Đề thi chọn học sinh giỏi thành phố năm học 2010 - 2011 môn: Hóa học lớp 10

pdf 8 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2189Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi thành phố năm học 2010 - 2011 môn: Hóa học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi thành phố năm học 2010 - 2011 môn: Hóa học lớp 10
 1 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ 
NĂM HỌC 2010 - 2011 
MÔN: HÓA HỌC LỚP 10 
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) 
ĐỀ CHÍNH THỨC: Đề này gồm có hai (2) trang. 
Câu I: (2,0 điểm) 
1. Một mẩu than lấy từ hang động ở vùng núi đá vôi tỉnh Hòa Bình có 9,4 phân hủy 14 C. Hãy 
cho biết người Việt cổ đại đã tạo ra mẩu than đó cách đây bao nhiêu năm? Biết chu kỳ bán 
hủy của 14 C là 5730 năm, trong khí quyển có 15,3 phân hủy 14 C. Các số phân hủy nói trên 
đều tính với 1,0 gam cacbon, xảy ra trong 1,0 giây. 
2. Cho các trị số góc liên kết: 100,3o; 97,8o; 101,5o; 102o và các góc liên kết IPI; FPF; ClPCl; 
BrPBr. Hãy gán trị số cho mỗi góc liên kết và giải thích (dựa vào độ âm điện). 
3. X và Y là 2 nguyên tố nhóm A, đều tạo hợp chất với hiđro có dạng RH (R là kí hiệu của 
nguyên tố X hoặc Y). Gọi A và B lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X và Y. 
Trong B, Y chiếm 22,977% khối lượng. Trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch A 16,8% 
cần 150 mL dung dịch B 1 mol/L. Xác định tên của X và Y. 
4. Cation M2+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3d6, anion X- có cấu hình e ở phân lớp 
ngoài cùng là 3p6. 
a) Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố M, X và gọi tên chúng. 
b) Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho đơn chất của X lần lượt tác dụng với: 
MX2, MBr2, MSO4 , Na3MnO4 (dạng huyền phù), NaOH (đun nóng). 
Câu II: (2,0 điểm) 
1. Cho 6,000 g mẫu chất chứa Fe3O4, Fe2O3 và các tạp chất trơ. Hòa tan mẫu vào luợng dư 
dung dịch KI trong môi trường H2SO4 (khử tất cả Fe3+ thành Fe2+) tạo ra dung dịch A. Pha 
loãng dung dịch A đến thể tích 50 mL. Lượng I2 có trong 10 mL dung dịch A phản ứng vừa 
đủ với 5,500 mL dung dịch KOH 1,00M (sinh ra muối iodua và iodat). Lấy 25 mL mẫu 
dung dịch A khác, chiết tách I2, lượng muối Fe2+ trong dung dịch còn lại phản ứng vừa đủ 
với 3,20 mL dung dịch KMnO4 1,000M trong H2SO4. 
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra. 
b) Tính phần trăm khối lượng Fe3O4 và Fe2O3 trong mẫu ban đầu. 
2. a) Viết phương trình hóa học chứng tỏ Cl2 có thể oxi hóa Br2 trong môi trường trung tính. 
b) Viết phương trình chứng tỏ I2 có thể khử được HNO3, KClO3 
c) Bổ sung và cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp cân bằng electron: 
 (1) KClO3 + H2C2O4 + H2SO4  ClO2 + ? + ? + ? 
 (2) FeCl2 + K2Cr2O7 + H2SO4  ? + ? + ? + ? + ? 
 d) Thực hiện phản ứng (1) trong câu (c) là cách tốt nhất để điều chế ClO2. Giải thích vì sao 
 người ta thường chọn H2C2O4 để làm chất khử trong phản ứng này ? 
Câu III: (1,75 điểm) 
1. Cho phản ứng bậc một: (1) SO2Cl2 (k)  SO2 (k) + Cl2 (k) 
Hằng số tốc độ của phản ứng (1) ở 3200C là 2.10-5 s-1. Hỏi có bao nhiêu % SO2Cl2 bị phân 
hủy khi đun nóng nó ở nhiệt độ trên trong thời gian 1 giờ. 
2. Nêu biện pháp làm tăng hiệu suất quá trình tổng hợp NH3, CaO trên lý thuyết từ các cân 
bằng sau và giải thích vắn tắt. 
 (1) N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3(k) ΔH = -92 kJ 
 (2) CaCO3(r) ⇄ CaO(r) + CO2(k) ΔH = + 144,6 kJ 
3. Ở 250C, áp suất thấp, NH4HS phân li theo cân bằng sau: NH4HS (r) ⇄ NH3(k) + H2S(k) 
 2 
Ở trạng thái cân bằng: 
3 2NH H S
P .P = 0,109 (
3 2NH H S
P , P là áp suất riêng phần của NH3, H2S ở 
trạng thái cân bằng). 
a) Hãy xác định áp suất chung của hệ nếu ban đầu chỉ đưa NH4HS rắn vào bình chân 
không. 
