Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Bắc Ninh năm học 2010 – 2011 môn thi: Vật lý – lớp 9 - Thcs

doc 1 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1851Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Bắc Ninh năm học 2010 – 2011 môn thi: Vật lý – lớp 9 - Thcs", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Bắc Ninh năm học 2010 – 2011 môn thi: Vật lý – lớp 9 - Thcs
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN THI: VẬT LÝ - LỚP 9 - THCS
Thời gian làm bài : 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 22/03/ 2011
--------------***--------------
Bài 1: (4,0 điểm). Trên dòng sông thẳng nước chảy với vận tốc u = 6 km/h có hai tàu thủy đi lại gặp nhau. Tại một thời điểm nào đó, khi một tàu thủy qua bến sông A thì chiếc tàu thủy kia qua bến sông B, đồng thời từ bến A có một xuồng máy chạy qua chạy lại giữa hai tàu thủy trên cho tới khi hai tàu thủy gặp nhau. Khoảng cách giữa hai bến sông A và B theo bờ sông dài là L = 24km. Vận tốc tàu thủy và của xuồng máy khi nước đứng yên là v = 18 km/h và V = 24 km/h. Bến sông A nằm ở thượng nguồn. Tìm quãng đường mà xuồng máy đã chạy trong thời gian nói trên.
K
C
N
R5
R2
R1
R3
+
-
A
B
R4
A1
M
A2
Bài 2: (4,0 điểm). Hai ống hình trụ giống hệt nhau, ống thứ nhất đựng nước đá ở độ cao h1 = 40cm, ống thứ hai đựng nước có nhiệt độ t1 = 40C ở độ cao h2 = 10cm. Rót hết nước ở ống thứ hai vào ống thứ nhất, chờ tới khi cân bằng nhiệt thì thấy mực nước trong ống dâng cao thêm ∆h1 = 0,2cm so với lúc vừa rót xong. Biết rằng ở nhiệt độ nóng chảy của nước đá, cứ 1kg nước đông đặc hoàn toàn sẽ tỏa ra 3,4.105J. Nhiệt dung riêng của nước C1 = 4200J/kg.K; của nước đá C2 = 2000J/kg.K. Khối lượng riêng của nước D1 = 1000kg/m3; của nước đá là D2 = 900kg/m3. Tính nhiệt độ ban đầu của nước đá trong ống thứ nhất. Bỏ qua sự co giãn vì nhiệt và sự trao đổi nhiệt với ống, môi trường.
Bài 3: (4,5 điểm). Cho mạch điện như hình 1. Trong đó UAB = 36V, R1 = 4Ω, R2 = 6Ω, 
R3 = 9Ω, R5 = 12Ω, điện trở ampe kế và khóa K không đáng kể.
a) Khi khóa K mở, ampe kế A1 chỉ 1,5A. Tính R4.
b) Khi khóa K đóng, tìm số chỉ của các ampe kế.
 Hình 1
Bài 4: (4,0 điểm). Một sơ đồ quang học do lâu ngày bị mờ chỉ còn thấy rõ 4 điểm I, J, F’, S’ (hình 2), Biết I, J là hai điểm nằm trên mặt một thấu kính hội tụ mỏng, S’ là ảnh thật của một nguồn sáng điểm S đặt trước thấu kính. F’ là tiêu điểm của thấu kính. Dùng thước đo thấy ba điểm I, F’, S’ thẳng hàng.
a) Bằng cách vẽ hình, hãy khôi phục lại vị trí quang tâm O của thấu kính và vị trí của nguồn sáng S.
b) Biết IJ = 4cm, IF’ = 15cm, JF’ = 13cm, F’S’ = 3cm. Xác định tiêu cự của thấu kính và khoảng cách từ nguồn sáng S đến thấu kính.
I
J
F’
S’
Hình 2
Bài 5: (3,5 điểm). Cho một vôn kế, một biến trở có điện trở R = 100Ω và điện trở của biến trở được phân bố đều theo chiều dài, nguồn điện một chiều có hiệu điện thế U không đổi, một thước thẳng chia độ đến milimét, cùng các dây nối. Hãy nêu một phương án đo điện trở của vôn kế. (Vẽ sơ đồ mạch điện, nêu các bước tiến hành).
============= Hết ==============

Tài liệu đính kèm:

  • docvat ly 9_2010_2011.doc
  • docDA vat ly 9_2010_2011.doc