SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi gồm 02 trang) Câu 1 (1,5điểm) a) Ở sinh vật nhân thực, mỗi nhiễm sắc thể điển hình đều chứa các trình tự nuclêôtit được gọi là tâm động, đầu mút và trình tự khởi đầu nhân đôi ADN. Hãy cho biết ý nghĩa của các vùng trình tự nuclêôtit đó. b) Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét ba cặp nhiễm sắc thể thường, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen khác nhau. Trong quá trình giảm phân ở một ruồi giấm đực, một số tế bào có một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường;các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường và các tế bào khác giảm phân bình thường.Theo lí thuyết, số loại giao tử về các gen trên có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể trên là bao nhiêu? Câu 2 (1,5 điểm) a) Nêu đặc điểm các con đường thoát hơi nước qua lá. b)Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ phân tử? Vì sao chúng có khả năng đó? c) Vì sao trong trồngtrọt người ta phải thường xuyên xới đất ở gốc cây cho tơi xốp? Câu 3 (1,5 điểm) a) Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật nhai lại? b) Ở người, vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậmnhất? Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay chậm trong từng loại mạch đó. c) Tại sao nói trong quá trình hô hấp ở cá có hiện tượng dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang? Câu 4 (1,0 điểm) a) Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xináp? b) Tại sao khi kích thích vào một điểm trên cơ thể thủy tức thì toàn thân nó co lại? Việc co lại toàn thân có ưu điểm và nhược điểm gì? Câu 5 (1,5 điểm) a)Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao? b) Sự biểu hiện của đột biến gen thường có hại, nhưng tại sao trong chọn giống người ta vẫn sử dụng phương pháp gây đột biến gen để tạo ra các giống mới? c) Tại sao phần lớn các loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là có hại, thậm chí gây chết cho các thể đột biến? Câu 6 (1,0 điểm) Opêron là gì? Nêu chức năng của các thành phần trong opêron Lac ở vi khuẩn E. coli. Câu 7 (2,0 điểm) a) Ở một loài thực vật, xét phép lai P: ♂AabbDD x ♀AaBBdd. Ở đời con, một thể đột biến có kiểu gen AAaBbDd. Hãy giải thích cơ chế hình thành thể đột biến trên. b) Một loài thực vật có 2n = 14. Khi quan sát tế bào của một số cá thể trong quần thể thu được kết quả sau: Cá thể Cặp nhiễm sắc thể Cặp 1 Cặp 2 Cặp 3 Cặp 4 Cặp 5 Cặp 6 Cặp 7 Cá thể 1 2 2 2 3 2 2 2 Cá thể 2 1 2 2 2 2 2 2 Cá thể 3 2 2 2 2 2 2 2 Cá thể 4 3 3 3 3 3 3 3 Hãy cho biết các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở các cá thể trên. Giải thích. c) Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n =12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 10000 tế bào sinh tinh, người ta thấy có 10 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 xảy ra trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatit khác nguồn gốc, các tế bào còn lại giảm phân bình thường;các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số tinh trùng được tạo thành, các tinh trùng mang đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể chiếm tỷ lệ bao nhiêu? ----------------Hết---------------- Họ và tên thí sinh:...............................................Số báo danh:.............................................. Chữ kí của giám thị 1:...................................Chữ kí của giám thị 2: ....................................
Tài liệu đính kèm: