Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học 2016 (Có đáp án) - Sở GD & ĐT Quảng Nam

doc 15 trang Người đăng dothuong Lượt xem 2153Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học 2016 (Có đáp án) - Sở GD & ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học 2016 (Có đáp án) - Sở GD & ĐT Quảng Nam
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 3 trang, gồm 10 câu)
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2016
 Môn thi: SINH HỌC	 
 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
 Ngày thi : 26/ 10/ 2015
Câu 1. (1,5 điểm)
a. Có hai bình tam giác cỡ 100ml (kí hiệu là bình A và B) đã được vô trùng, người ta cho vào mỗi bình 50ml dung dịch đường glucozo 10%, cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù nấm men bia (Saccharomyces cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm men /1ml. Cả hai bình đều được đậy nút bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở 35oC trong 18 giờ. Tuy nhiên bình A được để trên giá tĩnh còn bình B được lắc liên tục (120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục và kiểu phân giải chủ yếu của các tế bào nấm men giữa hai bình A và B. Giải thích.
b. Trong nuôi cấy vi sinh vật, khi nào pha tiềm phát kéo dài và khi nào pha tiềm phát rút ngắn?
Câu 2. (2,0 điểm)
a. Photpholipit là một loại lipit, thành phần cấu tạo chính của màng sinh chất. Ngoài cơ thể, lipit sẽ trở nên lỏng hơn khi nhiệt độ tăng cao và dần đông cứng lại khi nhiệt độ xuống thấp. Ngược lại, trong tế bào cơ thể, vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp và vào mùa hè nhiệt độ tăng cao màng sinh chất vẫn giữ được sự mềm dẻo. 
	Hãy giải thích hiện tượng trên ở tế bào động vật và tế bào thực vật? Đặc tính này của màng sinh chất có ý nghĩa như thế nào đối với tế bào?
b. Ph©n tÝch hµm l­îng ADN trong mét tÕ bµo qua c¸c kiÓu ph©n bµo vµ qua c¸c k× ph©n bµo ng­êi ta vÏ ®­îc ®å thÞ d­íi ®©y:
 L­îng ADN 
 trong bé NST(g)
 14,6.10-12 b d f 
 7,3. 10-12 
 a c e g
 3,65. 10-12 
 	 h
 thêi gian 
Hãy phân tích và đặt tên cho đồ thị. X¸c ®Þnh a, b, c, d, e, f, g, h thuéc k× nµo cña kiÓu ph©n bµo nµo? Giải thích.
Câu 3. (3,0 điểm)
a. Một tế bào thần kinh có điện thế nghỉ là -70mV. Có hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Tế bào thần kinh tăng tính thấm đối với ion canxi (biết rằng nồng độ canxi ở dịch ngoại bào cao hơn dịch nội bào).
- Trường hợp 2: Bơm Na-K của nơron hoạt động yếu đi (do rối loạn chuyển hóa).
Điện thế nghỉ sẽ giữ nguyên hay thay đổi (tăng phân cực, giảm phân cực) trong mỗi trường hợp? Giải thích.
b. Một người bị tai nạn giao thông mất đi 20% lượng máu dẫn đến huyết áp giảm. Trình bày các cơ chế sinh lí chủ yếu làm tăng huyết áp giúp huyết áp trở lại bình thường.
c. Giải thích vì sao tim bơm máu vào động mạch thành từng đợt nhưng máu vẫn chảy trong mạch thành từng dòng liên tục?
d. Phân tích những đặc điểm cấu trúc ruột non phù hợp với chức năng của nó.
e. Trong quá trình tiến hoá, động vật chuyển từ đời sống dưới nước lên trên cạn gặp những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? Những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào?
Câu 4. (3,5 điểm)
a. Nước được hấp thụ từ đất vào cây qua rễ theo những con đường nào? Nêu những đặc điểm có lợi và bất lợi của mỗi con đường đó. Hệ rễ đã khắc phục đặc điểm bất lợi của các con đường đó bằng cách nào?
b. Theo dõi sự sản sinh oxi và thải oxi trong hoạt động quang hợp của một cây C4 theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường thu được đồ thị dưới đây :
- Hãy cho biết đường cong nào biểu diễn sự sản sinh oxi trong quang hợp ở mô lá, đường cong nào biểu diễn sự thải oxi ra môi trường? Vì sao?
- Giải thích sự biến thiên của đường cong A và đường cong B.
c. Giải thích vì sao người ta có thể chọn ba phương pháp: Xác định điểm bù CO2, giải phẫu lá và nhu cầu nước để phân biệt cây C3 với cây C4?
d. Em hãy kể tên các kiểu quả không hạt được tạo nên trong tự nhiên. Dựa trên cơ sở khoa học và phương pháp nào người ta tạo ra quả không hạt?
Câu 5. (2,0 điểm)
a. Nêu vai trò của intron trong cấu trúc gen phân mảnh. Những thay đổi nào trong trình tự các nucleotit ở vùng intron có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể sinh vật?
b. Hãy giải thích tại sao các cây tự thụ phấn thường không xảy ra sự thoái hóa giống, trong khi hiện tượng này thường xảy ra khi tiến hành tự thụ phấn bắt buột ở cây giao phấn?
Câu 6. (1,5 điểm)
Xét sự di truyền của 3 cặp alen Aa, Bb, Dd , người ta thực hiện các phép lai phân tích thu được kết quả sau:
Phép lai
Tỉ lệ kiểu hình F1
(Aa,Bb) x (aa,bb)
251 A-B-
253 aabb
48 A-bb
48 aaB-
(Aa,Dd) x (aa,bb)
265 A-D-
263 aadd
37 A-dd
35 aaD-
(Bb,Dd) x (aa,bb)
290 B-D-
286 bbdd
13 B-dd
11 bbD-
Biện luận quy luật di truyền và lập bản đồ gen trên nhiễm sắc thể của 3 cặp alen khảo sát. Biết mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng trội lặn hoàn toàn và gen nằm trên NST thường. 
Câu 7. (1,5 điểm)
	Màu sắc lông ở một loài động vật được hình thành thông qua một chuỗi phản ứng sinh hóa theo sơ đồ sau: 
 gen A gen B gen D 
 enzim A enzim B enzim D 
 Chất không màu 1 → chất không màu 2 → màu xám → màu đen 
 Biết rằng các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, các alen lặn a, b và d quy định các enzim không có hoạt tính, chất không màu quy định màu lông trắng. 
a. Phép lai P: AaBbDd × AabbDd, theo lí thuyết, đời con F1 có tỉ lệ các kiểu hình về màu lông như thế nào?
b. Cho các con lông màu xám F1 trên giao phối ngẫu nhiên với nhau, xác suất thu được con lông trắng F2 mang toàn gen lặn bằng bao nhiêu?
Câu 8. (2,0 điểm)
a. Cấu trúc ADN dạng mạch vòng phổ biến hầu hết hệ gen của vi khuẩn giúp cho chúng có ưu thế tiến hóa gì so với dạng cấu trúc ADN mạch thẳng?
b. Một quần thể động vật giao phối có số lượng cá thể và giá trị thích nghi của các kiểu gen như sau:
Kiểu gen
AA
Aa
aa
Số lượng cá thể
10000
8000
2000
Giá trị thích nghi
1,00
1,00
0,00
- Hãy cho biết quần thể này có cân bằng Hacdi - Vanbec không?
- Quần thể này đang bị chọn lọc theo hướng đào thải alen nào khỏi quần thể? Alen bị đào thải có mất hẳn khỏi quần thể không? Vì sao?
c. Có bốn học sinh lớp 12 cùng tranh luận về vấn đề: “Điều gì là đúng đối với cả các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?”
Xuân thì cho rằng: Chúng đều là các cơ chế tiến hóa.
Hạ nêu ý kiến: Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.
Thu lại có ý kiến khác: Chúng đều dẫn đến sự thích nghi.
Cuối cùng Đông phát biểu: Chúng đều ảnh hưởng tới cấu trúc di truyền của quần thể.
Hãy bình luận các ý kiến trên.
Câu 9. (1,5 điểm)
Hãy giải thích hiện tượng hai quần thể có ổ sinh thái chồng khít lên nhau nhưng cạnh tranh rất ít khi xảy ra và nếu có xảy ra thì cũng không dẫn đến cạnh tranh loại trừ mà còn giúp cho cả hai quần thể tồn tại và phát triển hưng thịnh.
Câu 10. (1,5 điểm)
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên các giai đoạn phát triển khác nhau của sâu đục thân lúa, người ta thu được số liệu theo bảng sau: 
Trứng
Sâu 
Nhộng 
Bướm
n (ngày)
8
39
10
 3
T ( 0ngày)
81.1
507.2
103.7
33
Giai đoạn sâu non có 6 tuổi với thời gian phát triển mỗi tuổi như nhau. Ngày 30 tháng 3 qua điều tra loại sâu đục thân lúa thấy xuất hiện sâu non ở cuối tuổi 2. (Biết nhiệt độ trung bình là 250C, mỗi tháng 30 ngày).
a. Hãy tính nhiệt độ thềm phát triển đối với mỗi giai đoạn trứng và sâu của sâu đục thân lúa?
b. Hãy xác định thời gian xuất hiện của sâu trưởng thành. Trình bày phương pháp phòng trừ sâu trưởng thành có hiệu quả. 
.HẾT.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2016
Môn thi: 	 SINH HỌC
Câu 1. (1,5 điểm)
a. Có hai bình tam giác cỡ 100ml (kí hiệu là bình A và B) đã được vô trùng, người ta cho vào mỗi bình 50ml dung dịch đường glucozo 10%, cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù nấm men bia (Saccharomyces cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm men /1ml. Cả hai bình đều được đậy nút bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở 35oC trong 18 giờ. Tuy nhiên bình A được để trên giá tĩnh còn bình B được lắc liên tục (120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục và kiểu phân giải chủ yếu của các tế bào nấm men giữa hai bình A và B. Giải thích.
b. Trong nuôi cấy vi sinh vật, khi nào pha tiềm phát kéo dài và khi nào pha tiềm phát rút ngắn?
Đáp án
Ý- điểm
Nội dung
1a. (1,0)
Chỉ tiêu so sánh
Bình A
Bình B
Mùi vị
Có mùi rượu khá rõ
Hầu như không có mùi rượu (hoặc rất ít)
Độ đục
Độ đục thấp hơn 
Độ đục cao hơn 
Kiểu hô hấp
Chủ yếu là lên men 
Chủ yếu hô hấp hiếu khí 
(Đúng, đủ 2-3 ý ở mỗi cột 0,25)
*Giải thích: 
- Bình A :
+ Để trên giá tĩnh -> những tế bào phía trên tiếp xúc với oxi nhiều sẽ hô hấp hiếu khí, còn tế bào phía dưới sẽ có ít oxi nên đa số tế bào tiến hành lên men etylic (tế bào ở dưới chiếm số lượng lớn hơn nhiều so với tế bào trên bề mặt nên bình A chủ yếu là lên men). Lên men tạo ít năng lượng nên tế bào sinh trưởng chậm dẫn đến sinh khối thấp, tạo nhiều etanol (rượu) -> có mùi rượu khá rõ, độ đục thấp hơn so với bình B (0,25). 
- Bình B :
+ Để trên máy lắc -> oxi được hòa tan đều trong bình nên các tế bào chủ yếu hô hấp hiếu khí -> tạo nhiều năng lượng -> sinh trưởng mạnh làm xuất hiện nhiều tế bào trong bình dẫn đến đục hơn, tạo ít etanol và nhiều CO2. (0,25). 
1b
(0,5)
Trong nuôi cấy vi sinh vật, pha tiềm phát kéo dài và pha tiềm phát rút ngắn khi:
- Nuôi cấy giống già ( lấy từ pha cân bằng) hoặc cấy vào môi trường có thành phần và điều kiện (pH, nhiệt độ) khác so với môi trường cũ, thì pha tiềm phát bị kéo dài. (0,25đ)
- Ngược lại, nếu cấy giống còn non, khỏe, có khả năng sinh trưởng mạnh (lấy từ pha lũy thừa), cấy vào môi trường có thành phần và điều kiện như lần nuôi trước, thì pha tiềm phát được rút ngắn. (0,25đ)
Câu 2. (2,0 điểm)
a. Photpholipit là một loại lipit, thành phần cấu tạo chính của màng sinh chất. Ngoài cơ thể, lipit sẽ trở nên lỏng hơn khi nhiệt độ tăng cao và dần đông cứng lại khi nhiệt độ xuống thấp. Ngược lại, trong tế bào cơ thể, vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp và vào mùa hè nhiệt độ tăng cao màng sinh chất vẫn giữ được sự mềm dẻo. 
	Hãy giải thích hiện tượng trên ở tế bào động vật và tế bào thực vật? Đặc tính này của màng sinh chất có ý nghĩa như thế nào đối với tế bào?
b. Ph©n tÝch hµm l­îng ADN trong mét tÕ bµo qua c¸c kiÓu ph©n bµo vµ qua c¸c k× ph©n bµo ng­êi ta vÏ ®­îc ®å thÞ d­íi ®©y:
 L­îng ADN 
 trong bé NST(g)
 14,6.10-12 b d f 
 7,3. 10-12 
 a c e g
 3,65. 10-12 
 	 h
 thêi gian 
Hãy phân tích và đặt tên cho đồ thị. X¸c ®Þnh a, b, c, d, e, f, g, h thuéc k× nµo cña kiÓu ph©n bµo nµo? Giải thích.
Đáp án
Ý- điểm
Nội dung
2a
(1,0)
* Giải thích:
	Màng sinh chất có thể điều hòa tính linh động, mềm dẻo hay vững chắc của màng cho phù hợp với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường qua việc điều tiết thành phần lipit của màng. 
- Ở tế bào thực vật và tế bào động vật: 
+ Khi nhiệt độ dần xuống thấp, thành phần lipit có đuôi axit béo không no của màng sẽ được tăng cường. (0,25)
+ Khi nhiệt độ dần tăng cao, thành phần lipit có đuôi axit béo no của màng sẽ được tăng cường. (0,25)
Ngoài ra, ở tế bào động vật còn có cholesterol được xem là “đệm nhiệt độ” của màng giúp màng sinh chất vẫn duy trì cấu trúc ổn định. (0,25)
* Ý nghĩa: Đặc tính trên của màng sinh chất giúp duy trì ổn định tính thấm của màng trước sự thay đổi nhiệt độ của môi trường → hoạt động trao đổi chất của tế bào diễn ra bình thường. (0,25)
2b
(1,0)
- Ph©n tÝch ®å thÞ ta thÊy ë a, c, e, g hµm l­îng ADN b»ng 7,3.10-12g, trong khi ë b, d, f hµm l­îng ADN b»ng 14,6.10-12g (gÊp ®«i) nghÜa lµ ®· cã sù nh©n ®«i ADN vµ NST. Tõ g chuyÓn sang h hµm l­îng ADN l¹i gi¶m ®i mét nöa, chØ cßn 3,65.10-12g. 
Nh­ vËy tõ a ®Õn e lµ qu¸ tr×nh nguyªn ph©n liªn tiÕp ; cßn tõ e ®Õn h lµ qu¸ tr×nh gi¶m ph©n. (0,25)
VËy ®©y lµ ®å thÞ m« t¶ sù phân bào cña tÕ bµo sinh dôc. (0,25)
- X¸c ®Þnh a, b, c, d, e, f, g, h thuéc k× nµo cña kiÓu ph©n bµo nµo :
+ a, c,  : k× cuèi và kỳ trung gian (trước khi NST nhân đôi) cña nguyªn ph©n.
+ e: k× cuèi nguyªn ph©n, kỳ trung gian (trước khi NST nhân đôi) cña gi¶m ph©n.
+ b, d : kì trung gian (NST đã nhân đôi), k× ®Çu, k× gi÷a, kì sau cña nguyªn ph©n
+ f : kì trung gian (NSTđã nhân đôi), k× ®Çu, k× gi÷a, kì sau của cña gi¶m ph©n I
+ g : K× cuèi gi¶m ph©n I, kỳ đầu, kì giữa, kỳ sau của giảm phân II.
+ h: K× cuèi gi¶m ph©n II 
Đúng từ 3-6 kí hiệu : 0,25, 7-8 kí hiệu 0,5.
Câu 3. (3,0 điểm)
a. Một tế bào thần kinh có điện thế nghỉ là -70mV. Có hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Tế bào thần kinh tăng tính thấm đối với ion canxi (biết rằng nồng độ canxi ở dịch ngoại bào cao hơn dịch nội bào).
- Trường hợp 2: Bơm Na-K của nơron hoạt động yếu đi (do rối loạn chuyển hóa).
Điện thế nghỉ sẽ giữ nguyên hay thay đổi (tăng phân cực, giảm phân cực) trong mỗi trường hợp? Giải thích.
b. Một người bị tai nạn giao thông mất đi 20% lượng máu dẫn đến huyết áp giảm. Trình bày các cơ chế sinh lí chủ yếu làm tăng huyết áp giúp huyết áp trở lại bình thường.
c. Giải thích vì sao tim bơm máu vào động mạch thành từng đợt nhưng máu vẫn chảy trong mạch thành từng dòng liên tục?
d. Phân tích những đặc điểm cấu trúc ruột non phù hợp với chức năng của nó.
e. Trong quá trình tiến hoá, động vật chuyển từ đời sống dưới nước lên trên cạn gặp những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? Những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào?
Đáp án
Ý- điểm
Nội dung
3a (0,5)
- TH 1: Làm thay đổi điện thế nghỉ theo hướng giảm phân cực. 
 Giải thích: ion canxi mang điện tích dương đi vào trong màng làm trung hoà bớt điện tích âm ® giảm phân cực ở màng tế bào.(0,25)
TH 1: Làm thay đổi điện thế nghỉ theo hướng giảm phân cực.
 Giải thích: do làm giảm chuyển K+ vào trong tế bào, giảm chuyển Na+ ra ngoài tế bào, (bơm K/Na mỗi lần bơm đồng thời 2K+ vào và 3Na+ ra) (0,25)
3b
(1,0)
- Cơ chế thần kinh thông qua phản xạ tăng áp: 
	Thụ thể áp lực và thụ thể hóa học ở cung ĐM chủ, xoang ĐM cảnh bị kích thích à Trung khu điều hòa tim, mạch ở hành não à Tăng nhịp tim và lực co tim, mạch máu co lại à Huyết áp tăng. (0,25)
- Cơ chế thể dịch thông qua Adrenalin và Noradrenalin 
	Dây thần kinh giao cảm kích thích phần tủy tuyến trên thận tiết Adrenalin và Noradrenalin à tim đập nhanh, mạnh, co mạch máu nội tạng, co mạch máu dưới da à Huyết áp tăng. (0,25)
- Điều hòa thông qua hệ thống Renin – Angiotensin – Aldosteron (RAAS) 
+ Khi huyết áp giảm à Bộ máy cận quản cầu tiết Renin à Renin biến đổi Angiotensinogen thành Angiotensin I à Angiotensin II àAngiotensin II gây co động mạch đến thận làm giảm áp suất lọc, giảm lượng nước tiểu. (0,25)
Đồng thời Angiotensin II kích thích phần vỏ tuyến trên thận tiết Aldosteron à Aldosteron kích thích ống lượn xa tăng cường tái hấp thụ Na+ kèm theo nước à Huyết áp tăng (0,25)
3c
(0,5)
- Do tính đàn hồi của động mạch: Động mạch đàn hồi, dãn rộng ra khi tim co đẩy máu vào động mạch. Động mạch co lại khi tim dãn. (0.25đ)
- Khi tim co đẩy máu vào động mạch tạo cho động mạch một thế năng. Khi tim dãn, nhờ tính đàn hồi động mạch co lại, thế năng của động mạch chuyển thành động năng đẩy máu chảy tiếp.
Động mạch lớn có tính đàn hồi cao hơn động mạch nhỏ do thành mạch có nhiều sợi đàn hồi hơn. (0.25đ)
3d
(0,5)
Những đặc điểm cấu trúc ruột non phù hợp với chức năng của nó 
Ruột non có 2 chức năng cơ bản: tiêu hóa và hấp thụ
- Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng tiêu hóa: 
+ Ruột dài, giữ được thức ăn lâu
+ Hệ cơ vòng, cơ dọc tạo ra 3 kiểu vận động ruột (vận động quả lắc, co bóp phân đoạn, nhu động làn sóng) giúp nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa.
+ Ruột non chứa hệ enzim thủy phân của dịch tụy, dịch ruột, dịch mật. Các enzim phân giải chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản nhất mà tế bào có thể hấp thu được.(0.25đ)
(HS nêu được 2-3 ý 0,25)
- Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ:
+ Diện tích hấp thụ lớn: ruột dài, niêm mạc có nhiều nếp gấp, số lượng lông ruột, vi nhung mao lớn,
+ Cấu tạo lông ruột thích hợp với chức năng hấp thụ các chất : hệ thống mạch máu, mạch bạch huyết dày,
+ Hệ cơ vòng và cơ dọc hoạt động tạo ra các kiểu vận động ruột có tác dụng đẩy thức ăn xuống phía sau với tốc độ chậm, đủ thời gian để niêm mạc ruột hấp thụ chất dinh dưỡng.(0.25đ)
(HS nêu được 2-3 ý 0,25)
3e
(0,5)
- Những trở ngại liên quan đến sinh sản: 
+ Thụ tinh ngoài không thực hiện được vì không có môi trường nước.	 
+ Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng mặt trời mạnh, vi sinh vật xâm nhập. (0,25đ) 
- Cách khắc phục: 
+ Thụ tinh trong. 
+ Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ. (0,25đ) 
Câu 4. (3,5 điểm)
a. Nước được hấp thụ từ đất vào cây qua rễ theo những con đường nào? Nêu những đặc điểm có lợi và bất lợi của mỗi con đường đó. Hệ rễ đã khắc phục đặc điểm bất lợi của các con đường đó bằng cách nào?
b. Theo dõi sự sản sinh oxi và thải oxi trong hoạt động quang hợp của một cây C4 theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường thu được đồ thị dưới đây :
- Hãy cho biết đường cong nào biểu diễn sự sản sinh oxi trong quang hợp ở mô lá, đường cong nào biểu diễn sự thải oxi ra môi trường? Vì sao?
- Giải thích sự biến thiên của đường cong A và đường cong B.
c. Giải thích vì sao người ta có thể chọn ba phương pháp: Xác định điểm bù CO2, giải phẫu lá và nhu cầu nước để phân biệt cây C3 với cây C4?
d. Em hãy kể tên các kiểu quả không hạt được tạo nên trong tự nhiên. Dựa trên cơ sở khoa học và phương pháp nào người ta tạo ra quả không hạt?
