Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học lớp 9 (Có đáp án) - Đề số 3 - UBND huyện Lệ Thủy

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 791Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học lớp 9 (Có đáp án) - Đề số 3 - UBND huyện Lệ Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học lớp 9 (Có đáp án) - Đề số 3 - UBND huyện Lệ Thủy
UBND HUYỆN LỆ THUỶ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2, 0 điểm): 
Công nghệ tế bào là gì, nêu các giai đoạn của công nghệ tế bào? Tại sao trong nuôi cấy tế bào và mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen giống ở dạng gốc? 
Câu 2 (2, 0 điểm): 
a, Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Mô tả các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Nêu nguyên nhân, hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
b, Người ta quan sát bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng ở hai người. Người thứ nhất có bộ nhiễm sắc thể là 47 chiếc, người thứ hai có bộ nhiễm sắc thể là 45 chiếc. Hãy cho biết đặc điểm của hai người này? Giải thích?
Câu 3 (2, 0 điểm): 
Từ một phép lai giữa hai cây, người ta thu được:
+ 120 cây có thân cao hạt dài
+ 119 cây có thân cao hạt tròn
+ 121 cây có thân thấp hạt dài
+ 120 cây có thân thấp hạt tròn
Biết hai tính trạng chiều cao thân và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau, thân cao và hạt dài là hai tính trội. Hãy giải thích kết quả để xác định kiểu gen, kiểu hình của cây bố mẹ và lập sơ đồ lai?
Câu 4 (2, 0 điểm): 
	Hãy giải thích sự biểu hiện của nguyên tắc bổ sung trong mối quan hệ giữa ADN, mARN và prôtêin trong sơ đồ dưới đây và nêu ý nghĩa của mỗi sự biểu hiện đó?
Sơ đồ: Gen (một đoạn ADN) mARN prôtêin
Câu 5 (2, 0 điểm):
Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội kí hiệu AaBbDdXY
a, Xác định tên của loài sinh vật trên.
b, Kí hiệu các NST được sắp xếp như thế nào trong các kì của giảm phân: kì cuối 1; kì cuối 2. 
 --------------- HẾT ---------------
UBND HUYỆN LỆ THUỶ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: SINH HỌC 9
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2.0 điểm)
- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật, có qui trình xác định trong việc ứng dụng nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể với đầy đủ các tính trạng của cơ thể gốc. 
0,5
- Các giai đoạn của công nghệ tế bào: 
+ Tách tế bào từ cơ thể động vật hoặc thực vật,
+ Nuôi cấy tế bào rời trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo thành mô non (hay mô sẹo).
+ Dùng hoocmôn nhân tạo để kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
0,75
- Vì sự phát triển của cơ quan hoặc cơ thể từ tế bào gốc dựa vào quá trình nguyên phân, mà cơ chế di truyền của nguyên phân lại dựa trên sự nhân đôi của AND và NST. Qua đó nguyên liệu di truyền được sao chép nguyên vẹn từ tế bào mẹ sang tế bào con. 
0,75
Câu 2
(2.0 điểm)
a, - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về cấu trúc NST.
0,25
- Mô tả các dạng đột biến cấu trúc NST
+ Mất đoạn NST: Một đoạn nào đó trên NST bị đứt rời khỏi NST, dẫn đến NST bị mất đi một đoạn hay một số gen nào đó 
+ Lặp đoạn NST: Một đoạn nào đó của NST được lặp lại một hay một số lần làm cho một hay một số gen nào đó cũng được tăng lên theo kiểu lặp lại một hay một số lần.
+Đảo đoạn NST: Một đoạn nào đó của NST bị đảo ngược 1800 làm đảo lộn sự phân bố của một số gen trên NST.
+Chuyển đoạn NST: Một đoạn được chuyển từ một NST này sang một NST khác không cùng cặp tương đồng. 
0,5
- Nguyên nhân và hậu quả:
+ Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lí và hoá học trong ngoại cảnh làm phá vỡ cấu trúc bình thường của NST (NST bị đứt gãy,.) hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của NST hoặc gây rối loạn trong quá trình nhân đôi NST.
+ Hậu quả: Làm đảo lộn và thay đổi trật tự, số lượng, thành phần của các gen trên NST; gây ra các rối loạn nguy hiểm và các bệnh hiểm nghoè, có thể ảnh hưởng xấu đến đến khả năng sống và sinh hoạt của cơ thể. 
0,5
b, + Người thứ nhất măc bệnh Đao, người thứ hai mắc bệnh Tơcnơ. Hai người trên đều mắc bệnh do đột biến NST dạng dị bội (2n ± 1).
0,25
+ Bệnh Đao do bộ NST cặp 21 có 3 chiếc, Bệnh Đao xảy ra trên NST thường, bệnh Tơcnơ do bộ NST cặp 23 có 1 chiếc, bệnh Tơcnơ xảy ra trên NST giới tính.
0,25
+ Có thể nhận biết người bệnh Đao qua dấu hiệu: người nhỏ, lùn, cổ rụt, má phệ , si đần bẩm sinh, không khả năng có con. Có thể nhận biết người bệnh Tơcnơ qua dấu hiệu: nữ lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển. Đều có kiểu hình không bình thường. Đều có sức sống kém đặc biệt là tuổi thọ, mất trí, ngu đần, không có con 
0,25
Câu3
(2.0 điểm)
Qui ướcQ: A: thân cao; a: thân thấp; B: hạt dài; b: hạt tròn 
* Phân tích từng cặp tính trạng ở con lai F1:
- Về chiều cao cây: xấp xỉ 1:1
Đây là tỷ lệ của phép lai phân tích nên ở P có một cây mang tính trạng lặn aa và một cây dị hợp Aa
P: Aa (thân cao) x aa (thân thấp)
- Về hình dạng hạt: xấp xỉ 1:1
Đây là tỷ lệ của phép lai phân tích nên ở P có một cây mang tính trạng lặn bb và một cây dị hợp Bb
P: Bb (hạt dài) x bb (hạt tròn)
0,5
0,5
* Tổ hợp 2 cặp tính trạng suy ra kiểu gen, kiểu hình của P có thể là:
+ P: AaBb (thân cao, hạt dài) x aabb (thân thấp, hạt tròn)
+ P: Aabb (thân cao, hạt tròn) x aaBb (thân thấpt, hạt dài)
0,5
* Sơ đồ lai;
+ Nếu P: AaBb (thân cao, hạt dài) x aabb (thân thấp, hạt tròn)
 GP: AB, Ab, aB, ab ab
 F1: AaBb: Aaab : aaBb : aabb
Kiểu hình: 1cây cao, hạt dài : 1cây thấp, hạt tròn
 1 cây thấp, hạt dài: 1 cây thấp, hạt tròn 
+ Nếu P: Aabb (thân cao, hạt tròn) x aaBb (thân thấpt, hạt dài)
 GP: Aa, ab aB, ab
 F1: AaBb : Aabb : aaBb : aabb
Kiểu hình: 1 cây cao, hạt dài: 1 cây cao, hạt tròn
 1 cây thấp, hạt dài: 1 cây thấp, hạt tròn
0,25
0,25
Câu 4
(2.0 điểm)
1, Sự biểu hiện của nguyên tắc bổ sung trong quá trình tổng hợp m ARN và ý nghia: 
* Sự biểu hiện: Trong quá trình tổng hợp mARN, thì gen trên ADN tháo xoắn và tách thành hai mạch đơn (mạch khuôn), các Nu tự do trong môi trường nội bào vào liên kết với các Nu trên mạch khuôn của gen theo đúng nguyên tắc bổ sung như sau:
 + A mạch khuôn liên kết với U của môi trường nội bào
 + T mạch khuôn liên kết với A của môi trường nội bào
 + G mạch khuôn liên kết với X của môi trường nội bào
 + X mạch khuôn liên kết với G của môi trường nội bào.
* Ý nghĩa: Sự thể hiện nguyên tắc bổ sung trong tổng hợp mARN giúp thông tin về cấu trúc của phân tử prôtêin trên mạch khuôn của gen được sao chép nguyên vẹn sang phân tử mARN. 
0,75
0,25
2, Sự biểu hiện của nguyên tắc bổ sung trong quá trình tổng hợp prôtêin và ý nghĩa: 
* Sự biểu hiện: Trong quá trình tổng hợp prôtêin, các phân tử tARN mang axit amin vào ribôxôm khớp với mARN theo từng cặp Nu theo nguyên tắc bổ sung như sau:
 + A trên tARN khớp với U trên mARN và ngược lại
 + G trên tARN khớp với X trên mARN và ngược lại
* Ý nghĩa: Sự thể hiện nguyên tắc bổ sung trong tổng hợp prôtêin giúp ribôxôm tổng hợp phân tử prôtêin có trật tự các axit amin giống với thông tin đã được qui định từ gen trên ADN.
0,75
0,25
Câu 5
(2.0 điểm)
a, Bộ NST lưỡng bội kí hiệu AaBbDdXY tương ứng với 2n = 8 => sinh vật đó là ruồi giấm
0,5
b, Kí hiệu NST được sắp xếp trong các kì của giảm phân: 
* Kì cuối 1: Tế bào mang các NST kép à bộ NST kép (n) => 16 loại giao tử mang bộ NST kí hiệu là:
AABBDDXX, AABBDDYY, AABBddXX, AABBddYY, AAbbDDXX, AAbbDDYY, AAbbddXX, AAbbddYY, aaBBDDXX, aaBBDDYY, aaBBddXX, aaBBddYY, aabbDDXX, aabbDDYY, aabbddXX, aabbddYY.
* Kì cuối 2: Tế bào mang các NST đơn à bộ NST đơn bội (n) => kí hiệu bộ NST đơn bội có trong 16 loại giao tử là:
ABDX, ABDY, ABdX, ABdY, AbDX, AbDY, AbdX, AbdY, aBDX, aBDY, aBdX, aBdY, abDX, abDY, abdX, abdY.
0,75
0,75
--------------- HẾT ---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9_HSG_3.doc