Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thanh Ba

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thanh Ba", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thanh Ba
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HUYỆN THANH BA
 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
NĂM HỌC 2016-2017 
 MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 135 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (8,0 điểm): 
Nhà thơ Robetrt Frost (1874 - 1936) từng nói:
“ Trong rừng có nhiều lối đi
Và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”
Nhà văn Lỗ Tấn (1881- 1936) lại nói: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
Hãy viết bài văn nghị luận ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về những ý kiến trên.
Câu 2 (12,0 điểm):
“ Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”
Hãy khám phá “ xứ sở của cái đẹp” qua bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, tập 1.
Hết
 Họ tên thí sinh:  Số báo danh: 
Chú ý: - Đề thi gồm 01 trang. Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu gì
 - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HUYỆN THANH BA
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
NĂM HỌC 2016-2017 
 MÔN: NGỮ VĂN.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN
( Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)
Câu 1 (8,0 điểm): 
Yêu cầu chung:
 - Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống và kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài.
 - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể:
Giải thích:(2,0 điểm)
 - Ý kiến thứ nhất: Chọn lối đi không có dấu chân người: Là lối đi chưa có ai đi, là cách làm sáng tạo, mạo hiểm, dũng cảm đối đầu với khó khăn.
 - Ý kiến thứ hai: 
+ Kì thực trên mặt đất làm gì có đường: Con đường không tự nhiên mà có mà do nhiều người đi mãi, đi nhiều mà thành.
+ Lối đi đã được người ta đi mãi thành đường: Là lối đi cũ, cách làm cũ, dễ dàng, đã quen thuộc, đã nhiều người thực hiện.
 - Nội dung của hai câu: Nêu lên những lựa chọn khác nhau để làm nên thành công trong hành trình cuộc sống của mỗi con người. Mỗi người sẽ có một lựa chọn về lối đi riêng, mỗi lối đi đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định. 
2.Bàn luận: (4,0 điểm) 
- Mỗi lối đi đều có những thuận lợi và khó khăn riêng:
+ Lối đi không có dấu chân người: Lối đi, cách thức sẽ có nhiều trở ngại, nhiều khó khăn phải đối đầu, buộc con người phải dũng cảm, phải sáng tạo, thậm chí phải mạo hiểm. Lối đi ấy có thể có rủi ro nhưng con người biết chấp nhận để có được thành công cho lần sau. Khi thành công con người có được niềm vui, niềm hạnh phúc của người đi tiên phong, người mở đường. (Dẫn chứng)
+ Lối đi đã được người ta đi mãi thành đường: Lối đi an toàn, thuận lợi vì đã có người đi trước, mình có thể rút kinh nghiệm để thành công đến đích sớm. Tuy nhiên, sẽ không có nhiều cơ hội để tìm ra cái mới, không có cơ hội chinh phục và khám phá. (Dẫn chứng)
 - Hai ý kiến không mâu thuẫn mà là những cách thức khác nhau để giúp ta đạt được thành công trong cuộc sống: 
+ Vì trong cuộc sống khó khăn, thử thách là điều không thể tránh khỏi, nên cần có những con người dám mạo hiểm, dám sáng tạo, xung kích đi đầu.
 + Con người sẽ đạt được thành công khi vừa biết kế thừa kinh nghiệm của người đi trước lại vừa biếtphát huy khả năng khám phá, sáng tạo của bản thân.
 	 - Tuy nhiên, chọn lối đi đã thành đường không có nghĩa là bảo thù, không sáng tạo; “ lối đi không có dấu chân người” không có nghĩa là liều lĩnh, dại dột, mạo hiểm.
3. Bài học nhận thức và hành động:(2,0 điểm)
 - Nhận thức được tính đúng đắn của mỗi quan niệm trên.
 - Trong cuộc sống cần rèn luyện để có được sự linh hoạt, sáng tạo, dũng cảm, lựa chọn được hướng đi phù hợp với từng tình huống cụ thể của cuộc sống.
Câu 2 ( 12,0 điểm): 
Yêu cầu chung:
 - Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lý luận văn học, khả năng cảm thụ thơ, kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải rõ hệ thống luận điểm, có lý lẽ, căn cứ xác đáng.
Yêu cầu cụ thể:
 I. Khái quát chung: (3,0 điểm)
Giải thích ý kiến:(2,0 điểm)
 	- Nhà văn chân chính: Là nhà văn luôn đặt cái đích vào con người và cuộc sống, đem tác phẩm của mình để phục vụ đời sống, có ích cho con người.