Đáp án	
Ý- điểm
Nội dung
4a
(0,75)
- Nước được hấp thụ từ đất vào cây qua rễ theo hai con đường: 
+ Con đường qua thành tế bào và gian bào: hấp thụ nhanh và nhiều nước (có lợi) nhưng lượng nước và các chất khoáng hòa tan không được kiểm tra (bất lợi) (0.25đ)
+ Con đường tế bào: lượng nước và chất khoáng hòa tan được kiểm tra bằng tính thấm chọn lọc của tế bào sống (có lợi) nhưng nước và khoáng hòa tan được hấp thụ chậm và ít (bất lợi) (0.25đ) 
(HS chỉ nêu được tên 2 con đường 0,25)
- Sự khắc phục của hệ rễ: đặt vòng đai Caspari trên thành tế bào nội bì. Vòng đai Caspari được cấu tạo bằng chất không thấm nước và không cho các chất khoáng hòa tan trong nước đi qua. Vì vậy, nước và các chất khoáng hòa tan phải đi vào trong tế bào nội bì, ở đây lượng nước đi vào được điều chỉnh và các chất khoáng hòa tan được kiểm tra. (0.25đ)
4b
 (1,5)
 * Đường cong A biểu diễn sự sản sinh oxi trong mô lá, đường cong B biểu diễn sự thải oxi ra môi trường. Đường cong A luôn có giá trị lớn hơn đường cong B tại mỗi nhiệt độ xác định. (0,25)
	Giải thích: Vì lượng oxi thải ra môi trường (đường B) chính là lượng oxi sinh ra trong quang hợp sau khi đã bị hao hụt một phần do sử dụng vào hô hấp, nên có trị số nhỏ hơn so với lượng oxi sinh ra do quang hợp (đường A). (0,25)
* Giải thích sự biến thiên của đường cong A và đường cong B.
- Đường cong A: Khi nhiệt độ còn thấp, quang hợp diễn ra yếu, khi nhiệt độ tăng thì quang hợp tăng dần do vậy lượng oxi cũng tăng dần đạt tối đa, sau đó quang hợp không tăng theo nhiệt độ nữa thậm chí có biểu hiện giảm. (0,25)
- Đường cong B: 
+ Sự thải oxi ra môi trường phụ thuộc cả cường độ quang hợp và cường độ hô hấp. (0,25)
+ Lượng oxi thải ra môi trường đạt giá trị cực đại (ở khoảng 300C) vì lúc này cường độ quang hợp đang tăng mạnh, nhưng cường độ hô hấp chưa tăng cao nên tế bào chưa sử dụng nhiều ôxi. (0,25) 
+ Khi nhiệt độ tiếp tục tăng thì cường độ hô hấp tăng mạnh tiêu hao nhiều oxi, trong khi đó cường độ quang hợp tăng nhưng không nhiều so với cường độ hô hấp -> lượng ôxi hao hụt càng nhiều -> đường cong B đi xuống. (0,25)
4c
(0,5)
* Giải thích: 
- Điểm bù CO2 của thực vật C3 và C4 khác nhau (C3: 30-70 ppm; C4: 0-10 ppm).
- Nhu cầu nước ở thực vật C3 và C4 khác nhau, nhu cầu nước của thực vật C3 gấp đôi C4.
- Giải phẫu lá của cây C3 và cây C4 khác nhau. 
+ Lá cây C3 chỉ có một loại lục lạp ở tế bào mô giậu và có chứa tinh bột.
+ Lá cây C4 có hai loại lục lạp, một loại ở tế bào mô giậu không chứa tinh bột, một loại ở tế bào bao bó mạch chứa tinh bột. 
 Đúng 2 ý 0,25; đúng 3 ý 0,5
4d
(0,75)
- Có hai kiểu không hạt trong tự nhiên: 
+ Quả không hạt được tạo nên không qua thụ tinh. 
+ Quả không hạt được tạo nên qua thụ tinh, nhưng sau đó phôi không phát triển mà bị hủy. 
(0.25 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG.doc