Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 10 THPT chuyên - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1256Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 10 THPT chuyên - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 10 THPT chuyên - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10 – THPT CHUYÊN
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
(Đề thi gồm 02 trang)
Câu 1 (1 điểm). 
a) Nêu tên khoa học của loài người và giải thích cách đặt tên đó.
	b) Tại sao trong việc xây dựng cây chủng loại phát sinh, việc dùng trình tự nucleotide có ưu thế hơn so với việc sử dụng trình tự axit amin?
Câu 2 (1 điểm).
a) Không bào trung tâm là loại bào quan đặc trưng của tế bào thực vật. Hãy cho biết không bào trung tâm được hình thành như thế nào?
b) Tại sao các tế bào của cơ thể sống chỉ sử dụng 25 nguyên tố trong số các nguyên tố hóa học có mặt trong tự nhiên?
Câu 3 (1 điểm).
a) Khi nghiên cứu về cấu trúc tế bào, các nhà khoa học dùng phương pháp nguyên tử đánh dấu (H3-prolin và H3-glucôzơ) trong quá trình tổng hợp glicôprotein và polysaccarit như sau:
- Khi dùng H3-prolin đánh dấu cho collagen, quan sát thấy chất đánh dấu xuất hiện trên ribôxôm và lưới nội chất hạt.
- Khi dùng H3-glucôzơ để đánh dấu cho polisaccarit thì H3-glucôzơ không xuất hiện trong lưới nội chất hạt nhưng xuất hiện trong thể Gôngi.
Theo em phương pháp trên chứng minh điều gì?
b) Em hãy cho biết nguồn gốc của mạng lưới nội chất, thể Gôngi.
Câu 4 (1 điểm). Cho một dung dịch chứa glucôzơ và NaCl với nồng độ lần lượt là 0,02M và 0,01M. 
a) Áp suất thẩm thấu được xác định theo công thức: P = R.C.T.i. Hãy xác định hệ số i của NaCl và glucôzơ.
b) Xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch trên biết nhiệt độ dung dịch là 270C.
Câu 5 (1 điểm). Phân biệt pha sáng với pha tối trong quang hợp. 
Câu 6 (1 điểm). Chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm nào?
Câu 7 (1 điểm). 
a) Vì sao vi khuẩn có cấu trúc đơn giản nhưng lại có tốc độ sinh trưởng và sinh sản rất cao?
b) Nếu ăn đồ hộp hoặc thức ăn bị nhiễm trùng (thiu, thối), dù đã được đun sôi vẫn có thể bị nhiễm độc. Em hãy giải thích.
Câu 8 (1 điểm). Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi khuẩn A có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 – 1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 5,0. Vi khuẩn B không phát triển trên môi trường này, nhưng nếu nuôi cấy chung vi khuẩn B với vi khuẩn A thì cả hai loại vi khuẩn đều sinh trưởng, phát triển bình thường. 
a) Hiện tượng này gọi là hiện tượng gì? Vì sao?
b) Biểu hiện trên đĩa petri khi nuôi cấy như thế nào?
Câu 9 (1 điểm). Người ta nuôi cấy một chủng vi khuẩn với mật độ ban đầu là 102 tế bào trong 1ml môi trường. Sau 7 giờ, mật độ tế bào thu được là 105 tế bào/ml. Biết rằng thời gian thế hệ của vi khuẩn là 40 phút. Hỏi vi khuẩn có trải qua pha tiềm phát không? Nếu có thì kéo dài bao lâu?
Câu 10 (1 điểm). 
a) Khi tế bào thực vật bị nhiễm virus gây bệnh thì cấu trúc nào của tế bào này làm virus lây lan bệnh nhanh? Vì sao?
b) Hãy trình bày các đáp ứng của tế bào khi bị virus xâm nhập.
-----------------Hết--------------
Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh: Số báo danh
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT
Năm học 2015 – 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 10 - CHUYÊN
(hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(1 điểm)
a) - Tên khoa học của loài người: Homo sapiens.
- Giải thích cách đặt tên: Tên kép.
+ Homo: Tên chi: viết hoa, in nghiêng.
+ sapiens: Tên loài: viết thường, in nghiêng.
0,25
0,25
b) - ADN bền vững hơn nhiều so với protein.
