Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 - Đề số 3 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 - Đề số 3 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 - Đề số 3 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2 điểm): Cảm nhận của em về câu thơ:
	Cỏ non xanh tận chân trời,
	 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2 (3 điểm).
Mái ấm gia đình đối với trẻ em.
Câu 3 (5 điểm):
	“Lặng lẽ Sa Pa”- Một bài ca ca ngợi những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
	Em hãy viết một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ nhận định trên. 
--------------- HẾT ---------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG
MÔN: NGỮ VĂN 9
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1.
 Học sinh chỉ cần chỉ ra được đó là một bức họa thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp. Bức họa ấy có: 
 - Màu xanh non của cỏ xuân trải rộng tới chân trời – phông nền của bức tranh 
 - Trên nền xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa trắng tạo ra sự hài hòa về mùa sắc(
 - Một bức tranh thiên nhiên về mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống; khoáng đạt, trong trẻo; nhẹ nhàng, tinh khiết
(2 điểm)
(0.5 đ)
(0.5 đ)
1đ
Câu 2 
a. Về hình thức
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. 
- Bố cục rõ ràng; luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
- Diễn đạt lưu loát.
b. Về nội dung:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
- Gia đình chính là nguồn vui, nguồn yêu thương, là mái ấm chở che cho mỗi cuộc đời, là cái nôi vững chắc để đào tạo con người trưởng thành.
- Mái ấm gia đình vô cùng quý giá và quan trọng đối với mỗi người, nhất là đối với trẻ em; là nơi trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, được yêu thương, dạy dỗ nên người.
- Gia đình hạnh phúc tạo nên sự bình yên trong tâm hồn trẻ thơ và sự bình yên của xã hội.
- Gia đình tan vỡ, trẻ em sẽ là những nạn nhân thiệt thòi, bất hạnh nhất.
- Người lớn cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn mái ấm gia đình, không nên vì bất cứ lí do gì mà làm tổn thương đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng của con trẻ.
- Trẻ em cần phải biết vâng lời, làm vui lòng ông bà, cha mẹ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3. 
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Học sinh phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học nhằm làm sáng tỏ một nhận định
- Bố cục phải rõ ràng ,chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn.
2. Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề một cách trôi chảy, ấn tượng, khái quát được vẻ đẹp chung của những con người thầm lặng cống hiến 
2. Thân bài
- Làm sáng tỏ vẻ đẹp của từng con người trong sự thầm lặng cống hiến 
+ Anh thanh niên là một con người yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc khi thấy công việc của mình gắn liền với công việc của nhiều người khác; Anh biết quan tâm đến mọi người, sống chân thành ,cởi mở, khiêm tốn
+ Ông kĩ sư vườn rau âm thầm tìm xem cách ong thụ phấn để rồi tự tay mình thụ phấn để cho rau su hào được nhiều hơn, ngon hơn 
+Người cán bộ nghiên cứu sét cũng sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư của đời mình, 11 năm mà không dám xa cơ quan một ngày, mải mê trên hành trình đi tìm bản đồ sét cho đất nước
+ Họ là những con người luôn tự hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc, hi sinh quyền lợi của cái riêng mà vì cái chung, vì độc lập tự do vì hạnh phúc của nhân dân
 - Khái quát vấn đề và liên hệ bản thân.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về những con người lao động thầm lặng
3. Biểu điểm:
- Điểm 5: Bài làm đạt được những yêu cầu trên, có tính sáng tạo, văn viết mạch lạc, cảm xúc trong sáng
- Điểm 3-4: Bài viết phân tích được những đặc điểm riêng nhất của các nhân vật; biết nhận xét, đánh giá nhân vật; làm nổi rõ vấn đề; Bài viết có kết cấu chặt chẽ, lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt.
- Điểm 1-2: Bài viết giới thiệu một cách chung chung về nhân vật; phân tích không sâu; không biết tổng hợp, khái quát làm nổi rõ vấn đề; bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều.
- Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương pháp
(0,5đ)
2đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
-------------- HẾT --------------

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9_hsg_3.doc