Đề thi chọn học sinh giỏi thành phố Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016

docx 15 trang Người đăng dothuong Lượt xem 756Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi thành phố Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi thành phố Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016
MÃ KÍ HIỆU
*******
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Lớp 9 – Năm học 2015- 2016
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm 02 trang, 7 câu)
Câu 1 (1,5 điểm).
 Ở đậu Hà Lan, thân cao, hạt vàng là hai tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, hạt xanh. Các tính trạng di truyền độc lập với nhau.
a. Xác định kiểu gen của bố, mẹ và viết các phép lai có thể xảy ra ( không cần viết sơ đồ lai) trong trường hợp bố có thân cao, hạt xanh; mẹ có thân thấp, hạt vàng.
b. Tính tỉ lệ kiểu gen aabb và tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen A- bb ở F1 trong phép lai P: AaBb x Aabb
c. Kiểu hình có kiểu gen aabb ở F1 trên thuộc loại biến dị nào, nêu cơ chế xuất hiện biến dị đó, từ đó liên hệ giải thích tại sao không thể tìm được hai người trên trái đất này có kiểu gen hoàn toàn giống nhau ( trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng)?
Câu 2(2điểm): Sau khi học xong bài “Nguyên phân, giảm phân”, bài “Phát sinh sinh giao tử và thụ tinh”, bạn An trao đổi với bạn Bình một số vấn đề:
	Bạn An cho rằng hai quá trình nguyên phân, giảm phân có nhiều điểm giống nhau. Ngược lại, bạn Bình cho rằng chúng là hai quá trình có nhiều điểm khác nhau. Các điểm khác nhau đó giúp ích rất nhiều vào việc giải các bài tập về “Phát sinh giao tử và thụ tinh”.
	1. (1 điểm): Bằng kiến thức của mình, em hãy chứng tỏ những điều mà hai bạn An và Bình đã trao đổi.
	2. (1 điểm): Giả sử hai bạn An và Bình có bài tập sau:
	Trong tinh hoàn của 1 thỏ đực (2n = 44) có 6 tế bào mầm phân bào liên tiếp 1 số lần và tạo ra tổng số tế bào con có chứa 2112 tâm động.
	a. Xác định số lần phân bào của mỗi tế bào mầm. 
	b. Các tế bào con sau quá trình phân bào trên đều trở thành các tinh bào bậc I và đều bước vào quá trình phân bào khác cho ra các tinh trùng. Các tinh trùng đều tham gia thụ tinh tạo ra 3 hợp tử. Xác định hiệu suất tinh trùng.
	Em hãy giúp hai bạn giải bài tập trên. 
Câu 3(1,5 điểm):
a. Giải thích vì sao hai phân tử ADN con được tạo ra từ một phân tử ADN mẹ lạị giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ?
b. Phân biệt quá trình sao mã và quá trình dịch mã. 
c. Prôtêin hay ADN có tính đa dạng hơn, vì sao? Khi bị đun sôi Prôtêin còn thực hiện được chức năng của mình không ?
Câu 4(1,5 điểm):
Ở lúa bộ NST lưỡng bội có 20 NST. Một cá thể lúa trong tế bào ding dưỡng có 21 NST. Cho biết đó là dạng đột biến gì? Ở người nếu mắc dạng đột biến này thường gây bệnh gì? Nêu đặc điểm di truyền, cơ chế phát sinh và biểu hiện của bệnh đó?
Câu 5(1,5 điểm)
Vợ chồng nhà Richard Remde- Jacques đã mất đi chú chó Dylan 8 năm tuổi thuộc giống boxer sau khi nó bị nhồi máu cơ tim vì khối u não, họ rất buồn vì không thể cứu chữa.
Jacques và Remde đã tìm đến Tổ chức Nghiên cứu Công nghệ sinh học Sooam ở Hàn Quốc và giao cho tổ chức này mảnh da đã lấy ở lưng chú chó Dylan12 ngày trước khi chú chó này qua đời cung cấp các dịch vụ nhân bản chó với chi phí 100.000 USD. Tổ chức trên đã đã tạo ra chú chó con từ mảnh da trên, và đặt tên là Chance. Chance giống hệt Dylan, Jacques chia sẻ: "Tôi không ngờ nó lại giống Dylan đến thế, tất cả màu sắc và hoa văn trên cơ thể nó y hệt như của Dylan." Bằng hiểu biết sinh học em hãy giải thích hiện tượng trên. Tổ chức Nghiên cứu Công nghệ sinh học Sooam ở Hàn Quốc đã sử dụng phương pháp nào và nêu các công đoạn cơ bản để tạo ra chú chó Chance trên.
Câu 6 (1 điểm):
Trong một phòng ấp trứng ở điều kiện nhiệt độ cực thuận người tat hay đổi độ ẩm tương đối của không khí. Kết quả thu được như sau:
Độ ẩm tương đối(%)
74
75
85
90
95
96
Tỉ lệ trứng nở(%)
0
5
90
90
5
0
a.Từ bảng số liệu trên, nêu nhận xét về sự phụ thuộc giữa tỉ lệ nở của trứng với độ ẩm tương đối. Xác định giới hạn dưới, giới hạn trên và cực thuận của độ ẩm không khí với sự nở của trứng.
b. Điều gì sảy ra nếu nhiệt độ phòng ấp trứng không duy trì ở nhiệt độ cực thuận? Giải thích.
Câu 7( 1 điểm):
Cho lưới thức ăn của một hệ sinh thái đồng cỏ:
 SV sản xuất 1
 SV sản xuất 2
 ĐV ăn cỏ 1
ĐV ăn thịt 4
 ĐV ăn tạp
 ĐV ăn cỏ 2
 ĐV ăn thịt 1
ĐV ăn thịt 2
 ĐV ăn thịt 3
a) Động vật ăn tạp tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?
b) Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần của hệ sinh thái.
c) Nếu quần thể động vật ăn thịt 4 bị con người săn bắt quá mức thì sẽ ảnh hưởng như thế nào tới quần thể động vật ăn cỏ 2 và quần thể động vật ăn tạp?
---------------------------------Hết---------------------------------
MÃ KÍ HIỆU
*************
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Lớp 9 năm học 2015- 2016
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
( hướng dẫn chấm gồm 06 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
1,5đ
Xác định kiểu gen của bố, mẹ và viết các phép lai có thể xảy ra
- Quy ước gen: A: thân cao B: hạt vàng
 a: thân thấp b: hạt xanh
- Kiểu gen của P:
+ Bố có thân cao, hạt xanh: AAbb, Aabb
+ Mẹ có thân thấp, hạt vàng : aaBB, aaBb
- Có 4 phép lai có thể xảy ra:
P1: AAbb x aaBB	P2: AAbb	x aaBb
P3: Aabb x aaBB	P4: Aabb	x aaBb
Tỉ lệ kiểu gen aabb và tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen A- bb ở F1 trong phép lai P: AaBb x Aabb
- Tỉ lệ kiểu gen aabb: 1/4 x 1/2 = 1/8
- Tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen A-bb: 3/4 x 1/2 =3/8
c. Kiểu gen: aabb có kiểu hình thấp, xanh là biến dị tổ hợp
- Cơ chế xuất hiện biến dị tổ hợp: do sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của các giao tử trong quá trình thụ tinh dẫn tới hình thành những tính trạng khác P, thực chất là do sự kết hợp lại những tính trạng của P.
- Không thể tìm ra hai người có kiểu gen giống nhau vì ở người có 23 cặp nhiễm, có 23 cặp gen phân li độc lập, tổ hợp tự do( số biến dị tổ hợp mà một cặp bố mẹ có thể tạo ra là cực kì lớn: 223 . 223 = 246 kiểu hợp tử khác nhau), vì vậy không thể tìm ra hai người có kiểu gen giống nhau.
0,5
0,5
0,1
0,2
 0,2
2
2
1.
* Ý kiến của An: điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là:
- Là cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào.
- Đều trải qua các kì tương tự: kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
- Qua các kì, NST có những biến đổi và hoạt động giống nhau: trước khi bước vào phân bào NST nhân đôigNST kép, đóng xoắn, tháo xoắn, xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân li về 2 cực của tế bào.
* Ý kiến của Bình: Khác nhau:
Dấu hiệu so sánh
Nguyên phân
Giảm phân
Số lần phân bào
1
2
Kì trước
Không xảy ra trao đổi chéo
Xảy ra trao đổi chéo
( kì trước 1 )
Kì giữa
Các NST kép xếp thành 1 hàng
Các NST kép xếp thành 2 hàng hoặc 1 hàng.
Kì sau
Mỗi NST kép phân lí thành 2 NST đơn
Mỗi cặp NST tương đồng phân li thành 2 NST kép ( kì sau 1 )
Kì cuối
Các NST đơn đều tháo xoắn tối đa
Các NST đều giữ nguyên trạng thái kép
( kì cuối 1 )
Kết quả
Tạo 2 tế bào con đều có bộ NST 2n
Tạo 4 tế bào con có bộ NST n
1
0,5
0,5
2. 
1
Số lần phân bào của mỗi tế bào mầm: 
Tế bào mầm chỉ xảy ra quá trình nguyên phân:
Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào mầm (k nguyên dương)
- Số tế bào con là: 6.2k
- Số tâm động trong các TB con là: 6. 2k. 2n= 2112
tương đương 6. 2k . 44 = 2112 tương đương 2k = 8 = 23 ® k = 3
Vậy, mỗi tế bào mầm nguyên phân 3 lần liên tiếp.
b.
Tinh bào bậc 1 chỉ diễn ra quá trình giảm phân:
- Số tinh bào bậc I : 6. 2k = 6.8 = 48 (tế bào)
- Số tinh trùng là : 48. 4 = 192 (tinh trùng)
- Số tinh trùng được thụ tinh = số hợp tử = 3
- Hiệu suất tinh trùng: H= (3: 192). 100% = 1,56%
0,5
0,2
0,3
0.5
0,1
0.1
0,1
0,1
0,1 
3
1,5
2 ADN con giống ADN mẹ do các ADN con được sinh ra qua quá trình nhân đôi theo 3 nguyên tắc
- Nguyên tắc bổ sung: hai mạch đơn của ADN mẹ tách rời, các nu trên hai mạch đơn của ADN mẹ liên kết với các nu trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X và ngược lại.
- Nguyên tắc khuôn mẫu: mỗi mạch đơn của ADN mẹ là khuôn mẫu tổng hợp ra mạch ADN mới của ADN con
- Nguyên tắc bán bảo toàn: mỗi ADN có một mạch của ADN mẹ và một mạch mới được tổng hợp từ môi trường nội bào
Chính vì vậy, từ 1 ADN mẹ kết thúc quá trình nhân đôi cho ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ
b) Sự khác nhau giữa quá trình sao mã( nhân đôi ADN) và quá trình dịch mã( quá trình tổng hợp protein): 
Quá trình sao mã
Quá trình dịch mã
- diễn ra trong nhân, khi NST đang ở kì trung gian
- ADN nhân đôi theo 3 nguyên tắc:
+ NTBS: các nu trên mỗi mạch đơn của ADN mẹ sau khi tách ra liên kết với các nu trong môi trường nội bào theo NTBS: A- T, G-X 
+ NTKM: mỗi mạch ADN mẹ là khuôn mẫu tổng hợp ra mạch mới của ADN con
+NT bán bảo toàn: trong phân tử ADN con vừa được tổng hợp có một mạch của ADN mẹ và một mạch mới được tổng hợp từ môi trường nội bào
-Sự tổng hợp ADN diễn ra đồng thời trên 2 mạch đơn của ADN mẹ
- Các thành phần chính tham gia: ezim ADN polimeaza và các nucleotit trong môi trường nội bào( 4 loại nu: A, T, G, X)
-Kết thúc: một phân tử ADN mẹ tổng hợp ra 2 phân tử ADN con.
- diễn ra ở chất tế bào
-Sự tổng hợp pro theo 2 hai nguyên tắc
+ NTBS: các nu trên mạch mARN liên kết với các nu trên tARN theo NTBS: A – U, G – X 
+ NTKM: mạch m ARN là khuôn mẫu tổng hợp ra phân tử Protein
-Sự tổng hợp pro diễn ra trên mạch mARN
-Các thành phần chính tham gia: mARN, tARN, Riboxom, các aa trong môi trường nội bào( hơn 20 loại aa) và các ezim xúc tác nhận diện ra aa, để gắn aa tương ứng với tARN.
- kết thúc: mỗi mARN tổng hợp ra một phân tử pro.
C. 
-Protein đa dạng hơn ADN vì pro gồm hơn 20 loại aa khác nhau, sự da dạng của Pro được quy định bởi trình tự sắp xếp, thành phần, số lượng các aa, sự đa dạng của pro còn phụ thuộc vào cấu trúc không gian của pro( pro có 4 bậc cấu trúc không gian).
- còn sự đa dạng của ADN chỉ phụ thuộc vào trình tự sắp xếp, thành phần, số lượng các nucleotit, mà ADN có 4 loại nu: A, T, G, X
-Khi bị đung sôi pro không thực hiện được chức năng của mình do pro bị co lại( bị đông đặc lại, mất cấu trúc không gian của pro).
0,5
0,15
0,15
0,2
0,5
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,5
0,2
0,2
0,1
4
1,5 
-Ở lúa 2n = 20, trong tế bào dinh dưỡng có 21 NTS = 2n + 1, như vậy đây là đột biến thể 3 nhiễm( thể dị bội).
-Ở người, trong tế bào dinh dưỡng bị độ biến thể 3 nhiễm thường mắc bệnh đao.
+ đặc điểm di truyền: có 3 NST ở cặp số 21, tổng số NST trong tế bào là: 
2n + 1 = 47 NST
+ Cơ chế phát sinh:do rối loạn trong quá trình phát sinh giao tử, cặp số 21ở cơ thể bố hoặc mẹ không phân li tạo ra những giao tử bất thường, một giao tử thừa ra 1 nhiễm số 21( n + 1), một giao tử thiếu 1NTS số 21( n - 1), khi thụ tinh giao tử thừa một nhiễm số 21( n + 1) kết hợp với giao tử bình thường(n) cho ra hợp tử thừa ra một NST số 21, cặp số 21 có 3 NST
( 2n + 1), hay có 47 NST trong tế bào sinh dưỡng, hợp tử này phát triển thành thể bệnh đao.
+ Biểu hiện bệnh: cổ ngắn, lưỡi hơi thè, miệng hơi há, mắt một mí, khoảng cách 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn, cơ thể phát triển chậm, si đấn, vô sinh..
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
5
1,5
- Hiện tượng chú chó Chance được tạo ra từ miếng da lưng của chú chó Dylan, giống hệt chú chó Dylan là vì chú chó Chance được tạo ra nhờ công nghệ tế bào, đó là việc nuôi cấy tế bào, mô tạo ra cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen của cơ thể gốc. 
Do cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh tạo thành nhờ quá trình nguyên phân từ những tế bào da của chú chó Dylan, mà quá trình nguyên phân là quá trình phân chia tế bào, từ một tế bào mẹ qua một lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ nst y hệt tế bào mẹ.Như vậy kiểu gen của chú chó Chance y hệt kiểu gen của Dylan vì vậy kiểu hình của Chance giống hệt Dylan.
- Các công đoạn chủ yếu: 
+ Tách tế bào, mô da lưng chú chó Dylan rồi nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo đặc biệt tạo ra mô sẹo.
+ dùng hoocmon tăng trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành các cơ quan, cơ thể chó Chance hoàn chỉnh
0,5
0,5
0,5
6
1,0
a.Nhận xét các số liệu thu được mô tả giới hạn sinh thái của sự nở trứng đối với độ ẩm.
+ khi độ ẩm trứng bằng 74% hoặc bằng 96%thì tỉ lệ nở của trứng bằng 0.
+ Trong khoảng giới hạn độ ẩm( 74% - 85 %), thì tỉ lệ nở của trứng tăng, trong khoảng giới hạn độ ẩm ( 90% - 96%) thì tỉ lệ nở của trứng giảm.
+ Trong khoảng giới hạn độ ẩm 85% - 90% thì tỉ lệ nở của trứng cao nhất và không đổi.
-Giới hạn dưới, giới hạn trên, khoảng cực thuận
+ Giới hạn dưới: độ ẩm tương đối: 74%
+ Giới hạn trên: độ ẩm tương đối: 96%
+ Khoảng cực thuận: 85% - 90%
b.Khi nhiệt độ phòng ấp trứng không duy trì ở nhiệt độ cực thuận
- Nếu giữ nguyên độ ẩm cực thuận, thay đổi nhiệt độ, tỉ lệ nở của trứng thay đổi và phụ thuộc vào nhiệt độ( nhiệt độ trở thành nhân tố sinh thái giới hạn đối với sự nở của trứng).
- Nếu độ ẩm không đổi ở khoảng cực thuận, nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn nhiệt độ cực thuận -> khoảng cực thuận về độ ẩm sẽ bị thu hẹp, tỉ lệ nở của trứng sẽ giảm.
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
7
1,0
a) Động vật ăn tạp tham gia vào các chuỗi thức ăn:
 - SV sản xuất 1 → ĐV ăn tạp → ĐV ăn thịt 1.
- SV sản xuất 1 → ĐV ăn tạp → ĐV ăn thịt 2 → ĐV ăn thịt 3.
- SV sản xuất 1 → ĐV ăn cỏ 1 → ĐV ăn tạp → ĐV ăn thịt 1.
- SV sản xuất 1 → ĐV ăn cỏ 1 → ĐV ăn tạp → ĐV ăn thịt 2 → ĐV ăn thịt
(HS viết được 2 chuỗi thức ăn cho 0,1 điểm;đủ 4 chuỗi thức ăn cho 0,4 điểm)
b) Sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần của hệ sinh thái:
Thành phần sinh vật
Quần thể
SV sản xuất
SV sản xuất 1, SV sản xuất 2.
SV tiêu thụ cấp 1
ĐV ăn cỏ 1, ĐV ăn cỏ 2, ĐV ăn tạp.
SV tiêu thụ cấp 2
ĐV ăn tạp, ĐV ăn thịt 1, ĐV ăn thịt 2, ĐV ăn thịt 4.
SV tiêu thụ cấp 3
ĐV ăn thịt 2, ĐV ăn thịt 3.
SV tiêu thụ cấp 4
ĐV ăn thịt 3.
(Nếu học sinh chỉ nêu: SV sản xuất, ĐV ăn thực vật, ĐV ăn động vật các cấp thì chỉ cho 50% số điểm câu b)
c) - Nếu quần thể ĐV ăn thịt 4 suy giảm số lượng do bị con người săn bắt quá mức thì quần thể động vật ăn cỏ 2 tăng số lượng → quần thể sinh vật sản xuất 1 giảm số lượng do bị quần thể động vật ăn cỏ 2 khai thác mạnh.
- Quần thể động vật ăn thịt 4 suy giảm số lượng → quần thể ĐV ăn tạp giảm số lượng do nguồn thức ăn là quần thể sinh vật sản xuất 1 giảm số lượng.
0,25
0,5
0,25
* Lưu ý: Học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm như đáp án.
------------------------------Hết---------------------------------
Lưu kiếm, ngày 16 tháng 1 năm 2016
BGH duyệt Tổ trưởng CM Người ra đề

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_HSG_TP_sinh_9_co_dap_ande_xuat.docx