Đề thi chọn học sinh giỏi năm 2015 - 2016 - Trường THCS Kim Thư

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1292Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi năm 2015 - 2016 - Trường THCS Kim Thư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi năm 2015 - 2016 - Trường THCS Kim Thư
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI
	 Trường THCS Kim Thư
 ----------------
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
	Năm 2015- 2016
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1Câu 1 (4 điểm )
 Kết thúc truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương ‘ Nguyễn Dữ viết : 
 “ ...Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, theo sau đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
	Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: 
	- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
	Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ dần rồi biến mất.”
Nêu cảm nhận của em về cách kết thúc câu chuyện trên
Câu 2: (6 điểm)
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: 
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là
 Người thầy giáo già hoảng hốt: 
- Thưa ngài, ngài là
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào 
(SGK Ngữ văn 9, tập một, tr.40)
Suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện trên 
 Câu 3 (10điểm)
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.”
 (Tiếng nói của văn nghệ –Nguyễn Đình Thi )
Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật để làm rõ nhận định trên .
--------------- HẾT ---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: NGỮ VĂN 9
Câu 1 (4.0điểm)
A- Yêu cầu:
I/ Về kĩ năng: 
-Câu 1
 Bài làm của học sinh cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau: 
A. Về nội dung : 
- Hình ảnh Vũ Nương trở về trong một không gian rực rỡ và tràn đầy ánh sáng như một sự đền bù xứng đáng cho người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời bất hạnh. Nỗi oan của Vũ Nương đã được giải. Đây là một kết thúc có hậu ta vẫn thường gặp trong truyện dân gian : Ở hiền gặp lành.
- Cách kết thúc ấy đã làm hoàn thiện thêm vẻ đẹp ở nhân vật Vũ Nương :
+ Đối với chồng con: nàng là người phụ nữ độ lượng, vị tha, ân tình, nhân hậu.
+ Đối với Linh Phi: ngàng là người trọng tình, trọng nghĩa giữ trọn lời hứa.
- Câu truyện kết thúc có hậu song vẫn tiềm tàng tính bi kịch, Vũ Nương mãi mãi không thể trở về trần gian, cuộc sống giàu sang mà nàng có nơi làn mây cung nước chỉ là ảo ảnh, hạnh phúc thực sự sẽ không bao giờ đến với Vũ Nương. Chọn cách kết thúc ấy làm giá trị tố cáo của truyện càng trở nên sâu sắc. Chế độ nam quyền độc đoán đã không cho người phụ nữ quyền hưởng hạnh phúc. Phải chăng với những người phụ nữ phong kiến hạnh phúc đối với họ là quá mong manh, hư không.
- Hình ảnh Vũ Nương trở về trên kiệu hoa rực rỡ là hình ảnh đặc sắc nhất thể hiện đặc trưng của thể loại truyền kì làm truyện thêm sâu sắc, hấp dẫn.
 Hình ảnh cuối truyện Vũ Nương hiện lên mờ ảo lúc ẩn lúc hiện nói với chồng vài lời rồi biến mất. Nàng không thể trở lại nhân gian được nữa dù rất thương nhớ chồng con, dù Trương Sinh rất hối hận đau lòng đã nói lên một bài học : Phải có niềm tin với những người thân yêu, bởi nếu thiếu nó thì sẽ rất khó đắp xây hạnh phúc gia đinh, phải biết trân trọng nâng niu những gì mình đang có.
B. Về hình thức:
Học sinh có thể trình bày và lập luận khác nhau song bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, có khả năng cảm thụ tốt, phân tích thoả đáng làm sáng rõ nội dung yêu cầu của đề bài. Văn viết mạch lạc có cảm xúc.
Biểu điểm: 
3,5-4 điểm: Cảm nhận đúng, có ý sâu sắc, tinh tế, diễn đạt tốt
2,5-3 điểm: Cảm nhận đúng, khá đầy đủ, sâu sắc, tinh tế, diễn đạt khá.
1,5-2 điểm : Cảm nhận được nhưng nhìn chung chưa sâu, mắc ít lỗi diễn đạt
0,5- 1 điểm: Cảm nhận còn hời hợt, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
0 điểm : Làm lạc đề, bỏ giấy trắng.
 Câu 2: 6điểm
A. Yêu cầu:
1. Về kỹ năng:
- Biết cách làm một bài văn nghị luận. 
- Bài viết có bố cục hoàn chỉnh, hành văn có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt chính tả.
- Biết vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận.
2. Về kiến thức
- Bài viết cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:
* Xác định được ý nghĩa rút ra từ câu chuyện:
- Một câu chuyện chỉ trong bảy dòng có mở đầu, có tình huống, có sự việc và có kết thúc, ngắn gọn mà ý nghĩa sâu sắc. 
- Người học trò cũ ghé thăm trường xưa nay đã trở thành một nhân vật danh tiếng, quyền cao chức trọng nhưng ông vẫn không quên những người thầy đã từng dạy dỗ mình từ thuở nhỏ, cho mình tri thức và cách sống làm người. Ông hiểu có được sự thành công vẻ vang hôm nay, chính là nhờ công lao dạy dỗ, giáo dục của thầy. Ông ghé thăm thầy một chút, nói một lời tri ân với thầy bằng thái độ kính cẩn, lễ phép như ngày nào còn đi học. Thầy vẫn là thầy “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, còn trò dù giờ đây chức vị cao sang, thầy có thể gọi ngài nhưng vẫn là trò. Thầy là sư phụ (cha) mà trò là con. 
Þ Thật là nghĩa trọng tình sâu, kính trọng thầy, trọng đạo thầy, tri ân thầy. Đó là cách đối nhân thấu tình đạt lí, đáng để người ta học tập. 
* Bình luận: Mở rộng vấn đề bàn bạc 
- Xã hội văn minh, người ta không phải quá nặng nề trong quan hệ thầy trò như trước: sống lễ tết, chết để tang nhưng lòng biết ơn, tinh thần tôn sư trọng đạo thì mãi mãi phải giữ gìn. Đó không chỉ là đạo lí mà còn thể hiện lối sống đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa giữa người với người. 
- Nếu truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bị mai một sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nền giáo dục và đời sống văn hóa của xã hội. Người học có kính thầy mới học được đạo (tri thức) của thầy, mới tiếp nhận một cách tự giác lời thầy truyền dạy. Ngược lại, không kính trọng thầy thì cái đạo của thầy cũng không tiếp nhận: “ Chữ thầy trả thầy”. Tiếp nhận đạo thầy mới trở nên thành công, thành đạt như vị danh tướng kia, đất nước có nhiều người giỏi giang như vậy mới phát triển, thịnh vượng và bền vững. 
- Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, ngay trong nhà trường vẫn có những học sinh ứng xử thiếu văn hóa, không chỉ bằng lời nói mà còn có những hành vi, thái độ, hành động phi đạo đức, vô ơn bạc nghĩa. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ thầy – trò, chất lượng dạy – học, tiền đồ của nước nhà. 
* Rút ra bài học cuộc sống.
- Từ câu chuyện trên, chúng ta rút ra bài học gì? Ngay khi còn là học sinh hay khi đã trưởng thành, cần biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình nên người, luôn nhớ câu “Không thầy đố mày làm nên”. Lòng biết ơn phải được thể hiện ở tấm lòng chân thành, ở lời nói, cử chỉ, hành động, thái độ ứng xử tốt đẹp. 
- Biết tri ân, biết đối nhân xử thế thấu tình đạt lí không chỉ là nét đẹp tâm hồn, nhân cách của bản thân mà chính mình cũng được người khác tôn trọng, nể phục. 
- Bản thân luôn nhận thức đúng đắn và giữ gìn truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, đó là lòng biết ơn. 
- Kính trọng thầy mới học được đạo của thầy, con người mới trở nên tốt đẹp. 
C. Biểu điểm:
- Điểm 5 - 6: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
- Điểm 3,5 – 4,5: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng thành công thao tác lập luận, diễn đạt tương đối tốt.
- Điểm 2 – 3: Chỉ đáp ứng 1/2 yêu cầu trên, lập luận chưa rõ ràng, còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả. 
- Điểm 0,5 – 1,5: Nội dung bài viết còn sơ sài, chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả. 
- Điểm 0: Không hiểu đề
Câu 3 (10 điểm)
I .Yêu cầu chung :
1. Về kỹ năng .
 + Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận tổng hợp về một vấn đề văn học và vận dụng vào việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể 
 + Bố cục bài viết mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh có cảm xúc 
2 .Về kiến thức 
+ Học sinh hiểu đúng ý nghĩa của nhận định 
+Phân tích bài thơ để làm nổi bật vấn đề cần nghị luận .
II . Yêu cầu cụ thể .
Bài làm cần đảm bảo những yêu cầu sau :
1 Giải thích nhận định .(2.5đ)
-Tác phẩm văn học bao giờ cũng lấy chất liệu từ cuộc sống thực tại: đó là những con người, những số phận ,những cuộc đời, những mảng đời sống gia đình, xã hội được tác giả dùng làm dề tài cho những sáng tác của mình. văn học đã trở thành tấm gương phản chiếu hiện thực, qua tác phẩm người đọc có thể hình dung được “cuộc sống muôn hình vạn trạng”.
- Nhưng nghệ sỹ không chỉ ghi lại những cái đã có rồi, không chỉ tái hiện cuộc sống mà còn muốn gửi gắm những tư tưởng tình cảm, thái độ về cuộc sống. Hơn thế nữa nhiều tác phẩm văn học có giá trị còn thể hiện những khao khát những ý tưởng mới mẻ, những điều chiêm nghiệm và những suy ngẫm sâu sắc của nghệ sĩ về cuộc đời, về con người. Đó chính là những điều mới mẻ nghệ sĩ muốn nói qua tác phẩm của mình.
2 Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định (7 đ)
-giới thiệu tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật (hoàn cảnh ra đời ,nội dung chủ yếu )
-Khẳng định bài thơ đã sử dụng những chất liệu của thực tại:
+Tái hiện chân thực hiện thực khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta qua việc khắc hoạ hình ảnh những chiếc xe không kính.
+Miêu tả chân thực và sinh động hình ảnh người lính lái xe với những phẩm chất nổi bật: yêu nước, dũng cảm, lạc quan,hồn nhiên, trẻ trung, ngang tàng, nghịch ngợm ,thắm thiết tình đồng đội (tái hiện bằng những hình ảnh độc đáo với ngôn ngữ, giọng điệu tự nhiên khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ )
- Điều mới mẻ có thể cảm nhận từ bài thơ đó là:
+ Niềm tự hào ngợi ca vẻ đẹp người lính nói riêng và vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến 
+ Khám phá khẳng định sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam ,dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh tàn khốc và ác liệt. Dường như không có một kẻ thù nào có thể huỷ diệt được sức sống, niềm tin của con người Việt Nam (tư thế ngang tàng bất khuất của người lính lái xe )
+Thể hiện một chiều sâu triết lí: Sức mạnh của dân tộc ta không phải ở vũ khí tối tân hiện đại mà ở tinh thần lạc quan, dũng cảm, ý chí quyết tâm vì đồng bào miền Nam ruột thịt.
3 Đánh giá :
+Khẳng định sự đúng đắn của nhận định.
+Liên hệ rút ra bài học 
Cho điểm:
- Viết chặt chẽ thuyết phục với vốn hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa nhận định và tác phẩm làm rõ các ý theo trình tự sắp xếp đã nêu trên. Giọng văn có nét riêng vừa sáng sủa chặt chẽ, vừa giàu cảm xúc (10đ)
- Nếu thiếu các ý như trên và kỹ năng chưa đạt đến mức độ nào đó thì giám khảo tuỳ từng trường hợp cho điểm.
---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_van_9_nam_2015_KT.doc