- Xứ sở của cái đẹp: Đó là cái đẹp muôn hình vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm (Vẻ đẹp của tự nhiên, của con người). Vẻ đẹp ấy không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức của tác phẩm đem đến cho người đọc những rung động thẩm mĩ, giúp con người thêm yêu cuộc sống, khát khao vươn tới những giá trị tốt đẹp của cuộc đời.
- Nội dung của cả câu: Khẳng định vai trò của nhà văn và tác phẩm trong việc giúp bạn đọc khám phá những vẻ đẹp của cuộc sống. 
Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ:(1,0 điểm)
 	- Năm 1958, miền Bắc được hòa bình, nhân dân làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước, tác giả đi thực tế ở vùng biển Quảng Ninh chứng kiến cuộc sống mới của người lao động.
Chứng minh: Xứ sở cái đẹp trong văn bản “Đoàn thuyền đánh cá” của 
Huy Cận: (8,0 điểm)
Luận điểm 1. Vẻ đẹp của thiên nhiên (3,0 điểm)
 - Vẻ đẹp của cảnh hoàng hôn trên biển: Rực rỡ, kì vĩ, huy hoàng.
 - Vẻ đẹp của cảnh biển đêm: Lung linh, huyền ảo, thơ mộng, vẻ đẹp giàu có, trù phú của biển cả.
- Vẻ đẹp của cảnh bình minh tươi sáng, tinh khôi, tràn đầy sức sống.
2. Luận điểm 2. Vẻ đẹp của con người (3,0 điểm)
- Khi ra khơi: Con người hào hứng, hăng say, phấn khởi tràn đầy hy vọng.
- Khi đánh cá trên biển: Con người với khí thế hăng hái, tư thế hùng dũng mạnh mẽ, với niềm vui phơi phới, lạc quan, với lòng yêu mến, biết ơn biển, với ý chí quyết tâm và sự nỗ lực khẩn trương.
- Khi trở về: Con người tràn đầy niềm vui, niềm tự hào, với tư thế tự tin của người lao động mới.
3. Luận điểm 3. Vẻ đẹp của nghệ thuật biểu hiện (2,0 điểm)
- Thể thơ 7 chữ, cách gieo vần biết hóa linh hoạt.
- Âm hưởng thơ khỏe khoắn sôi nổi vừa phơi phới, bay bổng vừa ngọt ngào, tha thiết.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng thể hiện trọn vẹn hành trình ra khơi đánh cá và trở về.
- Bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn. Hình ảnh thơ kì vĩ tráng lệ, những hình ảnh so sánh, nhân hóa đẹp được sáng tạo bằng cảm hứng lãng mạn, cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động.
III. Đánh giá chung: (1,0 điểm)
 	- Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn: Cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú, được nhà văn khơi nguồn, kết tinh từ cuộc sống, là sản phẩm do tài năng, tâm huyết, trí tuệ của nhà văn nên có sức hấp dẫn với độc giả.
- Khẳng định tầm quan trọng của hiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn trong việc khám phá và sáng tạo cái đẹp.
* Lưu ý:
- Trên đây chỉ là những định hướng, giám khảo cần linh hoạt, tránh đếm ý cho điểm. Việc cho điểm từng ý cần thống nhất chung.
- Khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo.
- Điểm toàn bài là tổng điểm các câu đã chấm cho lẻ đến 0,25. 
 Hết
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HUYỆN THANH BA
 ĐỀ DỰ BỊ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
NĂM HỌC 2016-2017 
 MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 135 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 8,0 điểm): 
Trong lời bài hát Mẹ tôi của nhạc sĩ Trần Tiến có câu hát:
“ Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình”
Lời câu hát trên gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 2 (12,0 điểm): Có ý kiến cho rằng:
“ Cái đẹp mà văn học mang lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật”
Qua tác phẩm “ Bếp lửa” của Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hết
 Họ tên thí sinh:  Số báo danh: 
Chú ý: - Đề thi gồm 01 trang. Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu gì
 - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HUYỆN THANH BA
 ĐỀ DỰ BỊ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
NĂM HỌC 2016-2017 
 MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 135 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 8,0 điểm): 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 “ Và chúng tôi một thứ quả trên đời
 Bảy mươi tuổi mẹ đang chờ được hái
 Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
 Mình vẫn là một thứ quả non xanh”
 ( Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 2 (12,0 điểm):
“ Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”
 ( Nguyên Ngọc, “ Báo văn nghệ” số ra ngày 21/10/1987)
Qua truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ văn 9, tập 2, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hết
 Họ tên thí sinh:  Số báo danh: 
Chú ý: - Đề thi gồm 01 trang. Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu gì
 - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_VAN.doc