Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 - Đề số 18 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 757Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 - Đề số 18 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 - Đề số 18 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (3.0 điểm) : Cho đoạn văn sau:
	 “Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.”
	(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
	a. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong vế câu được gạch chân.
	b. Đánh giá về giá trị diễn đạt của các biện pháp nghệ thuật đã được chỉ ra ở ý a bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 2. (4.0 điểm):
	“Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
Câu 3. ( 3.0 điểm):
 Câu chuyện: Cậu bé và cây si già
 Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm, cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
 	(Theo Trần Hồng Thắng)
Khi nội dung câu chuyện được khép lại cũng chính là lúc một bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Em hãy viết một bài văn nghị luận về bài học đó.
--------------- HẾT ---------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: NGỮ VĂN 9
Câu
Đáp án
Điểm
1
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong vế câu: “ tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.”. Cụ thể:
a/- Biện pháp điệp ngữ: Từ “ mà” được nhắc đi nhắc lại đến 3 lần.
- Biện pháp liệt kê: (mà ) cắn, (mà) nhai, (mà) nghiến.
0.5
0.5
b/ Đánh giá được giá trị diễn đạt của các biện pháp nghệ thuật đã chỉ ra. Cụ thể:
- Nhấn mạnh các hành động (diễn ra trong ý nghĩ) của nhân vật bé Hồng 
- Tô đậm tâm trạng uất nghẹn, đau khổ của bé Hồng trước những cổ tục đã đày đoạ mẹ mình.
- Góp phần khắc hoạ một cách sâu sắc tình yêu mãnh liệt của bé Hồng dành cho mẹ.
0,5
0,75
0,75
 2
 3
Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau:
1. Về kiến thức: Dựa vào kiến thức đã học về đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” để chứng minh đó là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. Thí sinh có thể sử dụng hệ thống luận điểm một cách phong phú, linh hoạt miễn là làm sáng tỏ được vấn đề nghị luận mà đề bài đặt ra. Sau đây là một số gợi ý:
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được hiện lên với không gian thoáng đãng, hình ảnh tươi sáng, đầy màu sắc với sự vận động nhẹ nhàng theo bước đi của thời gian và dự cảm được gợi lên từ khung cảnh thiên nhiên ấy
- Bức tranh lễ hội mùa xuân có sự xuất hiện của người (), của vật (). Đó là một khung cảnh rộn ràng, nhộn nhịp, sống động về cảnh lễ hội cũng như con người trong lễ hội du xuân.
- Đánh giá về ngòi bút miêu tả, về tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Du được toát lên từ bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân.
2. Về kỹ năng : 
 + Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn nghị luận chứng minh. Biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận đã học.
 + Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. 
Đây là một đề bài mang tính chất mở nên có sự đòi hỏi cao về tính sáng tạo của người làm bài. Thí sinh có thể có rất nhiều cách trình bày khác nhau miễn là giải quyết được yêu cầu mà đề bài đặt ra. Hướng dẫn chấm chỉ định hướng một số yêu cầu cơ bản như sau: 
1. Về kiến thức: 
- Trên cơ sở nắm diễn biến và mối liên hệ của các sự việc, thí sinh cần xác định được bài học toát lên từ câu chuyện đặc biệt là ở lời thoại cuối cùng của nhân vật cây si: “Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?”. Bài học đó là: những gì mà bản thân mình không muốn thì đừng bắt người khác phải nhận ( thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội dung bài học).
- Thí sinh phải xác định được nội dung bài học được rút ra từ câu chuyện chính là vấn đề nghị luận mà người làm bài phải triển khai thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. Vấn đề nghị luận ấy có thể được triển khai bằng nhiều luận điểm và luận cứ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
+ Từ câu chuyện thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh...). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình. 
+ Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh) dù vô tình hay cố ý.
+ Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm 
+ Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc
+ Bài học rút ra cho bản thân trong quan hệ với người khác.
2. Về kỹ năng:
 + Có kỹ năng xác định được vấn đề nghị luận.
 + Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn nghị luận trong đó có sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận 
+ Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
 * Lưu ý:
 - Các thang điểm chi tiết khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
 - Thí sinh có thể có nhiều cách lập luận khác nhau miễn là hợp lý. 
 - Đặc biệt trân trọng những bài viết giàu cảm xúc, lập luận sắc sảo, mạch lạc, chặt chẽ, thể hiện sự phát hiện, khám phá mang tính chiều sâu.
1,0
1,0
1,0
1,0
0,5
0,75
0,75
0,5
0,25
0,25
--------------- HẾT ---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9_hsg_18.doc