UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .............................. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,5 điểm): Viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau: " Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông" ("Truyện Kiều" - Nguyễn Du) Câu 2 (1,5 điểm): Trong truyện ngắn "Làng", Kim Lân luôn để nhân vật chính (ông Hai) dành tình yêu sâu nặng, cảm động hướng về làng Chợ Dầu. Vậy theo em, tại sao nhà văn không đặt tên truyện là "Làng Chợ Dầu" mà lại lấy nhan đề cho truyện là "Làng". Câu 3 (6,0 điểm): Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, trong bài "Việt Bắc", Tố Hữu đã viết: "Mình về thành thị xa xôi Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng Phố đông, còn nhớ bản làng Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?" Những dòng thơ trên gợi cho em liên tưởng đến lời tâm sự, nhắc nhở của nhà thơ nào trong một thi phẩm đã học thuộc chương trình Ngữ văn lớp 9? Chỉ rõ điểm đồng điệu giữa ý thơ của Tố Hữu và tâm sự của nhà thơ đó. Hãy phân tích niềm tâm sự sâu kín của tác giả trong bài thơ em vừa tìm được. ------------ HẾT ------------ UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .............................. HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: NGỮ VĂN 9 Đề bài: Câu Đáp án Điểm Câu 1. (2,5 đ) 1. Về hình thức: Đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc. 2.Về nội dung: Đoạn văn chỉ ra đầy đủ và phân tích rõ giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ đã cho, từ đó làm rõ tài năng bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo để miêu tả cảnh: - Biện pháp nhân hoá; Quyên đã gọi hè -> âm thanh tiếng chim cuốc khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian - Biện pháp ẩn dụ: Lửa lưụ -> hoa lựu nở trong như những đốm lửa . - Chơi chữ: điệp âm phụ âm "l" (lửa lựu lập loè) kết hợp với cách sử dụng từ láy tượng hình (lập loè" -> gợi tả chính xác màu sắc, trạng thái lấp ló,lúc ẩn lúc hiện của bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng. -> Sự quan sát tinh tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ và tài năng tả cảnh bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Du đã lột tả được cái hồn của cảnh. -> Tất cả làm hiện lên một bức tranh mùa hè đẹp, sinh động nơi làng quê yên ả, thanh bình. (0,25 đ) (0,25đ). (0,25đ) (0,2đ) (0,25đ) (0,3đ) (0,5đ) (0,5đ) Câu 2 (1,5 đ) Yêu cầu học sinh lí giải được vì sao Kim Lân không đặt tên truyện là "Làng Chợ Dầu" mà lại lấy nhan đề cho truyện là "Làng". - Kim Lân không đặt tên cho truyện của mình là "Làng Chợ Dầu", vì nhan đề này thiếu tính khái quát "Làng Chợ Dầu"là một danh từ riêng chỉ một làng quê cụ thể. Do đó, tình yêu làng được thể hiện cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân ở một làng quê, một địa phương cụ thể mà thôi . - Nhan đề "Làng" có tính khái quát cao. Làng là danh từ chung chỉ mọi làng quê trên đất nước ta. Vì vậy, đặt tên truyện là :"Làng", Kim Lân muốn tác phảm của mình không chỉ thể hiện tình yêu làng yêu nước của một nhân vật ông Hai, mà sâu rộng hơn,tác giả còn muốn nói đến một tình cảm bao trùm, phổ biến - đólà tình yêu làng quê, yêu đất nước - trong mọi người dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống pháp trên khắp mọi miền Tổ quốc. (0,5đ) 1 đ Câu 3 (6,0điểm) A, Yêu cầu: a. Kỹ năng: - làm đúng kiểu bài nghịluậnv ăn học. - Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm, lập luận chặt chẽ, đối chiếu, đưa dẫn chứng và phân tích một cách chọn lọc, hợp lí. - Bố cụ rõ ràng: kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. - Không mắc các lõi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp.... b. Nội dung: Học sinh có thẻ có một số cách diễn đạt, phân tích khác nhau, nhưng trong bài làm cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: 1.Những dòng thơ của Tố Hữu gợi liên tưởng đến lời tâm sự của Nguyễn Duy trong bài thơ "Ánh trăng". - Điểm đồng điệu giưũa ý thơ của Tố Hữu và Nguyễn Duy đều là những lời nhắc nhở về đạo lí ân nghĩa thuỷ chung. + Ở những dòng thơ của Tố Hữu: là lời nhức nhở với những cán bộ kháng chiến khi dời Việt Bắc về xuôi ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc. (Khi sự lãng quên qúa khứ chưa xẩy ra). + Ở bài thơ "Ánh trăng" : là lời tâm sự, tự bạch, tự thú với chính mình, với mọi người khi giật mình nhận ra bản thân đã từng gắn bó, đùm bọc, sẻ chia,... với mình, thậm chí còn thầm lặng hi sinh không tính toán. 2. Phân tích tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy qua bài "Ánh trăng" * Kỉ niệm trong quá khứ gắn với hình ảnh vầng trăng: - Những kỉ niệm từ thửa ấu thơ. - Trăng gắn liền với những kỉ niệm thời chiến tranh gian khổ. -> Trăng là biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên tươimát, là biểu tượng của nghĩa tình, nguồn cội. -> Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình. * Tâm sự về sự lãng quên "vầng trăng"trong hiện tại: - Lí do: sự thay đổi của hoàn cảnh sống... - Con người quên lãng vầng trăng, quên quá khứ. - Người và trăng trở nên xa kạ, không còn là tri kỷ (cho dù trăng vẫn luôn tròn đầy tình nghĩa) -> Cuộc sống hiện đại với vật chất đầy đủ khiến con người dễn quên đi quá khứ gắn bó một thời. * Niềm ân hận của tác giả và tấm lòng của"vầng trăng". - Đó là sự ân hận, sám hối khi con người nhận ra sự bạc bẽo, vô tình của mình. - Tâm sự sâu kín của nhà thơ không dừng lạỉơ đó. Điều ông muốn nói là con người phải tự mình bước qua lỗi lầm của mình, biết điều chỉnh, tự hoàn thiện bản thân. - Vầng trăng ở đây không chỉ là quá khứ vẹn nguyên,là vẻ đẹp tự nhiên vĩnh hằng,mà trăng còn là bạn, là nhân chứng tình nghĩa nhắc nhở con người, là biểu tượng cho những con người giản dị, trong sáng , tình nghĩa, đólà nhân dân, là đồng đội của người lính. -> Tấm lòng của "vầng trăng", của nhân dân ta là vô cùng rộng lớn, luôn bao dung và tha thứ... 1đ 1,5đ 1,5đ 2đ ------------ HẾT ------------
Tài liệu đính kèm: