Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 11 THPT - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1072Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 11 THPT - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 11 THPT - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 11 - THPT
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
(Đề thi gồm 02 trang)
Câu 1 (1 điểm). Tại sao cây trồng ở vùng không ngập mặn đem ra trồng ở vùng đất ngập mặn lại bị chết? Vì sao nói hô hấp có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ khoáng của rễ cây?
Câu 2 (1 điểm). Tính lượng phân đạm (theo kg) cần bón cho lúa để đạt năng suất trung bình 45 tạ/ha trong các trường hợp: Dùng phân đạm urê, dùng phân đạm nitrat (KNO3).
Biết rằng, để thu 100 kg thóc cần 1,4 kg N; 1kg phân đạm urê có 0,46 kg N, 1kg phân đạm nitrat (KNO3) có 0,13 kg N; hệ số sử dụng trung bình N ở cây lúa đạt 60%; lượng chất dinh dưỡng còn lại trong đất bằng 0.
Câu 3 (1 điểm).
Ribulôzơ – 1,5 DiP
Nồng độ O2 cao
Nồng độ CO2 cao
Ribulôzơ – 1,5 DiP oxigenaza (I)
(II) Ribulôzơ – 1,5 DiP cacboxilaza
(1)
(2)
a) Biết (1), (2) là sản phẩm đầu tiên của hai quá trình. Sản phẩm (1) và (2) là chất gì?
b) (I), (II) là quá trình nào và xảy ra ở đâu? Nêu tên nhóm sinh vật có quá trình (I) xảy ra.
Câu 4 (1 điểm).
a) Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường độ hô hấp? Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 hay không? Vì sao?
b) Ở cây ngô có những loại lục lạp nào? Phân tích chức năng của mỗi loại lục lạp đó trong quá trình cố định CO2.
Câu 5 (1 điểm).
a) Mưa rào có thể gây phản ứng khép lá ở cây trinh nữ và cây gọng vó không? Vì sao?
b) Một cây măng tre cao 70 cm, bị gãy phần ngọn, cây măng này có tiếp tục cao thêm được không? Vì sao?
Câu 6 (1 điểm). Auxin có vai trò gì trong hướng động của cây? Nêu ứng dụng trong nông nghiệp về vận động hướng động.
Câu 7 (1 điểm). Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên.
Câu 8 (1 điểm).
 a) Tim của động vật có vú có áp lực trong tâm thất trái và tâm thất phải khác nhau. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó và tác dụng đối với hệ tuần hoàn.
b) Mạch đập ở cổ tay và thái dương có phải do máu chảy trong hệ mạch gây nên hay không? Vì sao?
Câu 9 (1 điểm). Tại sao pH trung bình của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp: 7,35 đến 7,45?
Câu 10 (1 điểm).
a) Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do yếu tố nào?
b) Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh phụ thuộc vào yếu tố nào? Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?
-----------------Hết--------------
Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh: Số báo danh
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT
Năm học 2015 – 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 11 - THPT
(hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(1 điểm)
- Ở vùng đất ngập mặn có áp suất thẩm thấu của dịch đất rất cao nên cây không lấy được nước nên cây bị chết.
- Vì phần lớn các chất khoáng được hấp thụ qua rễ vào cây theo cách chủ động cần tới ATP và các chất mang.
- ATP và các chất mang được cung cấp chủ yếu từ quá trình hô hấp..
- Tạo ra CO2: CO2 + H2O à H2CO3- + H+, H+ sinh ra thực hiện hút bám trao đổi ion khoáng với keo đất..
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(1 điểm)
- Lượng N lúa sử dụng để đạt năng suất 45 tạ/ha: 1,4 x 45 = 63 kg N............
- Do hệ số sử dụng của N chỉ đạt 60% nên lượng N phải cung cấp là:
63 x100/60 = 105 kg N.............................................................................
- Lượng phân urê cần bón: 105 x 100/46 = 228,3 kg.........................................
- Lượng phân nitrat cần bón: 105 x 100/13 = 807,7 kg......................................
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(1 điểm)
a) 1 là Axit Glicolic; 2 là Axit Photphoglixeric (APG)..
b.
- I là quá trình hô hấp sáng ở thực vật
Xảy ra ở 3 bào quan: lục lạp – peroxixôm – ti thể
- II là pha tối trong quang hợp xảy ra ở lục lạp
- Thực vật C3........................................................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4
(1 điểm)
a) * Vì:
Mục đích của bảo quản là bảo tồn số lượng và chất lượng vật bảo quản, mà hô hấp mạnh sẽ tiêu hao nhanh chóng số lượng và chất lượng vật bảo quản..
*Không nên giảm cường độ hô hấp đến 0. Vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất là hạt giống, củ giống..
b) Ngô thuộc nhóm thực vật C4 nên có 2 loại lục lạp:
- Lục lạp ở tế bào mô giậu: có enzim PEP - cacboxilaza cố định CO2 tạo AOA, dự trữ CO2
- Lục lạp ở tế bào bao bó mạch: có enzim RiDP - cacboxilaza cố định CO2 trong hợp chất hữu cơ
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
(1 điểm)
a) - Mưa rào chỉ gây khép, cụp lá ở cây trinh nữ vì chúng rất nhạy cảm với kích thích cơ học. Khi có va chạm, sức trương nước của các tế bào thể gối ở cuống lá và gốc lá chét giảm do sự vận chuyển ion K+ ra khỏi không bào gây mất nước, giảm áp suất thẩm thấu → lá cụp xuống
- Còn ở cây gọng vó chúng phản ứng cùng lúc với kích thích cơ học và hóa học, trong khi đó kích thích hóa học có tác động mạnh hơn nên nước mưa không gây được phản ứng khép lá. .
b) - Có. 
- Vì khi phần ngọn bị gãy, ở mỗi lóng măng còn lại đều có chứa mô phân sinh lóng, các tế bào vẫn phân chia bình thường làm cho mỗi lóng dài ra.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 6
(1 điểm)
Auxin có vai trò trong hướng đất và hướng sáng của thực vật, do sự phân bố không đều của auxin ở rễ và chồi
* Ứng dụng:
- Hướng đất: làm đất tơi xốp, thoáng khí đủ ẩm để rễ cây sinh trưởng ăn sâu.
- Hướng nước: nơi nào được tưới nước thì rễ phân bố đến đó. Tưới nước ở rãnh làm cho rễ vươn rộng. Khi nước thấm sâu rễ ăn sâu
- Hướng sáng: trồng nhiều loại cây, chú ý mật độ trồng từng loại cây, không che lấp nhau. Chiếu sáng sát mặt đất cho cây và cành thấp phát triển tạo nhiều quả.
- Hướng hóa: bón phân theo tán lá nơi có nhiều rễ phụ và lông hút. Bón gốc làm phát triển bộ rễ theo chiều sâu. Bón phân nông cho cây rễ chùm, bón phân sâu cho cây rễ cọc.
( Trả lời đúng 2 ý cho 0,25 đ)
0,5
0,25
0,25
Câu 7
(1 điểm)
- Chủ yếu là biến đổi Prôtêin thành các chuỗi polipeptit ngắn dưới tác dụng của enzim pepsin với sự có mặt của HCl
- Ý nghĩa:
+ Dễ dàng trung hoà lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một, tạo môi trường cần thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì có NaHCO3 từ tuỵ và ruột tiết ra với nồng độ cao)
+ Đủ thời gian để tuyến tụy và tuyến ruột tiết enzim tiêu hóa. Đủ thời gian tiêu hóa triệt để thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào thành ruột
- Cơ chế đóng mở môn vị có liên quan đến:
+ Sự co bóp của dạ dày với áp lực ngày càng tăng làm mở cơ vòng
+ Phản xạ co thắt cơ vòng môn vị do môi trường ở tá tràng bị thay đổi khi thức ăn từ dạ dày dồn xuống( Phải nêu đủ 2 ý mới cho điểm tối đa)..
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 8
(1 điểm)
a) Nguyên nhân: Do thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải nên khi co tạo áp lực lớn hơn ..
Tác dụng: - Tâm thất trái tạo ra áp lực lớn để thắng sức cản lớn trong vòng tuần hoàn lớn. Tâm thất phải tạo ra áp lực nhỏ hơn đủ để thắng sức cản máu trong vòng tuần hoàn nhỏ
b) Mạch đập ở cổ tay và thái dương không phải do máu chảy trong hệ mạch gây nên mà do tính đàn hồi của thành động mạch và nhịp co bóp của tim gây nên.
0,25
0,25
0,5
Câu 9
(1 điểm)
pH của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp là nhờ các hệ đệm và một số cơ quan khác
- Hệ đệm: 
+ Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/ NaHCO3
+ Hệ đệm phốt phát: NaH2PO4/NaHPO4-
+ Hệ đệm protêinat: hệ đệm mạnh nhất.
( Học sinh nêu tên đủ 3 hệ đệm được 0,25đ)
- Phổi tham gia điều hòa pH bằng cách thải CO2 vì khi CO2 tăng lên sẽ làm tăng pH trong máu. 
- Thận tham gia điều hòa pH nhờ khả năng thải H+, tái hấp thu Na+, thải NH3
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 10
(1 điểm)
a) - Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm so với phía bên ngoài mang điện dương.
- Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu là do 3 yếu tố: Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào; tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion; bơm Na – K
( Học sinh nêu tên đủ 3 yếu tố cho đủ điểm)
b) - Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh phụ thuộc vào đường kính của sợi trục và có hay không có bao miêlin
- Xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều vì tính trơ tuyệt đối của vùng màng vừa bị kích thích; các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp, mà xináp chỉ cho xung thần kinh đi qua theo một chiều.
0,25
0,25
0,25
0,25
-----------------Hết--------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc4_Sinh 11 PT.doc