b) Nếu ban đầu đưa vào bình chân không một lượng NH4HS rắn và khí NH3, khi đạt tới cân 
bằng thì PNH 3 = 0,549 atm. Tính áp suất khí NH3 trong bình trước khi phản ứng xảy ra tại 
25oC. 
 Câu IV: (1,25 điểm) 
1. Xác định năng lượng phân li liên kết trung bình của một liên kết C-H trong phân tử CH4 
biết nhiệt hình thành chuẩn của CH4 = -74,8 kJ/mol, nhiệt thăng hoa của than chì bằng 
716,7 kJ/mol và năng lượng phân li phân tử H2 là 436 kJ/mol. 
2. Cho các dữ liệu sau : 
 O2 (k) Cl2 (k) HCl (k) H2O (k) 
)/(0298 molKJS 205,03 222,9 186,7 188,7 
)/(0298 molkJH 0 0 - 92,31 - 241,83 
 Tính hằng số cân bằng của phản ứng: 4HCl (k) + O2 (k) ⇄ 2Cl2 (k) + 2H2O (k). 
Câu V: (3,0 điểm) 
1. Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho HCl đặc lần lượt tác dụng với: K2Cr2O7, BaO2 
(bari supeoxit), Cu2O và LiH. Nêu vai trò của HCl trong các phương trình đó. 
2. a) Một nguyên tố R tạo được 4 axit trong đó R thể hiện số oxi hóa +1, +3, +5, +7. Phân tử 
khối của axit mà R có số oxi hóa +7 gấp 1,9143 lần phân tử khối của axit mà R có số oxi 
hóa +1. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của 4 axit và gọi tên. 
b) So sánh tính axit và tính oxi hóa của 4 axit, giải thích. 
3. Cho dung dịch chứa 6,79 gam hỗn hợp gồm 2 muối KX, KY (X,Y là 2 nguyên tố có trong 
tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 
dư thu được 8,61 gam kết tủa. Tính % khối lượng của KX trong hỗn hợp. 
-------------HẾT ------------ 
Cho : H = 1, O = 16, Br = 80, I = 127, Fe = 56, Br = 80, F = 19, Na = 23, K = 39, Ca = 40, 
Cl=35,5, Ag = 108. 
Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính cá nhân đơn giản. 
 1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 
 NĂM HỌC 2010-2011 
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC 
Câu I: (4,0 điểm) 
1. Một mẩu than lấy từ hang động ở vùng núi đá vôi tỉnh Hòa Bình có 9,4 phân hủy 14 C. Hãy 
cho biết người Việt cổ đại đã tạo ra mẩu than đó cách đây bao nhiêu năm? Biết chu kỳ bán 
hủy của 14 C là 5730 năm, trong khí quyển có 15,3 phân hủy 14 C. Các số phân hủy nói trên 
đều tính với 1,0 gam cacbon, xảy ra trong 1,0 giây. 
2. Cho các trị số góc liên kết: 100,3o; 97,8o; 101,5o; 102o và các góc liên kết IPI; FPF; ClPCl; 
BrPBr. Hãy gán trị số cho mỗi góc liên kết và giải thích (dựa vào độ âm điện). 
3. X và Y là 2 nguyên tố nhóm A, đều tạo hợp chất với hiđro có dạng RH (R là kí hiệu của 
nguyên tố X hoặc Y). Gọi A và B lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X và Y. 
Trong B, Y chiếm 22,977% khối lượng. Trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch A 16,8% 
cần 150 mL dung dịch B 1 mol/L. Xác định tên của X và Y. 
4. Cation M2+có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3d6, anion X- có cấu hình e ở phân lớp 
ngoài cùng là 3p6. 
a) Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố M, X và gọi tên chúng. 
b) Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho đơn chất của X lần lượt tác dụng với: 
MX2, MBr2, MSO4 , Na3MnO4 (dạng huyền phù), NaOH (đun nóng). 
Đáp án Điểm 
1. Hằng số phóng xạ: k = 
1
2
ln 2
t
 = 0,693
5730
Niên đại của mẩu than: t = 0
t
N1 5730 15,3
ln ln
k N 0,693 9,4
 = 4027,9 (năm) 
Người Việt cổ đại đã tạo ra mẩu than 
đó cách đây khoảng 4027,9 năm 
2. Các góc liên kết: IPI (102o) > BrPBr (101,5o) > ClPCl (100,3o) > FPF (97,8o) 
Độ âm điện của phối tử càng tăng thì cặp e liên kết càng lệch về phía phối tử 
(càng xa P)  lực đẩy giữa các cặp e liên kết càng giảm  góc liên kết giảm. 
3. Vì X và Y tạo hợp chất với H dạng RH nên X và Y thuộc nhóm IA hoặc VIIA. 
 * Nếu B thuộc nhóm IA, ta có: 
 YOH : %Y Y 22,977 Y 5,07
%OH 17 77,023
    (loại) 
* Nếu B thuộc nhóm VIIA: 
 - Trường hợp B viết dưới dạng HYO4 
 Y.100%Y 22,977 Y 19
Y 65
   

: F (B): HFO4 (loại) 
 - Trường hợp B viết dưới dạng Y(OH)7: 
 %Y Y 22,977 Y 35,5
%OH 17 7 77,023
   

 : Clo  (B) : Cl(OH)7 HClO4.3H2O 
* Vì B trung hoà A  A là một bazơ X thuộc nhóm IA: XOH 
 XOH
50 16,8m 8, 4 gam
100

  
 HClO4 + XOH  XClO4 + H2O 
 2 
4HClO
n 0,15 mol  nXOH= 0,15 mol  MXOH = 
8, 4 56 X 39
0,15
   : Kali 
4. 
(a) M2+ + 2e  M ; X X 1e   
Cấu hình e của M2+: 1s22s2 2p63s2 3p6 3d6  M: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 
Z = 26: M là sắt: Fe 
Cấu hình e của X-: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6  X: 1s2 2 s2 2p6 3s2 3p5 
 Z = 17: X là clo: Cl 
(b) PTHH: 
 (1) Cl2 + 2FeCl2  2FeCl3 
 (2) 3Cl2 + 6 FeBr2 2FeCl3 + 4FeBr3 
 (3) 3Cl2 + 6FeSO4  2FeCl3 + 2Fe2(SO4)3 
 (4) Cl2 + Na3MnO4 NaMnO4 + 2NaCl 
 (5) 3Cl2 + 6NaOH 
0t 5NaCl + NaClO3 + 3H2O 
Câu II: (4,0 điểm) 
1. Cho 6,000 g mẫu chất chứa Fe3O4, Fe2O3 và các tạp chất trơ. Hòa tan mẫu vào luợng dư 
dung dịch KI trong môi trường H2SO4 (khử tất cả Fe3+ thành Fe2+) tạo ra dung dịch A. Pha 
loãng dung dịch A đến thể tích 50 mL. Lượng I2 có trong 10 mL dung dịch A phản ứng vừa 
đủ với 5,500 mL dung dịch KOH 1,00M (sinh ra muối iodua và iodat ). Lấy 25 mL mẫu 
dung dịch A khác, chiết tách I2, lượng muối Fe2+ trong dung dịch còn lại phản ứng vừa đủ 
với 3,20 mL dung dịch KMnO4 1,000M trong H2SO4. 
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra. 
b) Tính phần trăm khối lượng Fe3O4 và Fe2O3 trong mẫu ban đầu. 
2. a) Viết phương trình hóa học chứng tỏ Cl2 có thể oxi hóa Br2 trong môi trường trung tính. 
b) Viết phương trình chứng tỏ I2 có thể khử được HNO3, KClO3 
c) Bổ sung và cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp cân bằng electron: 
 (1) KClO3 + H2C2O4 + H2SO4  ClO2 + ? + ? + ? 
 (2) FeCl2 + K2Cr2O7 + H2SO4  ? + ? + ? + ? + ? 
 d) Thực hiện phản ứng (1) trong câu (c) là cách tốt nhất để điều chế ClO2. Giải thích vì sao 
 người ta thường chọn H2C2O4 để làm chất khử trong phản ứng này ? 
Đáp án Điểm 
1. 
a) Phương trình hóa học: 
Fe3O4 + 2I- + 8H+  3Fe2+ + I2 + 4H2O (1) 
Fe2O3 + 2I- + 6H+  2Fe2+ + I2 + 3H2O (2) 
3I2 + 6OH-  5I- + IO3- + 3H2O (3) 
5Fe2+ + MnO4- + 8H+  5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O (4) 
b) Tính phần trăm: 
 (3)  mol00275,010055,0
2
1n
2
1n OH)3(I2   
 (4)  mol016,010032,05n5n
4
2 MnO)4(Fe
  