- Việc giải trình tự ADN có thể phát hiện ra được cả những đột biến yên lặng mà nếu phân tích trình tự axit amin thì không thể. 
- Giá thành để giải trình tự ADN thấp hơn so với giải trình tự axit amin và thời gian cũng cần ít hơn.
- Giải trình tự axit amin không thể phát hiện ra các đột biến ở vùng điều hoà, intron cũng như các loại trình tự ADN không mã hoá khác cũng như các đột biến trong gen rARN và tARN.	
Trả lời được 3/4 ý: cho tối đa số điểm. Nêu 1-2 ý: cho 0,25đ
0,5
Câu 2
(1điểm)
 a) Sự hình thành không bào trung tâm của tế bào thực vật:
- Tế bào thực vật còn non ở mô phân sinh chứa nhiều không bào nhỏ, có nguồn gốc từ bộ máy Gôngi. 
- Trong quá trình sinh trưởng của tế bào, các không bào nhỏ dung hợp dần với nhau và cuối cùng hình thành không bào trung tâm duy nhất.
0,25
0,25
b) Các nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố có tính chất lí, hoá phù hợp với tính chất của sự sống. Đó là: 
- Có kích thước bé; vỏ điện tử dễ dàng liên kết tổ hợp với nhau để tạo nên nhiều loại phân tử, nhiều loại hợp chất, nhiều loại cấu trúc cũng như nhiều hệ thống có tổ chức khác nhau rất đa dạng.
- Dễ dàng phân li khỏi nhau trong những điều kiện nhất định, tạo cho cơ thể sống vừa có tính ổn định vừa có tính mềm dẻo thích nghi được với các thay đổi của môi trường.
0,25
0,25
Câu 3
(1điểm)
a) TN chứng minh:
- Khi tổng hợp protein thì: Ribosom là nơi tổng hợp, thể Gôngi tham gia đóng gói sản phẩm.
- Khi tổng hợp polisaccarit thì thể Gôngi là nơi sản xuất.
0,25
0,25
b) * Nguồn gốc lưới nội chất: từ màng sinh chất hoặc màng nhân.
* Nguồn gốc thể Gôngi: từ mạng lưới nội chất trơn.
0,25
0,25
Câu 4
(1điểm)
a) Xác định hệ số i
ASTT được xác định theo công thức: P = R.C.T.i 
Hệ số i được xác định theo công thức: i = 1+ α.(n-1) trong đó α là hệ số phân li, 
n là số ion khi phân tử phân li.
- NaCl khi tan trong dung dịch thì điện li hoàn toàn thành Na+ và Cl- nên:
 i = 1+ 1x(2-1) = 2.
 Glucozơ không phân li thành ion nên i = 1.
0,25
b) ASTT của dung dịch 
- ASTT do NaCl gây ra là: P1 = 0,082 x (273+27) x 0,01 x 2 = 0,492 (atm).
- ASTT do glucozơ gây ra là: P2 = 0,082 x (273+27) x 0,02 x 1 = 0,492 (atm).
→ ASTT của dung dịch P = P1+ P2= 0,492 + 0,492 = 0,984 (atm).
0,25
0,25
0,25
Câu 5
(1điểm)
Đặc điểm
Pha sáng
Pha tối
Nguyên liệu
Năng lượng ánh sáng, H2O, NADP+, ADP
CO2, NADPH và ATP
Thời gian
Xảy ra ban ngày
Xảy ra ban ngày, ban đêm
Không gian
Các phản ứng xảy ra trên màng tylacoit của lục lạp
Các phản ứng xảy ra ở chất nền (stroma) của lục lạp
Sản phẩm
NADPH, ATP, oxi
Các hợp chất hữu cơ
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 6
(1điểm)
- Về vị trí: Ở sinh vật nhân sơ chuỗi chuyền electron nằm ở màng sinh chất, còn ở sinh vật nhân thực chuỗi chuyền electron nằm ở màng trong của ti thể. 
- Về chất mang (chất truyền điện tử): Ở sinh vật nhân sơ, chất mang đa dạng hơn so với ở sinh vật nhân thực nên chúng có thể thích nghi với nhiều loại môi trường.
- Về chất nhận electron cuối cùng: Ở sinh vật nhân sơ, chất nhận điện tử cuối cùng rất khác nhau, có thể là nitrat, sunfat, ôxi, fumarat và dioxitcacbon, còn ở sinh vật nhân thực chất nhận là ôxi.
