung dịch E. Cho F vào dung dịch HCl loãng dư tạo ra 2,128 lít H2 (đktc) và còn phần chất không tan. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch E thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1) Lập luận để viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
2) Tính khối lượng kết tủa B.
------------------ HẾT-----------------
- Học sinh không được sử dụng tài liệu (trừ bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học).
- Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.
- Họ và tên thí sinh: ............................................................................Số báo danh:..........
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CÂP THPT NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN HÓA HỌC LỚP-10
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: 
1) Một nhóm học sinh cần một hỗn hợp chất có khả năng bùng cháy để biểu diễn trong một đêm câu lạc bộ hóa học. Một số hỗn hợp bột được đề xuất gồm:
a) KClO3, C, S.
b) KClO3, C.
c) KClO3, Al.
 Hỗn hợp nào có thể dùng, hãy giải thích.
2) Từ muối ăn điều chế được dung dịch có tính tẩy màu, từ quặng florit điều chế được chất có thể ăn mòn thủy tinh, từ I2 điều chế một chất pha vào muối ăn để tránh bệnh bướu cổ cho người dùng, từ O2 điều chế chất diệt trùng. Em hãy viết phương trình phản ứng điều chế các chất như đã nói ở trên, biết mỗi chất chỉ được viết một phương trình phản ứng.
Câu 1
Nội dung
Điểm
1
* Cả ba hỗn hợp đều có thể dùng được.
* Vì mỗi hỗn hợp trên đều có ít nhất một chất oxi hóa mạnh và một chất khử.
0,5
0,5
2
* NaCl + H2O điện phân 
 NaClO + H2.
* CaF2 rắn + H2SO4 đặc CaHSO4 + HF 
* I2 + 2K 2KI
* 3O2 UV
 2O3
 Các chất cần tạo ra là NaClO, HF, I- hoặc IO3-, O3 học sinh có thể viết Phương trình phản ứng khác.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2: 
 Trong phòng thí nghiệm, dung dịch HCl được điều chế bằng cách cho NaCl khan tác dụng với H2SO4 đặc rồi dẫn khí HCl vào nước. 
1) Em hãy vẽ hình thí nghiệm thể hiện rõ các nội dung trên.
2) Trong thí nghiệm đã dùng giải pháp gì để hạn chế HCl thoát ra ngoài? Giải thích.
3) Một số nhóm học sinh sau một lúc làm thí nghiệm thấy dung dịch HCl chảy ngược vào bình chứa hỗn hợp phản ứng. Em hãy giải thích và nêu cách khắc phục.
Câu 2
Nội dung
Điểm
1
 Hình vẽ: Học sinh có thể vẽ hình khác nhưng yêu cầu:
* Có bình phản ứng, hóa chất, ống hòa tan khí
* Biện pháp tránh khí HCl thoát ra ngoài. 
1,0
2
 Để tránh khí thoát ra ngoài có thể dùng bông tẩm dung dịch kiềm để lên trên ống nghiệm hoặc dẫn khí thừa vào dung dịch kiềm.
0,5
3
Nếu ống sục khí cắm sâu vào nước thì khi HCl bị hòa tan có thể gây ra hiện tượng giảm áp suất trong bình phản ứng làm nước bị hút vào bình phản ứng.
0,5
Câu 3: 
 Trong một thí nghiệm khi nung m gam KMnO4 với hiệu suất phản ứng 60% rồi dẫn toàn bộ khí sinh ra vào một bình cầu úp ngược trong chậu H2O như hình vẽ. Một số thông tin khác về thí nghiệm là: 
* Nhiệt độ khí trong bình là 27,30C.
* Áp suất không khí lúc làm thí nghiệm là 750 mmHg.
* Thể tích chứa khí trong bình cầu là 400 cm3
* Chiều cao từ mặt nước trong chậu đến mặt nước trong bình cầu là 6,8cm.
* Áp suất hơi nước trong bình cầu là 10 mmHg.
 Biết khối lượng riêng của Hg là 13,6gam/cm3, của nước là 1 gam/cm3. Hãy tính m.
Câu 3
Nội dung
Điểm
1
pkhí O2= 750-10-6,8*10* = 735 (mmHg) = 0,9671 (atm)
 2KMnO4 t0
 K2MnO4 + MnO2 + O2
nO2==0,0157 (mol)
mKMnO4=2*nO2**158=8,269 (gam)
1,0
1,0
Câu 4: 
1) Cho rằng Sb có 2 đồng vị 121Sb và 123 Sb, khối lượng nguyên tử trung bình của Sb là 121,75. Hãy tính thành phần trăm về khối lượng của 121 Sb trong Sb2O3 (Cho biết MO=16).
2) Hãy tính bán kính nguyên tử Liti (đơn vị nm), biết thể tích của 1 mol tinh thể kim loại Li bằng 7,07cm3 và trong tinh thể các nguyên tử Li chỉ chiếm 68% thể tích, còn lại là khe trống.
Câu 4
Nội dung
Điểm
1
Xét 2 mol Sb gọi số mol 121Sb và 123 Sb lần lượt là a và b ta có 
a+b=2 121*a+123*b=2*121,75 a=1,25 b=0,75 %m121Sb=1,25*121/(121,75*2+16*3)=51,89%
1,0
2
Xét 1 mol Li Þ 6,02*1023*(4/3)* p*r3=0,68*7,07Þ r=1,24*10-8cm=12,4 nm
1,0
Câu 5:
1) Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
Fe3C + H2SO4 đặc nóng dư 
FexSy + HNO3 đặc nóng dư Fe(NO3)3 + NO2 + H2SO4 + H2O
2) Hãy trình bày cách làm sạch các chất sau, viết phương trình phản ứng (nếu có) để giải thích.
a. HCl bị lẫn H2S.
b. H2S bị lẫn HCl.
c. CO2 bị lẫn SO2.
d. CO2 bị lẫn CO.
Câu 5
Nội dung
Điểm
1
2Fe3C+ 22H2SO4 đặc nóng dư 3Fe2(SO4)3 + 2CO2 + 13SO2 + 22H2O
FexSy + (6x+6y)HNO3 đặc nóng dư xFe(NO3)3 + yH2SO4 + (3x+6y)NO2 +
 (3x+3y)H2O
0,5
0,5
2
a. Sục hỗn hợp qua dung dịch Cu(NO3)2 dư trong HCl đặc H2S bị giữ lại.
 Cu(NO3)2 + H2S CuS + 2HNO3
b. Sục hỗn hợp qua nước hoặc dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng...) dư HCl bị hòa tan.
c. Sục hỗn hợp qua dung dịch chất oxi hóa mạnh (KMnO4, Br2...) SO2 bị giữ lại
 SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4
d. Cho hỗn hợp qua oxit kim loại yếu hoặc trung bình nung nóng (CuO, FeO...) CO bị chuyển thành CO2
 CO + CuO t0
 Cu + CO2
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 6: 
 Đốt cháy hoàn toàn m gam C trong V lít O2 ở (đktc), thu được hỗn hợp khí A có tỷ khối đối với H2 là 19.
1) Hãy xác định thành phần % theo thể tích các khí có trong A.
2) Tính m và V, biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 5 gam kết tủa trắng.
Câu 6
Nội dung
Điểm
1
 Vì M=19*2=38 Þ trong A có CO2
Trường hợp 1: A gồm CO và CO2 xét 1 mol hỗn hợp gọi số mol CO và CO2 lần lượt là a và b ta có a+b=1 28a+44b=38 a=0,375 b=0,625
%VCO=37,5% %VCO2=62,5%
Trường hợp 2: A gồm O2 và CO2 xét 1 mol hỗn hợp gọi số mol O2 và CO2 lần lượt là a và b ta có a+b=1 32a+44b=38 a=0,5 b=0,5
%VCO=50% %VCO2=50%
0,5
0,5
2
nCO2 = 0,05mol
Trường hợp 1: A gồm CO và CO2 nCO2=nCaCO3=0,05 nCO=0,03
mC=0,08*12=0,96 gam; nO2 đã lấy =0,065 V=1,456 lít
Trường hợp 2: A gồm O2 và CO2 nC=0,05 
m=0,6 gam; VO2=2,24 lít
0,5
0,5
Câu 7: 
 Hòa tan S vào dung dịch NaOH đặc, đun sôi, được muối A và muối B. Muối A tác dụng với dung dịch H2SO4 1M thấy có vẫn đục màu vàng và có khí mùi hắc thoát ra. Muối B tác dung với dung dịch H2SO4 1M có khí mùi trứng thối thoát ra. Đun sôi dung dịch B đậm đặc rồi hòa tan S, thu được hỗn hợp muối C. Đun sôi dung dịch đậm đặc muối D rồi hòa tan S ta cũng được muối A.
1) Xác định các muối A, B, D, công thức chung của muối C. Viết các phương trình phản ứng xẩy ra. 
2) Trong hỗn hợp C có chất C' có khối lượng mol bằng 206 gam. Khi cho chất này vào dung dịch HCl đặc ở -100C thu được chất lỏng (E) màu vàng, mùi khó chịu. Trong E có các chất F, G, H đều kém bền (mỗi chất đều chứa 2 nguyên tố), trong đó F có tỷ khối hơi so với H2 bằng 33, G có 1 nguyên tố chiếm 2,041% về khối lượng, H và C' có cùng số nguyên tử trong phân tử. Hòa tan C' vào dung dịch HCl đặc đun nóng thấy dung dịch có vẫn đục và có khí thoát ra. Xác định các chất C', F, G, H viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
Câu 7
Nội dung
Điểm
1
 Theo đề bài A là Na2S2O3, B là Na2S, C là hỗn hợp có công thức chung là Na2Sn+1, D là Na2SO3
6NaOH (đặc sôi) + 4S → Na2S2O3 (A)+ Na2S (B) + 3H2O
Na2S2O3 (A)+ H2SO4 loãng → Na2SO4 + S + SO2 + H2O
Na2S (B) + H2SO4 loãng → Na2SO4 + H2S
nS + Na2S (B) → Na2Sn+1 (C)
S + Na2SO3 đặc sôi (D) → Na2S2O3 (A)
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
2
 MC'=206 Þ C' là Na2S5 ; MF=2*33=66 Þ F là H2S2 ; 2,041%=2/(MG) Þ MG=98 Þ G là H2S3; H có 7 nguyên tử trong phân tử nên H là H2S5
Na2S5 + 2HCl → 2NaCl + H2S2 (F) + 3S
Na2S5 + 2HCl → 2NaCl + H2S3(G) +2S
Na2S5 + 2HCl → 2NaCl + H2S5(H)
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 8: 
 X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn, chúng tạo được với nguyên tố flo hai hợp chất XF3 và YF4, biết:
* Phân tử XF3 có các nguyên tử nằm trên cùng một mặt phẳng, phân tử có hình tam giác.
* Phân tử YF4 có hình tứ diện.
* Phân tử XF3 dễ bị thủy phân và kết hợp được tối đa một anion F- tạo ra XF4-.
* Phân tử YF4 không có khả năng tạo phức.
1) Xác định vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.
2) So sánh góc liên kết, độ dài liên kết trong XF3 với XF4-.
Câu 8
Nội dung
Điểm
1
 Xác định vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.
Từ các tính chất đã cho, suy ra:
- X (trong XF3) chỉ có 1 obital trống; 
- Y (trong YF4) không có obital trống.
 Vậy X và Y phải ở chu kì 2Þ X là 5B, Y là 6C.
0,5
0,5
1,0
2
- Góc liên kết FXF trong XF3 là 120o, 
 Góc liên kết FXF trong XF4- là 109o28’
 Vì Trong XF3 X lai hóa sp2, trong XF4- thì X lai hóa sp3.