 Đặt số mol Fe3O4 và Fe2O3 lần lượt là x và y ta có: 











00925,0y
0045,0x
01375,0500275,0yx
032,02016,0y2x3
 3 
 %4,17%100
000,6
2320045,0m%
43OFe


 
 %7,24%100
000,6
16000925,0m%
32OFe


 
2. 
 (a) 5Cl2 + Br2 + 6H2O  2HBrO3 + 10 HCl 
 (b) I2 + 2KClO3 
ot 2KIO3 + Cl2 
 3I2 + 10HNO3  6HIO3 + 10NO + 2H2O 
 (c) 
 (d) Để tạo CO2 pha loãng khí ClO2 là hợp chất dễ gây nổ. 
Câu III: (3,5 điểm) 
1. Cho phản ứng bậc một: (1) SO2Cl2 (k)  SO2 (k) + Cl2 (k) 
Hằng số tốc độ của phản ứng (1) ở 3200C là 2.10-5 s-1. Hỏi có bao nhiêu % SO2Cl2 bị phân 
hủy khi đun nóng nó ở nhiệt độ trên trong thời gian 1 giờ. 
2. Nêu biện pháp làm tăng hiệu suất quá trình tổng hợp NH3, CaO trên lý thuyết từ các cân 
bằng sau và giải thích vắn tắt. 
 (1) N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3(k) ΔH = -92 kJ 
 (2) CaCO3(r) ⇄ CaO(r) + CO2(k) ΔH = + 144,6 kJ 
3. Ở 250C, áp suất thấp, NH4HS phân li theo cân bằng sau: NH4HS (r) ⇄ NH3(k) + H2S(k) 
Ở trạng thái cân bằng: 
3 2NH H S
P .P = 0,109 (
3 2NH H S
P , P là áp suất riêng phần của NH3, H2S ở 
trạng thái cân bằng). 
a) Hãy xác định áp suất chung của hệ nếu ban đầu chỉ đưa NH4HS rắn vào bình chân 
không. 
b) Nếu ban đầu đưa vào bình chân không một lượng NH4HS rắn và khí NH3, khi đạt tới cân 
bằng thì PNH 3 = 0,549 atm. Tính áp suất khí NH3 trong bình trước khi phản ứng xảy ra tại 
25oC. 
Đáp án Điểm 
1. Gọi a là số mol SO2Cl2 lúc ban đầu và x là số mol SO2Cl2 bị phân hủy 
Ta có : 03126,0
303,2
606010.2
303,2
lg
5




kt
xa
a  075,1
 xa
a 
 07,0
a
x . Vậy % SO2Cl2 bị phân hủy = 7% 
 4 
2. 
(1) N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3(k) ΔH = -92 kJ 
Phản ứng thuận tỏa nhiệt và giảm số mol khí nên theo lý thuyết để hiệu suất 
tổng hợp NH3 tăng cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. 
 (2) CaCO3(r) ⇄ CaO(r) + CO2(k) ΔH = + 144,6 kJ 
Phản ứng thuận thu nhiệt và tăng số mol khí nên muốn hiệu suất sản xuất vôi 
sống cao trên lý thuyết cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao và áp suất thấp. 
3. 
a) Vì ban đầu chỉ có NH4HS rắn nên áp suất khí tác dụng lên hệ ở cân bằng là 
do NH3 và H2S tạo ra. Vậy PNH 3 = PH 2 S = 1/2 P chung 
Theo đề PNH 3 . PH 2 S = 0,109 = (P chung/2)
2  P chung  0,66 atm. 
b) Do vẫn xét ở 25oC nên PNH 3 . PH 2 S = KP = 0,109 
Với PNH 3 (cb) = 0,549 atm thì PH 2 S(cb) = 0,109/ 0,549 = 0,1985 atm. 
Theo phương trình: PNH 3 mới tạo ra = PH 2 S = 0,1985 atm 
nên PNH 3 (ban đầu): 0,549-0,1985 = 0,35 atm. 
Câu IV: (2,5 điểm) 
1. Xác định năng lượng phân li liên kết trung bình của một liên kết C-H trong phân tử CH4 
biết nhiệt hình thành chuẩn của CH4 = -74,8 kJ/mol, nhiệt thăng hoa của than chì bằng 
716,7 kJ/mol và năng lượng phân li phân tử H2 là 436 kJ/mol. 
2. Cho các dữ liệu sau : 
 O2 (k) Cl2 (k) HCl (k) H2O (k) 
)/(0298 molKJS 205,03 222,9 186,7 188,7 
)/(0298 molkJH 0 0 - 92,31 - 241,83 
 Tính hằng số cân bằng của phản ứng: 4HCl (k) + O2 (k) ⇄ 2Cl2 (k) + 2H2O (k). 
Đáp án Điểm 
1. Chu trình Hess: 
C(k) + 4H(k)CH4 (k)
H0298
H0th
HhtCH4 C(gr) +2H2
H0pl
4
0 0 0 0
298 htCH th plH H H 2 H ( 74,8) 716,7 2 436 1663,5 (kJ / mol)            
 Suy ra E(C-H) = 1663,5 : 4 = 416 kJ/mol 
2. 
∆H0pư = 2∆H0(H2O) - 4∆H0(HCl) = 2 ( 241,83) 4 ( 92,31) 114, 42       kJ 
∆s0pư = 2S0(Cl2) + 2S0(H2O)- 4S0( HCl) – S0 (O2) 
= 12 222,9 2 188,7 (205,03 4 186,7) 128,63J.K        
∆G0 = ∆H0- T∆S0 = ( 114, 42) 1000 298 ( 128,63) 76088, 26J       
lgKp =
-ΔG -(-76088, 26)= = 13,35
2,3.RT 2,3.8,314.298
  Kp = 1013,35 
 5 
Câu V: (6,0 điểm) 
1. Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho HCl đặc lần lượt tác dụng với: K2Cr2O7, BaO2 
(bari supeoxit), Cu2O và LiH. Nêu vai trò của HCl trong các phương trình đó. 
2. a) Một nguyên tố R tạo được 4 axit trong đó R thể hiện số oxi hóa +1, +3, +5, +7. Phân tử 
khối của axit mà R có số oxi hóa +7 gấp 1,9143 lần phân tử khối của axit mà R có số oxi 
hóa +1. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của 4 axit và gọi tên. 
b) So sánh tính axit và tính oxi hóa của 4 axit, giải thích. 
3. Cho dung dịch chứa 6,79 gam hỗn hợp gồm 2 muối KX, KY (X,Y là 2 nguyên tố có trong 
tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 
dư thu được 8,61 gam kết tủa. Tính % khối lượng của KX trong hỗn hợp. 
Đáp án Điểm 
1. (1) K2Cr2O7 + 14HCl 
0t 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O 
 (2) BaO2 + 4HCl  BaCl2 + Cl2 + 2H2O 
 (3) Cu2O + 4HCl  2H[CuCl2] + H2O 
 (4) LiH + HCl  LiCl + H2 
(1), (2) HCl: chất khử + môi trường; (3) HCl: axit; (4) HCl: oxi hóa. 
2. a) Theo giả thiết: PTK (HRO4) = 1,9143 PTK (HRO) 
  65 + R = 1,9143 ( R + 17)  R = 35,5 . Vậy R : Cl 
Công thức 4 axit là: HClO (axit hipoclorơ), HClO2 (axit clorơ), HClO3 (axit 
cloric), HClO4 (axit pecloric) 
Công thức cấu tạo : 
(b) - Độ mạnh tính axit của HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4 
Giải thích: Khi số nguyên tử O không hiđroxyl trong phân tử các axit HClOn 
tăng, độ phân cực trong nhóm O-H tăng, khả năng tách H+ tăng nên độ mạnh 
tính axit tăng. 
- Tính oxi hóa của HClO > HClO2 > HClO3 > HClO4 
Giải thích: Khi số nguyên tử O không hiđroxyl tăng, độ bội liên kết Cl-O trong 
các anion gốc axit tăng dẫn đến độ bền của các anion này tăng, khả năng nhận 
electron giảm nên tính oxi hóa giảm. 
3. Trường hợp AgX, AgY đều kết tủa : 
 (1 ) KX + AgNO3  AgX + KNO3 
 (2) KY + AgNO3  AgY + KNO3 
Số mol hỗn hợp KX, KY = 8,61 6,79 0,0264 (mol)
108 39



 Vậy : hh X,Y6,79M 257, 4 (g / mol) M 218, 4 (g / mol)
0,0264
    
Vậy không có X,Y phù hợp. 
Trường hợp X là F, Y là Cl : AgF tan nên chỉ có AgCl kết tủa 
 Từ (2)  số mol KCl = số mol AgCl = 8,61 : 143,5 = 0,06 (mol) 
Vậy: mKCl = 0,06 74,5 = 4,47 (gam)  mKF = 2,32 (gam) 
 %m (KF) = %100
79,6
32,2
 = 34,17% 
 6 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfK10- 2011- Đà Nẵng.pdf