0,25
0,25
0,5
Câu 7
(1điểm)
a) Vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng và sinh sản rất cao vì: 
- Vi khuẩn có hệ enzim với hoạt tính rất mạnh nằm trên màng sinh chất hoặc trong tế bào chất nhờ vậy vi khuẩn có khả năng đồng hóa mạnh và nhanh.
- Vi khuẩn có tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S/V) lớn nên khả năng trao đổi chất rất mạnh.
- Sinh sản theo hình thức phân đôi nhờ phân bào trực phân.
- Vi khuẩn có ADN đơn giản à dễ phát sinh biến dị àcó khả năng thích nghi cao.
Trả lời được 3/4 ý: cho tối đa số điểm. Nêu 2 ý: cho 0,25đ
b) Ăn đồ hộp hoặc thức ăn bị nhiễm trùng đã được đun sôi vẫn có thể bị nhiễm độc vì: 
- Trong đồ hộp hoặc thức ăn bị nhiễm trùng có một số vi khuẩn, virut không bị tiêu diệt ở nhiệt độ nước sôi, nếu chúng là loại nguy hiểm thì sau khi lọt vào cơ thể chúng sẽ phát triển và gây bệnh.
- Khi vi sinh vật phát triển trong đồ hộp hoặc thức ăn, có thể chúng đã thải ra một số độc tố nguy hiểm. Những độc tố bền nhiệt sẽ gây nhiễm độc cho người sử dụng.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 8
(1điểm)
a) - Hiện tượng đó gọi là hiện tượng đồng dưỡng.
- Giải thích:
+ Môi trường nuôi cấy vi khuẩn A là môi trường tổng hợp tối thiểu mà vi khuẩn A vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường à vi khuẩn A là vi khuẩn nguyên dưỡng, vi khuẩn B không sinh trưởng, phát triển trên môi trường này à VK B là VK khuyết dưỡng.
+ Bình thường VSV khuyết dưỡng không sinh trưởng được trên môi trường tối thiểu còn VSV nguyên dưỡng sinh trưởng bình thường trên môi trường tối thiểu à VSV nguyên dưỡng tạo ra sản phẩm trao đổi chất là các nhân tố sinh trưởng cần thiết cho VSV khuyết dưỡng à VSV khuyết dưỡng cùng sinh trưởng trên môi trường nuôi cấy với VSV nguyên dưỡng.
b) Biểu hiện trên đĩa thạch: vòng khuẩn lạc của VSV nguyên dưỡng lớn hơn và nằm ở trong còn VSV khuyết dưỡng tạo khuẩn lạc bao xung quanh và nhỏ hơn.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 9
(1điểm)
- Vi khuẩn có trải qua pha tiềm phát kéo dài được 20 phút.
- Giải thích:
	- N = 2k . No → 2k = N/No = 105/102
	- lg2k = lg105- lg102 → k = (lg105- lg102)/lg2 = (5- 2)/0,3 = 10
	Thời gian vi khuẩn phân chia là (10 x 40 phút) = 400 phút
	Thời gian nuôi vi khuẩn là 7 x 60 phút = 420 phút
Từ đó ta có: 420- 400 = 20 phút là thời gian pha tiềm phát của vi khuẩn.
0,5
0,5
Câu 10
(1điểm)
a) - Cầu sinh chất là protein dạng ống, nối các tế bào với nhau, có chức năng truyền thông tin, vật chất như các phân tử nhỏ giữa các tế bào. 
- Khi virus xâm nhập được vào tế bào thực vật chúng có thể truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất nên phát tán bệnh nhanh.
0,25
0,25
b) - Khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập, tế bào có cơ chế nhận biết các tác nhân gây bệnh, hoạt hóa chương trình tự chết của tế bào (đáp ứng quá mẫn) và tiết ra các chất kháng lại tác nhân gây bệnh nhằm ngăn cản sự phát tán của tác nhân đó.
- Các tế bào cũng khởi động hệ thống chống chịu toàn cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh chống lại nhiều tác nhân gây bệnh và có tác dụng kéo dài nhiều ngày.
0,25
0,25
-----------------Hết--------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc4_Sinh 10 Chuyên.doc