Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 985Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM 2016
MÔN: SINH HỌC 9
DÀNH CHO HS CHUYÊN BAN KHTN
(Thời gian làm bài: 180 phút)
Câu I: 
Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ của hiện tượng di truyền độc lập về 2 cặp tính trạng của Menđen như thế nào?
Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa.
Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
Câu II: 
Đối với những loài sinh sản hữu tính, những quá trình sinh học nào xảy ra ở cấp độ tế bào đảm bảo con cái sinh ra giống bố mẹ? Ý nghĩa của các quá trình sinh học đó.
Sự khác nhau cơ bản trong nguyên tắc bổ sung giữa quá trình tổng hợp ADN, ARN và chuỗi axi amin. Phân tử ADN tự sao dựa theo những nguyên tắc nào?
Câu III: 
Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân khác với các tế bào con được tạo ra qua giảm phân như thế nào?
Hãy giải thích vì sao nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào?
Câu IV: 
 1. Kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của một loài sinh vật như sau: Aa Ee XX. 
Khi giảm phân bình thường, không có trao đổi đoạn, có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử khác nhau ? Hãy viết kí hiệu các loại giao tử đó.
 2. Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô.
	a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?
	b) Nếu giảm phân I phân li bình thường, giảm phân II phân li không bình thường thì có những loại giao tử nào và số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bằng bao nhiêu?
Câu V: Cho hai nòi chó thuần chủng lông trắng, dài và lông đen, ngắn giao phối với nhau được F1. Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau F2 thu được 162 cá thể, trong đó có 91 cá thể lông đen, dài.
Xác định quy luật di truyền chi phối hai tính trạng trên.
F2 còn xuất hiện những kiểu hình nào? Chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Câu VI: 
1.Chọn hai lô đất như nhau, sử dụng lưới ngăn chuột quây kín một lô đất. Sau một thời gian, số lượng cỏ gấu ở hai lô đất sẽ thay đổi như thế nào và giải thích? (Giả sử điều kiện ngoại cảnh tương đối ổn định).
Sự chuyển hóa năng lượng trong chuỗi thức ăn diễn ra như thế nào? Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.
Câu VII:
 Hình dưới đây là mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái nhiệt độ lên mức độ sinh vật. Hãy cho biết các chú thích từ 1 đến 7 có tên là gì? Nếu sinh vật đó là cá rô phi Việt Nam thì cho biết giá trị nhiệt độ với các chú thích 3, 6, 7 và tính giới hạn chịu đựng của loài đó?
Mức độ sinh trưởng
 4
	1	2
3
6
7
5
..Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI – CHUYÊN BAN KHTN
Câu
Đáp án
I
1. + Nhân tố di truyền mà Menđen nhắc đến trong các thí nghiệm của mình chính là gen. Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng.
+ Sinh học hiện đại đã gắn mỗi cặp nhân tố di truyền nên mỗi cặp NST để nhận sự phân li và tổ hợp của các cặp NST gắn liền sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và thụ tinh.
2. - Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không.
- Ở đậu Hà Lan: 
A: Hạt vàng; a: Hạt xanh
B: Hạt trơn; b: Hạt nhăn
Cho đạu vàng, trơn lai với đậu xanh, nhăn mà con lai chỉ cho 1 kiểu hình chứng tỏ cây mang lai thuần chủng
Ngược lại nếu con lai xuất hiện 2 kiểu hình trở nên chứng tỏ cây mang lai không thuẩn chủng.
- Sơ đồ lai: + Nếu cây vàng, trơn t/c: AABB
	P: AABB x aabb
	Gp: AB ab
	 F1: AaBb (100%V_T)
	+ Nếu cây vàng, trơn không t/c: Aabb; AaBb; AaBB
	P1: Aabb x aabb
	P2: AaBb x aabb 
 	P3: AaBB x aabb
3. Vì: 
+ Trên cơ thể sinh vật có rất nhiều các tính trạng không thể theo dõi và quan sát hết được.
+ Khi phân tích các đặc tính sinh vật thành từng cặp tính trạng tương phản sẽ thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng và đánh giá chính xác hơn.
II
1. Những quá trình sinh học: Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh 
*) Ý nghĩa của các quá trình sinh học:
- Quá trình nguyên phân: Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở những loài sinh sản vô tính
- Quá trình giảm phân: Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp
- Quá trình thụ tinh: Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp
2. NTBS: 
Trong nhân đôi: A-T và ngược lại; G – X và ngược lại; sự kết cặp bổ sung diễn ra ở cả 2 mạch ADN mẹ trên suốt chiều dài của phân tử ADN.
Trong phiên mã: A-U; T – A; G – X và ngược lại; sự kết cặp bổ sung chỉ diễn ra ở một mạch mã gốc trên 1 đoạn của phân tử ADN (1 gen).
Trong dịch mã: A-U và ngược lại; G – X và ngược lại; sự kết cặp bổ sung diễn ra giữa các bộ ba mã sao trên mARN với bộ mã đối mã trên tARN và không diễn ra trên toàn bộ phân tử ARN; vì bộ ba kết thúc không có kết cặp bổ sung. 
*) Những nguyên tắc trong quá trình tự nhân đôi của ADN:
- Nguyên tắc bổ sung : Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nucleotit ở mạch khuôn liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T, G liên kết với X 
- Nguyên tắc giữ lại một nửa( bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ(mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới
- Nguyên tắc khuôn mẫu: Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con đang dần được hình thành đều dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ
Câu III
1. 
Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân
Các tế bào con tạo ra qua giảm phân
- Mang bộ NST lưỡng bội 2n.
- Bộ NST trong các tế bào con giống hệt nhau và giống hệt tế bào mẹ. 
- Mang bộ NST đơn bội n.
- Bộ NST trong các giao tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng.
2.
*) Nhiễm sắc thể (NST) được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào vì:
- Nhiễm sắc thể có khả năng lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền:
+ NST được cấu tạo từ AND và protein, trong đó AND là vật chất di truyền cấp độ phân tử.
+ NST mang gen, mỗi gen có chức năng riêng.
+ Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc.
- NST có khả năng truyền đạt thong tin di truyền:
+ Quá trình tự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể đối với sinh vật sinh sản vô tính.
+ Ở loài giao phối, bộ NST đặc trưng qua các thế hệ được duy trì nhờ 3 cơ chế: nhân đôi, phân li và tổ hợp trong 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- NST có thể bị biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng từ đó gây ra những biến đổi ở tính trạng di truyền.
Câu IV
1. Số loại giao tử được tạo ra: 23= 8 loại .
ABDEX, ABDeX, AbdEX, AbdeX, aBDEX, aBDeX, abdEX, abdeX
2.a)Tổng số Nu của Gen A = Gen a = x 2 = 2400 nuclêôtit 
- Giao tử chứa gen A: 2A + 3G = 3120
 2A + 2G = 2400. 
- Giải ra ta có: A=T = 480; G=X= 720. 
- Giao tử chứa gen a: 2A + 3G = 3240
 2A + 2G = 2400. 
- Giải ra ta có: A=T = 360; G=X= 840 
c) - Cặp Aa giảm phân I bình thường, giảm phân II không bình thường cho ra 3 loại giao tử: AA; aa; 0
- Gt: AA có: A =T = 480 x 2 = 960 Nucleotit; G = X = 720 x 2 = 1440 Nu
- Giao tử aa có: A = T = 360 x 2= 720 Nu; G = X = 840 x 2 = 1680 Nu
- Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 Nu
Câu V
F2 có lông đen dài chiếm tỉ lệ 9/ 16 ----> F2 thu được 16 tổ hợp giao tử ----> mỗi cơ thể bố mẹ F1 sinh 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau ----> F1 dị hợp 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Hai tính trạng này di truyền theo qui luật PLĐL.
F2 có đen dài chiếm 9/16 đây là kiểu hình trội trội nên đen là trội hoàn toàn so với trắng. Dài là trội hoàn toàn so với ngắn.
Tỉ lệ kiểu hình còn lại là: 3/16 đen ngắn: 3/16 trắng dài: 1/16 tráng ngắn.
Câu VI
1. Lô đất được quây kín bằng lưới ngăn chuột số lượng cỏ gấu sẽ suy giảm, lô đất không được quây bằng lưới ngăn chuột rất ít thay đổi. Vì lô đất được quây kín bằng lưới ngăn chuột số lượng cỏ gấu sẽ suy giảm do số lượng bọ rùa, châu chấu, sâu ăn lá phát triển mạnh.
2. 
Sinh vật sản xuất: Thực vật quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, năng lượng từ Mặt Trời chuyển thành năng lượng hóa học trong chất hữu cơ.
Sinh vật tiêu thụ bậc 1 sẽ sử dụng một phần năng lượng được tích tụ ở sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc sau sẽ sử dụng một phần năng lượng tích tụ ở bậc trước.
Sinh vật phân hủy sử dụng một phần năng lượng tích tụ trong các xác sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ.
Quần thể
Quần xã
- Tập hợp các cá thể cùng loài
- Đơn vị cấu trúc là cá thể
- Mối quan hệ chủ yếu sinh sản: cùng loài
- Độ đa dạng thấp
- Không có cấu trúc phân tầng
- Không có hiện tượng khống chế sinh học
- Tập hợp các QT của các loài
- Đơn vị cấu trúc là QT
- Mối quan hệ chủ yếu cùng loài và khác loài: dinh dưỡng
- Độ đa dạng cao
- Có cấu trúc phân tầng
- Có hiện tượng khống chế sinh học
Câu VII : 
Giới hạn dưới
Giới hạn trên 
Điểm cực thuận
Khoảng thuận lợi
Giới hạn chịu đựng
7 Điểm gây chết
Chú thích : 3 : 300 ; 6 : 50 ; 7 : 420
Giới hạn chịu đựng của loài cá rô phi : 42 – 5 = 370

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Thi_Chuyen_Ban_HSG_Sinh_9.doc