Sở giáo dục và đào tạo Đề thi học sinh giỏi lớp 5 cấp tỉnh Thanh Hóa Năm học 2005 - 2006 Môn: tiếng Việt (Bảng A) Đề chính thức 6 Thời gian làm bài: 90 phút câu 1: ( 3 điểm ) Cho các từ sau: Xanh xám, thích thú, lời lẽ, nóng nảy, yêu thương, êm ấm , lợi ích, hờn, giận, nghĩ ngợi. a- Dựa vào cấu tạo, hãy xếp các từ trên thành 3 nhóm. Đặt tên cho mỗi nhóm ? b- Dựa vào từ loại, hãy xếp các từ trên thành 3 nhóm. Đặt tên cho mỗi nhóm? Câu 2 : ( 4 điểm ) a- Thêm từ ngữ vào chỗ trống để câu văn sau trở thành câu có bổ ngữ là bộ phận song song: Vào năm học mới, mẹ đã mua sách, vở ; ... b- Thêm trạng ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau: Nam đã tiết kiệm tiền ăn sáng ... c- Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và cho biết câu đó là loại câu gì ? - Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm bỏ mặc, đã lớn cao tới bụng người ; một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. ( Mùa thảo quả - Ma Văn Kháng ) Câu 3: ( 3 điểm ) Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 6 câu) kể về một người bạn mới quen của em, trong đó có sử dụng các từ ngữ sau : Năng khiếu, kiến thức, sáng dạ, thông minh, giỏi, môn học, học tập, học hỏi. Câu 4: ( 3 điểm ) “ Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. ” ( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy ) Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cây tre ? Trong đoạn thơ trên hình ảnh nào em cho là đẹp nhất ? Vì sao? Câu 5: ( 6 điểm ) Trong năm học này, trường em đã tổ chức nhiều cuộc thi rất bổ ích ( Thi Viết chữ đẹp, thi Tiếng hát và Kể chuyện của học sinh Tiểu học, thi hiểu biết về An toàn giao thông, Quyền và bổn phận trẻ em ... ) Em hãy thuật lại một cuộc thi mà em cho là ấn tượng và ý nghĩa nhất ? ( Điểm chữ viết và trình bày: 1 điểm ) đáp án chấm đề thi học sinh giỏi: Lớp 5 bảng a Môn : tiếng việt Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề ) Câu Nội dung Điểm Câu 1 (3 điểm) a- Từ đơn: hờn, giận Từ ghép: xanh xám, thích thú, lời lẽ, yêu thương, lợi ích. Từ láy: êm ấm, nghĩ ngợi, nóng nảy. b- Danh từ: lợi ích, lời lẽ. Động từ: hờn, giận, yêu thương, nghĩ ngợi, thích thú, nóng nảy. Tính từ: xanh xám, êm ấm. - Đặt đúng tên mỗi nhóm cho 0,5đ - Xếp đúng mỗi từ cho 0,1đ ( Nếu xếp sai 1 từ trừ 0,1đ) Tổng điểm: 3 điểm Câu 2 (4 điểm) a- Điền vào chỗ trống như sau: - Vào năm học mới, mẹ đã mua sách, vở ; quần áo. b- Điền vào chỗ trống: - Nam đã tiết kiệm tiền ăn sáng để ủng hộ đồng bào bị bão lụt. c- Câu 1: ( Câu ghép ) - Trạng ngữ: Mới đầu xuân năm kia; qua một năm bỏ mặc; một năm sau nữa; từ một thân lẻ. - Chủ ngữ: Những hạt thảo quả gieo trên đất rừng; thảo quả - Vị ngữ: đã cao lớn tới bụng người; đâm thêm hai nhánh mới a- 0,25 đ (Học sinh có thể điền bổ ngữ khác, nhưng phải phù hợp khi đứng sau dấu chấm phẩy) b- 0,5đ (học sinh có thể điền một trạng ngữ khác phù hợp) c- (3đ) Đúng 1 TN cho 0,5đ - Đúng 1 CN hoặc 1 VN cho 0,5đ - Xác định đúng câu ghép cho 0,25đ Câu 3 (3 điểm) Học sinh viết đoạn văn đúng thể loại văn kể chuyện đảm bảo yêu cầu nội dung (kể về một người bạn mới quen) trong đó có sử dụng 8 từ ngữ đã cho. Các câu có sự liên kết ý. Trình bày hình thức đúng một đoạn văn. - Tùy vào mức độ bài viết của học sinh mà cho theo các thang điểm sau: + Bài viết tốt: 3đ + Bài viết khá: 2đ + Bài viết TB: 1,5đ (Bài viết không đảm bảo yêu cầu, tùy vào mức độ cho dưới 1 đ) Câu 4 (3 điểm) - Đoạn thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa để miêu tả cây tre - Hình ảnh đẹp nhất là: “ Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con ” Học sinh phân tích làm rõ những ý sau: +Vẻ đẹp về đức hy sinh, tình yêu thương vô hạn của cây tre. + Liên tưởng đến hình ảnh người mẹ Việt Nam chịu thương, chịu khó, sẵn sàng giành hết những gì mình có cho con : “ Manh áo cộc ”. - Cho 1 điểm - Cho 2 điểm ( Nếu HS lựa chọn hình ảnh khác mà phân tích hay, hợp lý vẫn cho điểm tối đa - 2 điểm ) Trường hợp HS tìm được hình ảnh nhưng phân tích không hợp lý chỉ cho 0,5 - 1điểm Câu 5 (6 điểm) - Học sinh biết làm bài văn tường thuật, bố cục 3 phần rõ ràng, chuyển ý hợp lý - Nội dung: + Tường thuật được diễn biến cuộc thi một cách hợp lý, sinh động, biết lựa chọn các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, phù hợp với cuộc thi mà HS lựa chọn. + Các ý có sự liên kết, biết lồng văn miêu tả ( tả quang cảnh thiên nhiên, không khí cuộc thi, tả người ...) và nói lên được những suy nghĩ, cảm xúc của mình về cuộc thi. + Câu văn diễn đạt trong sáng, tình cảm chân thật. Chữ viết đẹp, ít sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp - Cho 1 điểm - 3 điểm - 1,5 điểm - 0,5 điểm Điểm trình bày - Toàn bài trình bày sạch, chữ viết đẹp, ít sai lỗi chính tả. - 1 điểm (Căn cứ vào bài làm cụ thể của HS, nếu chữ viết xấu, sai nhiều lỗi chính tả cho từ 0,25 đến 0,75 điểm)
Tài liệu đính kèm: