Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 (Có đáp án)

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 (Có đáp án)
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN LỚP 9
ĐỀ BÀI :
Câu 1: ( 2 điểm)
Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo trong những câu thơ sau:
a. " Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà"
                                                           ( Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)
b.  " Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông"
                                                                  (" Truyện Kiều" - Nguyễn Du)
Câu 2: ( 3 điểm)
  Cho đoạn văn: " Nếu được gọi để làm một người phu quét đường, hãy quét đường như Mi - ken - lăng - giơ đã vẽ tranh, hãy quét đường như Bét - tô - ven đã soạn nhạc... Người phu quét đường cần phải quét những con đường sạch đến độ ai cũng phải dừng lại để nói rằng: "Đây là người quét đường vĩ đại, người đã làm thật tốt công việc của mình.""
                                              ( Trích trong Bài học làm người - NXB trẻ, 2006)
  Viết một bài văn khoảng một trang giấy thi bày tỏ ý kiến của em về đoạn văn trên.
Câu 3 : ( 5 điểm)
 Câu 2(7 điểm)
        Nhận xét về văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, có ý kiến viết:
“ Văn học của ta đã xây dựng và thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử.”
    Qua một số tác phẩm đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
----------------HẾT----------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 Câu 1: ( 2 điểm)
   1. Yêu cầu về kiến thức: :  Học sinh chỉ ra và phân tích được nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo:
 a. Hai câu thơ nằm trong phần thực của bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
  -  Cấu trúc câu thơ khá đặc biệt: ngược lại trật tự cú pháp thông thường. Lối đảo ngữ có tác dụng làm cho bộ phận vị ngữ được nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu sắc: cảnh vật được nhìn thấy từ xa, từ trên cao nhìn xuống trong một không gian rộng.( 0,25 điểm)
  - Từ láy "lom khom", "lác đác" gợi một ấn tượng bao trùm đó  sự nhỏ bé và sự phân bố thưa thớt, ít ỏi .Thế giới con người được nữ sĩ phác họa làm nổi bật sự hoang vắng của cảnh Đèo Ngang trong thế kỉ XIX vào buổi chiều tà.( 0,25 điểm)
  - Sử dụng phép đối rất tài tình: đối lời. đối ý, đối thanh. Câu thơ vừa có hình tượng, vừa có âm điệu trầm bổng, cho ta nhiều mĩ cảm..( 0,5 điểm)
    b. Đây là hai câu thơ tuyệt hay trong " Truyện Kiều của Nguyễn Du".
      - Mùa hè đã đến. Con quyên ( chim cuốc) khắc khoải kêu suốt ngày, đêm
( dưới trăng). Chim quyên được nhân hóa "quyên gọi hè"; bước đi của thời gian như thêm phần thôi thúc giục giã. (0,25 điểm)
    - Câu thơ không chỉ có âm thanh mà còn có cả sắc. Hình ảnh rất đẹp, rất độc đáo:
" Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông"
    - "Lửa lựu" - hình ảnh ẩn dụ thần tình. Khóm lựu đầu tường đã trổ hoa rực rỡ như ngọn lửa. "Lập lòe"  là hiện tượng nói về ánh sáng khi lóe ra, khi tắt đi. Trong màu xanh thẫm của lá, hoa lựu lập lòe khoe sắc.(0,25 điểm)
 - Từ láy  " lập lòe" đi liền sau "lửa lựu", tạo nên hình tượng "lửa lựu lập lòe" đầy thú vị. Bốn phụ âm "l" liên kết trong một mạch thơ tạo nên sự phong phú, vần điệu.(0,25 điểm)
 - Đại thi hào Nguyễn Du không viết  "lựu nở hoa" mà viết " đơm bông". Cách dùng từ rất tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc. Cũng như chim quyên, hoa lựu là tín hiệu, là biểu tượng của mùa hè ở đồng quê ViệtNam.
Cá tính sáng tạo thi ca của thiên tài văn học giúp ta cảm nhận được hồn dân tộc.(0,25 điểm)
 2.  Yêu cầu về kĩ năng:  Biết phát hiện chính xác và phân tích được nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo của tác giả.    
 Câu 2: ( 3 điểm)
  1. Yêu cầu về  kĩ năng:
    - Biết viết một bài văn nghị luận có bố cục ba phần ngắn gọn, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt thuyết phục.
    2. Yêu cầu về kiến thức:
   - Đề bài yêu cầu học sinh phải nhận thức được giá trị của một con người không quyết định bởi công việc mà cái chính là ở thái độ làm việc cũng như hiệu quả của công việc ấy.
* Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng phải đảm bao những ý chính sau:
   + Công việc không quyết định giá trị của con người:
     - Công việc của người quét đường ( lao động chân tay,tưởng đơn giản, thường bị coi thường) được so sánh với việc vẽ tranh của Mi - ken - lăng -giơ, soạn nhạc của Béc - tô - ven, làm thơ của Sếch - xpia ( lao động nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo cao). Mọi công việc đều bình đẳng, không có công việc nào là thấp hèn hay sang trọng. (0,75 điểm)
    - Bản thân công việc không quyết định giá trị con người.(0,25 điểm)
  + Quyết định giá trị của con người là ở thái độ, tinh thần làm việc và hiệu quả công việc:
    - Mi - ken - lăng -giơ, Béc - tô - ven, đã vẽ tranh, soạn nhạc, bằng một tinh thần làm việc phi thường, sự sáng tạo tuyệt vời( họa sĩ đã treo người hàng năm trời để hoàn thành những bức tranh trên vòm trần  nhà thờ, nhạc sĩ dù phải sống trong nghèo khổ, bị điếc vẫn sáng tác những bản giao hưởng bất hủ, ), họ trở thành những vĩ nhân được cả thế giới ngưỡng mộ và đã đóng góp cho nhân loại những kiệt tác nghệ thuật.(0,5 điểm)
    - Người phu quét đường cần phải quét những con đường sạch đến độ ai cũng phải dừng lại thán phục. Như thế họ cũng trở thành " người quét đường vĩ đại".
 Những con người vĩ đại là những con người làm tốt công việc của mình.(0,75 điểm)
 + Bài học nhận thức và phương hướng hành động của bản thân được rút ra từ vấn đề trên: (0,75 điểm)
   - Tôn trọng tất cả những người lao động chân chính.
   - Biết bảo vệ. sử dụng thành qủa lao động của mình và của người khác một cách hợp lí, ý nghĩa.
   - Yêu lao động, chăm chỉ lao động.
 * Lưu ý: Cần coi trọng và đánh giá cao những bài viết chân thực thể hiện cách nghĩ, cách đánh giá của học sinh về vấn đề được nêu.
 Câu 3 : ( 5 điểm)
Mở bài
-  Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua thực tế văn học chống Mĩ
- Trích ý kiến
- Khái quát vấn đề
Thân bài
1. Khái quát chung(1điểm)
- Hoàn cảnh lịch sử: Hai mươi năm dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt và hi sinh.
- Hình ảnh trung tâm của thời đại, niềm tự hào của dân tộc và cũng là hình ảnh trung tâm của văn học kháng chiến chống Mĩ đó là hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam- thế hệ đóng góp lớn công sức và xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước:
 Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
                                   Mà lòng phơi phới dậy tương lai
- Bởi vậy văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhiều tác phẩm thơ ca cũng như văn xuôi của các tác giả đã khắc họa sinh động hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ: Họ là những người lính lái xe Trường Sơn; những cô gái thanh niên xung phong trên chiến trường; những con người ngày đêm miệt mài lao động cống hiến cho đất nước...
-  Họ đều là những thanh niên sống có lý tưởng cao đẹp, họ nguyện đem sức trẻ, tinh thần, trí tuệcống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tuy nhiệm vụ khác nhau nhưng họ cùng chung mục đích, lý tưởng là bảo vệ và xây dựng đất nước nên ở họ đều tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp tuyệt vời.
2. Phân tích và chứng minh
-  Luận điểm 1: Đó là lớp thanh niên trẻ có lý tưởng cách mạng cao đẹp, có hoài bão ước mơ, sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho đất nước (1,25điểm)
-  Lý tưởng cao đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn: Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
-   Nhân vật anh thanh niên dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng anh đã ý thức được một cách sâu sắc về trách nhiệm của mình (một công dân) đối với quê hương đất nước, mà cao hơn là lý tưởng sống, lý tưởng cách mạng
“ Mình sinh ra là gì,mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” (Lặng lẽ Sa Pa)
- Luận điểm 2: Họ là những con người dũng cảm, gan dạ, đầy tinh thần trách nhiệm, coi thường hiểm nguy,vượt qua mọi gian khổ sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ (1,25điểm)
- Những người lính lái xe Trường Sơn với tinh thần dũng cảm và ý chí kiên cường vì sự nghiệp giải phóng đất nước đã giúp họ vượt qua sự nguy hiểm của bom đạn ( sự ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ), vượt qua sự khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ
“ Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
 “ Không có kính ừ thì có bụi.”
“ Không có kính ừ thì ướt áo”
“ Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
-  Anh thanh niên với lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm đã giúp anh vượt qua nỗi cô đơn, vượt qua mọi gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ
“ Cháu ở đây có nhiệm vụ đo nắng, đo mưa.xong việc trở vào là không thể nào ngủ lại được.”
c. Luận điểm 3: Ở họ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết, sẵn sàng chia sẻ với nhau trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ và hiểm nguy.(1,25điểm)
-  Những người lính lái xe Trường Sơn từ sự cùng chung nhiệm vụ, lý tưởng họ đã trở thành đồng đội của nhau, sẻ chia với nhau những gian khổ ở chiến trường, tình đồng đội đã tiếp thêm cho họ sức mạnh để vượt qua bom đạn hiểm nguy. Hơn thế họ còn coi nhau như anh em trong một gia đình
- (Dẫn chứng và phân tích)
-   Anh thanh niên có thể vượt qua nỗi cô đơn, vượt qua mọi sự gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ là vì anh luôn suy nghĩ anh không cô đơn mà luôn có đồng đội tiếp sức cho anh: “ Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia”.Vì đồng đội mà anh luôn cố gắng trong công việc bởi anh luôn thấy những đóng góp của mình cho đất nước còn quá nhỏ bé so với họ (anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng,anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, ông kĩ sư vườn rau Sa- Pa).
d. Luận điểm 4: Giữa những khó khăn ác liệt của cuộc sống họ vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan, sự trẻ trung, lãng mạn của tuổi trẻ(1,25điểm)
-  Sự trẻ trung, ngang tàng, sôi nổi đậm chất lính của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn giữa chiến trường ác liệt. Thái độ bất chấp những gian khổ hiểm nguy
                             (Dẫn chứng và phân tích)
-  Anh thanh niên, qua những lời anh tâm sự với ông họa sĩ và cô kĩ sưvề cuộc sống một mình của anh, về công việc của anh ta thấy được ý chí nghị lực phi thường ở anh“ Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng”. Không chỉ vậy, ngoài giờ làm việc còn trồng hoa, nuôi gà và đặc biệt là dành thời gian để đọc sách mở mang hiểu biết.
3. Đánh giá (0,5điểm)
-  Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ hiện lên chân thực, sinh động trên các trang văn của các tác giả đã có sức thuyết phục với người đọc.
- Hình ảnh ấy không chỉ cho thấy tài năng của các tác giả mà còn cho chúng ta thấy sự am hiểu, trải nghiệm cuộc sống trong những năm kháng chiến ác liệtcủa các nhà văn, nhà thơ.
-  Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm về lịch sử dân tộc, thêm tự hào và tiếp bước truyền thống các thế hệ cha anh.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_lop_9.doc