UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,5 điểm) Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn và gen b quy định quả bầu dục. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng khác nhau. a/ Viết các kiểu gen quy định cây thân cao quả tròn và cây thân thấp quả bầu dục. b/ Các cây nói trên thực hiện giảm phân bình thường cho ra những loại giao tử nào? Từ đó hãy nêu công thức tổng quát tính số loại giao tử của cơ thể có chứa n cặp gen dị hợp. c/ Trong các cây nói trên, chọn cây bố mẹ như thế nào để: + F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1:1:1. + F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 9:3:3:1. + F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1. Câu 2. (1,5 điểm) So sánh quá trình tự nhân đôi ADN và quá trình tổng hợp ARN. Câu 3:(1,5) a) Thụ tinh là gì? Nêu bản chất của thụ tinh. b) Trình bày cơ chế sinh con trai con gái ở người? Câu 4. (2,0 điểm) Ở người 2n = 46, có 5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần. Các tế bào con tạo ra đều giảm phân. a. Nếu là nữ: có bao nhiêu giao tử cái (trứng) được tạo ra? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu NST? NST giới tính trong giao tử đó là NST nào? b. Nếu là nam: có bao nhiêu giao tử đực (tinh trùng) được tạo ra? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu NST? NST giới tính trong giao tử đó là NST nào? c. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái trong quá trình thụ tinh thì hợp tử tạo ra có bao nhiêu NST và chứa cặp NST giới tính nào? Câu 5(1,5 điểm) Gan D có 186 nucleotit loại guamin và có 1068 liên kết hidro. Gen đột biến d dơn gen D một liên kết hidro, nhưng chiều dài của 2 gen bằng nhau Đây là dạng đột biến nào và lên quan đến bao nhiêu cặp nucleotit? Xác định số lượng từng loại nucleotit trong gen D và gen d Câu 6: (1,0) Trình bày cơ chế đảm bảo sự ổn định bộ NST của loài? ----------------HẾT--------------------- UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: SINH HỌC 9 Câu Đáp án Điểm 1 a) KG cây thân cao quả tròn: AABB; AaBB; AABb; AaBb KG cây thân thấp quả bầu dục: aabb b) Những loại giao tử. Kiểu gen Giao tử AABB AB AaBB AB; aB AABb AB; Ab AaBb AB; Ab; aB; ab aabb ab +) CT TQ: 2n c) + F1 có tỉ lệ: 1:1:1:1 --> P: AaBb x aabb + F1 có tỉ lệ: 9:3:3:1 --> P: AaBb x AaBb + F1 có tỉ lệ: 1:1 --> P: AaBB x aabb; AABb x aabb 0,5 0,1 0,2 0,2 0,4 0,1 0,25 0,25 0,25 0,25 2 * Giống nhau: +) Xảy ra trong nhân TB ở kì trung gian. +) Lấy ADN làm khuôn mẫu. +) Cần có Enzim + Cần có Nuclêôtit tự do. +)Các Nu tự do LK với các Nu trên mạch khuôn theo NTBS. * Khác nhau: Tự nhân đôi ADN Tổng hợp ARN +)ADN duỗi xoẵn toàn bộ. +) Hai mạch mới tổng hợp đồng thời. +) Tự sao theo NTBS A-T; G-X và nguyên tắc BBT +)KQ sau 1 lần tự sao: 2 pt ADN con hình thành. +) Từng gen duỗi xoắn. +) Một mạch mới tổng hợp. +) Sao mã theo NTBS: A-U; G-X +)KQ sau 1 lần sao mã : 1 pt ARN hình thành. 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,25 0,25 0,25 0,25 3 a) Thụ tinh: là sự kết hợp giữa một giao tử đực với một giao tử cái tạo thành hợp tử * Bản chất: Sự kết hợp hai bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội(2n) b) Cơ chế sinh trai gái ở người: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, người mẹ cho 1 trứng (X) , người bố cho 2 loại tinh trùng(X), (Y) - Sự thụ tinh giữ tinh trùng X với trứng X cho ra con gái - Sự thụ tinh giữa tinh trùng Y với trứng X cho ra con trai 0,5 0,5 0,5 4 Số TB con thực hiện giảm phân: 5x23 = 40 TB a) Nữ: +) Số giao tử cái (trứng): 40 +) Số NST: 23 NST +) NST gt là: X b) Nam: +) Số giao tử đực(TT): 40x4 = 160. +) Số NST: 23 NST +) NST gt là: X hoặc Y c) NST giới tính: XX hoặc XY ( hoặc 44A + XX ; 44A + XY) 2n = 46 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 5 Do gen đột biến d có chiều dài bằng gen bình thường D , nhưng gen d nhiều hơn gen D : 1 liên kết H. Vậy đây là đột biến thay thế 1 cặp Nuclêôtit. Cụ thể : Cặp A - T của gen D đã bị thay thế bởi cặp G - X của gen đột biến d. a) Số lượng từng loại Nu của gen bình thường D là : Ta có : 2 A + 3 G = 1068 Thay G = 186 == > 2 A + 3 .186 = 1068 Vậy : A = T = 255 Nu G = X = 186 Nu * Số lượng từng loại Nu của gen đột biến d là : A = T = 255 - 1 = 254 Nu G = X = 186 + 1 = 187 Nu 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 6 * Cơ chế đảm bảo sự ổn định bộ NST của loài. - Đối với loài sinh sản vô tính: Bộ NST đợc duy trì bởi cơ chế nguyên phân thực chất là sự nhân đôi và phân ly của NST tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n ổn định. - Đối với loài sinh sản hữu tính giao phối: Bộ NST đợc duy trì qua các thế hệ nhờ sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Các sự kiện quan trọng nhất trong cơ chế đó là sự tự nhân đôi, phân ly NST trong nguyên phân, giảm phân và tổ hợp các NST trong thụ tinh ® Bộ NST 2n đặc trng cho loài. 0,5 0,5 ----------------HẾT---------------------
Tài liệu đính kèm: