Đề thi chọn học sinh giỏi môn thi: Ngữ văn 6 trường THCS Hà Thạch

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2200Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn thi: Ngữ văn 6 trường THCS Hà Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi môn thi: Ngữ văn 6 trường THCS Hà Thạch
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ PHÚ THỌ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THCS HÀ THẠCH
MÔN THI: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 120 phút(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1.0 điểm)
	Đoạn thơ sau đây trích trong bài Chị em của Lưu Trọng Lư, một bạn chép sai hai chữ có vần, em hãy chỉ ra hai chữ đó và thay vào bằng hai chữ sông, cạnh sao cho phù hợp.
	Em bước vào đây
	Gió hôm nay lạnh
	Chị đốt than lên
	Để em ngồi sưởi
	Nay chị lấy chồng
	Ở mãi Giang Đông
	Dưới làn mây trắng
	Cách mấy con đò.
Câu 2: (2.0 điểm)
	Trong truyện “Buổi học cuối cùng”, thầy Ha-men có nói: “... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
Câu 3: (2.0 điểm)
	a. Hoán dụ là gì ? Có mấy kiểu hoán dụ thường gặp? Kể tên các kiểu hoán dụ ấy.
	b. Chỉ ra phép hoán dụ trong câu thơ sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ đó.
	Vì sao ? Trái Đất nặng ân tình
	Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh
	(Tố Hữu)
Câu 4: (5.0 điểm)
	Dựa vào bài thơ “Lượm” của Tố Hữu, em hãy viết thành bài văn bằng lời kể của tác giả.	
* Hình thức: (1.0 điểm)
---------------- Hết ---------------
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ PHÚ THỌ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
TRƯỜNG THCS HÀ THẠCH
CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN THI: NGỮ VĂN-LỚP 6
Câu 1: (1.0 điểm)
	Chỉ ra hai chữ sai, mỗi chữ cho 0.5 điểm.
Thay vào bằng hai chữ đúng, mỗi chữ cho 0.5 điểm.
Cụ thể:
- Dòng thứ tư: chữ sai là sưởi, thay bằng chữ đúng là cạnh.
- Dòng cuối cùng: chữ sai là đò, thay bằng chữ đúng là sông.
Câu 2: (2.0 điểm)
	- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm, đó là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hóa về ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc bị mai một thì dân tộc ấy khó mà có thể giành lại được độc lập, thậm chí rơi vào nguy cơ diệt vong.	(2.0 điểm)
	Ví dụ:
	+ Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, hơn 1000 năm Bắc thuộc, bọn phong kiến phương Bắc không thể đồng hóa được nhân dân ta, tuy chúng ta có tiếp thu tiếng Hán, nhưng tiếng Việt vẫn không mất đi.	(0.25 điểm)
	+ Dưới thời Pháp thuộc, các nhà trường chủ trương dạy bằng tiếng Pháp... Tiếng Việt của chúng ta không những không mất đi mà ngày nay, tiếng Việt của chúng ta vẫn được giữ gìn và phát triển. 	(0.25 điểm)
	- Mỗi chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.	(1.5 điểm)
Câu 3: (2.0 điểm)
	a- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.	(1.0 điểm)
	- Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp: (mỗi kiểu đúng cho 0.25 điểm)
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng;
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng;
a- Trong câu thơ trên, phép hoán dụ được dùng là từ “Trái Đất”, đây là kiểu lấy vật chứa đựng (Trái Đất) để biểu thị đông đảo những người sống trên Trái Đất (vật bị chứa đựng.	(0.5 điểm)
Quan hệ giữa vật chứa đựng - với vật bị chứa đựng. 	(0.5 điểm)
Câu 4: (5.0 điểm)
1- Yêu cầu chung:
	Dựa vào bài thơ “Lượm”, dùng ngôi thứ nhất - tác giả (xưng tôi) để kể chuyện về nhân vật Lượm: Một chú bé hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời... tham gia làm liên lạc cho bộ đội.
	Bài văn tự sự có bố cục chặt chẽ, lời văn trôi chảy, mạch lạc, các sự việc diễn ra hợp lí.
2- Yêu cầu cụ thể:	
HS có thể kể theo các ý cơ bản sau:
a- Mở bài: (1.0 điểm)
Giới thiệu khung cảnh cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu (tác giả và Lượm): Từ Hà Nội, tác giả về công tác tại thành phố Huế, tình cờ hai chú cháu gặp nhau (vào năm 1947).
b- Thân bài: (8.0 điểm)
	- Kể và tả về hình dáng, nét mặt, cử chỉ và việc làm của Lượm: một chú bé “loắt choắt” có thân hình nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn. Nét mặt hồn nhiên, yêu đời; ánh mắt tinh nghịch... được giao làm nhiệm vụ liên lạc đưa thư từ, công văn cho bộ đội trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta.	
	(3.0 điểm)
	- Kể về tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ “thư đề thượng khẩn”, hành động dũng cảm “sợ chi hiểm nghèo” và sự hi sinh thanh thản của Lượm trong một trận chiến đấu ác liệt ở thành phố Huế, khi Lượm đang trên đường đi liên lạc...	(3.0 điểm)
	- Lòng cảm phục và thương tiếc Lượm không nguôi của người chiến sĩ - tác giả.
	(2.0 điểm)
	c- Kết bài: (1.0 điểm)
	Cảm nghĩ của tác giả đối với nhân vật Lượm:
	- Yêu mến, trân trọng và cảm phục người cháu.
	- Lượm là tấm gương sáng của thiếu nhi Việt Nam yêu nước.
*Điểm hình thức:(1.0 điểm)
Những bài viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ, sai dưới 03 lỗi chính tả có thể cho từ 0.5 điểm đến 1.0 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSNK_Ngu_van_6_TS.doc