Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ Văn

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1349Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ Văn
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Năm học 2015 - 2016
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài 150 phút
Câu 1: ( 3,0 điểm).
	Trong văn bản tự sự có mấy hình thức kể chuyện theo ngôi? Vai trò của người kể chuyện là gì? Em thích loại ngôi nào nhất? Phân tích ngắn gọn một ví dụ để minh hoạ.
Câu 2: ( 4,0 điểm).
	Gía trị của hình ảnh chiếc bóng trong ''Chuyện người con gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ?
Câu 3: ( 6,0 điểm).
	Người xưa nói: " Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm".
	Em có suy nghĩ gì về lời khuyên trên?
( bài làm không quá một trang giấy thi)
Câu 4: ( 7,0 điểm).
	Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
	Không có kính không phải vì xe không có kính
	Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
	Ung dung buồng lái ta ngồi, 
	Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
	(...)
	Không có kính, rồi xe không có đèn,
	Không có mui xe, thùng xe có xước,
	Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
	Chỉ cần trong xe có một trái tim.
	( Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật.
	SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005)
--------------Hết--------------
Hướng dẫn chấm thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Môn: Ngữ văn
Câu 1: ( 3 điểm).
Đáp án
Điểm
Lý thuyết:
( 1,5 điểm)
- Trong VBTS có hai hình thức kể chuyện theo ngôi
- Ngôi thứ nhất: Người kể xưng " tôi", tham gia hoặc chứng kiến câu chuyện.
0,5
- Ngôi thứ ba: Người kể giấu mình, nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản, dường như biết hết mọi việc, mọi nhân vật.
0,5
- Vai trò của người kể chuyện là dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể
0,5
Vận dụng:
( 1,5 điểm)
- Xác định loại ngôi kể yêu thích.
- Phân tích ngắn gọn một ngôi kể trong một tác phẩm tự sự. ( Chú ý: Nhấn mạnh lý do chọn ngôi kể ấy đối với giá trị của tác phẩm)
1,5
Câu 2: ( 4 điểm).
Đáp án
Điểm
a. Giá trị nội dung
( 2 điểm)
- " Chiếc bóng" tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. ( Đó là nỗi nhớ thương, sự thuỷ chung,...Đó là tấm lòng người mẹ đối với con thơ bé bỏng.)
0,5
- " Chiếc bóng" là một ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền. Với chi tiết này, người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội.
0,5
- " Chiếc bóng" xuất hiện ở cuối tác phẩm khắc hoạ giá trị hiện thực - nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
0,5
- Chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo.
0,5
b. Gía trị nghệ thuật
( 2 điểm)
Chi tiết " chiếc bóng" tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút mâu thuẫn, tạo sự bất ngờ, hợp lý:
+ Tạo sự bất ngờ: Một lời nói của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơ đẩy vào vòng oan nghiệt; chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện nỗi khát khao đoàn tụ, sự thuỷ chung son sắt lại bị chính người chồng nghi ngờ " thất tiết"...
+ Tạo sự hợp lý: Mối nhân duyên khập khiễng chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn ( Vũ Nương...kết duyên cùng Trương Sinh thất học, đa nghi, ghen tuông, độc đoán, cộng với cảnh ngộ chia ly bởi chiến tranh à nguy cơ tiềm ẩn bùng phát.
1,0
Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
0,5
- Chi tiết này còn là sự sáng tạo của Nguyễn Dữ ( so với câu chuyện " Miếu vợ chàng Trương") tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm và một kết thúc tưởng như có hậu nhưng lại nhấn mạnh hơn bi kịch của người phụ nữ
0,5
Lưu ý: Bài viết sa vào thuật chuyện, ý mơ hồ, sai sót nhiều à cho tối đa 1 điểm
Câu 3: ( 6 điểm)
Đáp án
Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh viết văn bản có kết cấu đúng đặc trưng thể loại nghị luận về một vấn đề xã hội, ý tứ rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, dẫn chứng cụ thể sinh động, có sáng tạo.
- Trình bày bố cục rõ ràng.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày vấn đề bằng nhiều cách, có thể có những cách lập luận khác nhau nhưng cơ bản bài viết phải đảm bảo được các ý sau:
- Học sinh giải thích, chứng minh và kết luận được:
+ Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng, mang lại niềm vui, tình cảm ấm áp cho mình và những người xung quanh, góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp.
+ Việc ác là những việc làm gây nên những mất mát tổn thương, những hậu quả tiêu cực...cho những người xung quanh. Làm việc ác có thể có lợi cho mình, nhưng lại có hại cho người khác...
+ ý nghĩa của câu nói: khẳng định một cách dứt khoát rằng:
Chớ làm điều ác, nên làm việc thiện
+ Làm việc thiện lương tâm luôn thanh thản, thoải mái. Làm việc ác lương tâm luôn bị day dứt, lo sợ, ám ảnh...
+ Đây là một lời khuyên có ý nghĩa thiết thực với mỗi người. Bởi vì ta thường cứ hay vô tình với những điều tưởng như nhỏ nhoi xung quanh nhưng thực ra trong cuộc sống việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó. Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ vẫn là ác, vẫn bộc lộ sự ích kỷ, dã tâm của người thực hiện và việc thiện dù là việc nhỏ hay lớn thì nó cũng luôn biểu hiện tấm lòng, cái tâm thơm thảo của con người.
+ Nhắc nhở mọi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất nguỵ biện của chính mình.
+ Có thái độ dứt khoát trong hành động, thái độ chỉ làm việc thiện không làm việc ác dù là nhỏ nhất.
Chứng minh bằng dẫn chứng thực tế.
Liên hệ rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống về giá trị của việc thiện, có ý thức làm nhiều việc thiện, lên án những việc làm ác, có thái độ sống tích cực, biết quan tâm chia sẻ, cư xử độ lượng với những người xung quanh....
Cách cho điểm:
- Điểm 6: Bài viết đạt đầy đủ những yêu cầu nêu trên, chỉ mắc một vài lỗi nhỏ
- Điểm 5 - 4: Bài viế đáp ứng được phần lớn yêu cầu trên có mắc lỗi nhưng không nghiêm trọng.
- Điểm 3 - 2: Bài viết đáp ứng được 1/2 yêu cầu trở lên nhưng diễn đạt chưa rõ ý, có sai sót về lỗi từ, lỗi câu.
- Điểm 1 - 0: Khả năng hiểu biết và cảm thụ văn chương còn yếu, viết lan man...
Câu 4: ( 7,0 điểm)
Đề yêu cầu cảm nhận về hai khổ thơ ( Khổ đầu và khổ cuối) nhưng học sinh cần nắm đầy đủ nội dung bài thơ để làm rõ hình ảnh chiếc xe và người lính lái xe với các yêu cầu sau:
Đáp án
Điểm
Về hình thức
Cách trình bày, đặt vấn đề tỏ ra sáng tạo, hợp lý, văn viết có cảm xúc...đúng bố cục
1,0
Về nội dung cần khai thác
- Kính, đèn, mui xe là trang bị hết sức cần thiết cho người lái xe, ở đây mất hết vì " bom giật bom rung" cho thấy sự thử thách khốc liệt đối với người lính lái xe trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước
1,0
- Tư thế vẫn " ung dung" phóng tầm mắt nhìn bao quát vũ trụ bên ngoài như được bay lên, hoà vào, chiêm ngưỡng vũ trụ tươi đẹp, hiên ngang, dũng cảm, không hề nao núng
1,0
- Lạc quan, ngang tàng, chất lính đặc trưng của thời kì chống Mỹ cứu nước.
1,0
- Có tinh thần chiến đáu, lý tưởng chiến đấu, vì nhân dân, vì tổ quốc họ vượt qua tất cả gian khổ, hi sinh.
1,0
Liên hệ hình ảnh người lính
0,5
- Sự tương phản giữa chất thơ với hiện thực trần trụi của chiến tranh tàn khốc qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe biến dạng.
0,5
Về nghệ thuật
- Giọng điệu vui tươi, trẻ trung, tinh nghịch.
0,5
- Hình ảnh chiếc xe gây sự chú ý đối với người đọc
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_Van_9_nam_2015.doc