- Độ dài liên kết: d (X – F) trong XF3 < d(X – F) trong XF4- vì liên kết trong XF3 ngoài liên kết còn có một phần liên kết π không định chỗ.
0,5
0,5
Câu 9: 
 Cho 32 gam dung dịch Br2 a% vào 200 ml dung dịch SO2 b mol/lít được dung dịch X. Chia X làm 2 phần bằng nhau
* Cho dung dịch BaCl2 dư vào phần 1 thu được 4,66 gam kết tủa.
* Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần 2 thu được 11,17 gam kết tủa.
a. Viết các phương trình phản ứng.
b. Tính a,b (coi các phản ứng đều hoàn toàn).
Câu 9
Nội dung
Điểm
1
 Br2 + 2H2O + SO2 2HBr + H2SO4
 BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
 Ba(OH)2 + SO2 BaSO3 + H2O
 Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + 2H2O
0,25
0,25
0,25
0,25
2
 nBaSO4 ở phần 1 = nBaSO4 ở phần 2= 0,02 mol Þ nBr2=0,04 Þ a=[0,04*160]/32=20%. 
nBaSO3=[11,17-4,66]/217 =0,03 mol.
nSO2 ban đầu =2*(0,02+0,03)=0,1 b=0,5M
0,5
0,5
Câu 10: 
 Cho 11,56 gam hỗn hợp A gồm 3 muối FeCl3, BaBr2, KCl tác dụng với 440 ml dung dịch AgNO3 0,5M thu được dung dịch D và kết tủa B. Lọc kết tủa B, cho 0,15 mol bột Fe vào dung dịch D thu được chất rắn F và dung dịch E. Cho F vào dung dịch HCl loãng dư tạo ra 2,128 lít H2 (đktc) và còn phần chất không tan. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch E thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1) Lập luận để viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
2) Tính khối lượng kết tủa B.
Câu 10
Nội dung
Điểm
1
 Vì F tác dụng với HCl dư còn phần không tan Þ D có AgNO3 dư 
 FeCl3 + 3AgNO3 3AgCl + Fe(NO3)3
 BaBr2 + 2AgNO3 2AgBr +Ba(NO3)2
 KCl + AgNO3 KNO3 + AgCl
B: AgBr, AgCl; D: AgNO3 dư, Fe(NO3)3, Ba(NO3)2, KNO3.
 Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag
 Fe + 2Fe(NO3)3 3Fe(NO3)2
Chất không tan là Ag và Fe dư, dung dịch E gồm Fe(NO3)2, Ba(NO3)2, KNO3, Ba(NO3)2, KNO3.
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
 Fe(NO3)2 + 2NaOH Fe(OH)2 +2NaNO3
 4Fe(OH)2 + O2 t0
 2Fe2O3 + 4H2O
0,5
0,5
2
Gọi số mol mỗi chất FeCl3, BaBr2, KCl lần lượt là a, b,c. 
Vì cho Fe có phản ứng với dung dịch D nFe ban thêm vào= 0,15 mol nFe trong F= 0,095 nFe phản ứng với Ag+ và Fe3+=0,055
Þ nAgNO3 dư trong D = 0,055*2-a Þ nAgNO3 phản ứng với X-= 0,22- (0,055*2-a)
 162,5a+297b+ 74,5c = 11,56 (1)
 3a + 2b + c = 0,22- (0,055*2-a) (2)
6,8 gam chất rắn sau cùng gồm Fe2O3 (a+0,055)/2 mol 
 160*(a+0,055)/2 = 6,8 (3) 
 a=0,03 b=0,02 c=0,01
Þ B gồm 0,1 mol AgCl; 0,04 mol AgBr. mB= 21,87 gam
0,5
0,5
Chú ý: Nếu học sinh có cách giải khác hợp lý vẫn cho điểm.
------------------ HẾT-----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2016- Ha Tinh 2016.doc