Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tô Hiệu

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tô Hiệu
Trường THCS Tô Hiệu KIỂM TRA HỌC KÌ II (Năm học 2015 - 2016)
Họ và tên:.............................. MÔN : NGỮ VĂN
Lớp 6a... THỜI GIAN: 90 PHÚT 
( Không kể thời gian giao đề)
Điểm 
 Lời phê của thầy ( cô ) giáo
ĐỀ BÀI
I.Văn-Tiếng Việt (5đ)
Câu 1: Cho đoạn văn: 
 Bởi tôi ăn uống có điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng  
 ( Tô Hoài)
(0,25đ) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?
(0,25đ) Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? 
(0,25đ) Lời kể là của nhân vật nào?
 Câu 2:.(2đ) Chép lại hai khổ thơ cuối bài thơ “ Lượm” của nhà thơ Tố Hữu.
 Câu 3: (1,25đ) Nhân hóa là gì? Kể tên các kiểu nhân hóa. 
 Câu 4: (1đ) Hãy viết thêm chủ ngữ, vị ngữ vào những chỗ trống thích hợp để tạo thành những câu hoàn chỉnh.
 a. Trên cành cây,.
 b. Hôm nay,
 II.Tập làm văn (5đ): Hãy tả về một người bạn thân mà em quý mến nhất.
BÀI LÀM
.......................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
Tiết 138- 139. KIỂM TRA HỌC KÌ II (Năm học 2014 - 2015)
Môn: Ngữ văn 6
I - Mục tiêu. Giúp HS:
 1. Về kiến thức:- Giúp HS củng cố kiến thức tổng hợp về các biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt và ý nghĩa của các văn bản đã được học trong chương trình; Văn miêu tả.
 2. Về kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra dưới dạng hình thức tự luận.
 - Tiếp tục rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả.
 - Biết phân phối thời gian hợp lí...
 3. Thái độ: - Có ý thức nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
II – Hình thức ra đề.
Đề ra theo hình thức: Tự luận 100%
III.MA TRẬN:
 Mức độ
Chủ đề
 Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
1. Văn học:
- Truyện 
- Thơ
 - Xác định được tên VB, ngôi kể và nhân vật kể chuyện.
- Chép lại được 2 khổ thơ cuối của bài thơ “Lượm”
Số câu: 
Số điểm: 
 Tỉ lệ: 
Số câu: 2
Số điểm: 2,75
Tỉ lệ: 27,5%
Số câu: 2
Số điểm:2,75
Tỉ lệ: 27,5%
2. Tiếng Việt
a) Nhân hóa
b) Các thành phần của câu
- Nhớ và trình bày được khái niệm, các kiểu nhân hóa
- Hiểu và hoàn thành các câu theo yêu cầu
Số câu: 
Số điểm: 
 Tỉ lệ: 
Số câu:1
Số điểm:1,25
Tỉ lệ: 12,5%
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:2
Số điểm:2,25
Tỉ lệ:22,5%
3. Tập làm văn
-Kiến thức:Văn miêu tả
-Kĩ năng:Tạo lập văn bản
Số câu: 
Số điểm: 
 Tỉ lệ: 
Số câu:1
Số điểm:5
Tỉ lệ:50%
Số câu:1
Số điểm:5
Tỉ lệ: 50%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ 
Số câu: 3
Số điểm: 4
Tỉ lệ : 40%
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
Số điểm:5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 5
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
 IV.ĐỀ RA
I.Văn-Tiếng Việt (5đ)
Câu 1: Cho đoạn văn: 
 Bởi tôi ăn uống có điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng  
 ( Tô Hoài)
a. (0,25đ) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?
b.(0,25đ) Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? 
c.(0,25đ) Lời kể là của nhân vật nào?
 Câu 2:.(2đ) Chép lại hai khổ thơ cuối bài thơ “ Lượm” của nhà thơ Tố Hữu.
 Câu 3: (1,25đ) Nhân hóa là gì? Kể tên các kiểu nhân hóa. 
 Câu 4: (1đ) Hãy viết thêm chủ ngữ, vị ngữ vào những chỗ trống thích hợp để tạo thành những câu hoàn chỉnh.
 a. Trên cành cây,.
 b. Hôm nay,
 II.Tập làm văn (5đ): Hãy tả về một người bạn thân mà em quý mến nhất.
V. Hướng dẫn chấm:
 I.Văn-Tiếng Việt (5đ)
Câu
Nội dung
Điểm
1
Đoạn trích trên được trích từ VB: “ Bài học đường đời đầu tiên”
Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ nhất.
Đoạn trích trên được kể theo lời của Dế Mèn
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2
2 khổ cuối của bài thơ “Lượm”
“Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng”
(Đúng mỗi dòng 0,25đ.)
2đ
3
*Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
*Có ba kiểu nhân hóa:
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
4
Học sinh thêm chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với phần trạng ngữ ở phần trước thì mỗi câu được 0,5đ.
VD:
a. Trên cành cây, những chú chim đang hót líu lo.
b. Hôm nay, chúng tôi thi môn Ngữ văn.
( Lưu ý đây chỉ là ví dụ)
1đ
 II.Tập làm văn (5đ)
 - Hình thức: Bài làm sạch đẹp, không sai chính tả. Lời văn lưu loát. Bố cục rõ ràng.
 - Nội dung: Đảm bảo được các nội dung sau:
Bố cục
Nội dung
Điểm
1.MB
- Giới thiệu khái quát về người bạn thân.
1đ
2.TB
- Khái quát vài nét nổi bật về hình dáng bên ngoài (giản dị, nhanh nhẹn, làn da, mái tóc)
- Tính cách, việc làm của người bạn thân.
- Những kỉ niệm thân thiết gắn bó với người bạn thân.
1đ
1đ
1đ
3.KB
- Ảnh hưởng của người bạn thân đối với bản thân.
- Mong ước của mình dành cho người bạn thân.
1đ
Hướng dẫn chấm:
- Điểm 5: Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc, có bố cục rõ ràng, cân đối. Sử dụng tốt phương thức miêu tả. Không quá 2 lỗi các loại.
- Điểm 4: Đúng thể loại, đầy đủ ý, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, còn mắc một số lỗi nhỏ .	
Điểm 3: Đúng thể loại,bố cục rõ ràng, các ý đảm bảo. còn mắc một số lỗi nhỏ.
Điểm 2: Nội dung sơ sài, chưa biết cách diễn đạt. Mắc nhiều lỗi các loại .
Điểm 1: Tả lạc đối tượng, diễn đạt dài dòng, lủng củng hoặc quá sơ sài. Mắc quá nhiều các loại lỗi.
Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc viết một số câu vô nghĩa .
 DUYỆT CỦA CM DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ
 TRẦN NGỌC ANH VÕ THỊ MỸ UYÊN PHẠM VĂN CƯ

Tài liệu đính kèm:

  • docHK2_2015_2016.doc