Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 – 2015 môn: Hóa học (thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1280Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 – 2015 môn: Hóa học (thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 – 2015 môn: Hóa học (thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)
Trường THCS Thanh uyên
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: HÓA HỌC
(Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề) 
I.Trắc nghiệm (5điểm) Chọn câu trả lời đúng
Câu 1 Muốn thêm nước vào 2 lít dd NaOH 1M để được dd có nồng độ 0,1M thì lượng nước cần thêm là: A.20 lít B. 16 lít C. 18 lít
Câu 2. Hòa tan 5,72g Na2CO3.10H2O vào 44,28ml nước.Nồng độ phần trăm của dd thu được là:
 A. 4,24% B. 5,24% C,6,5%
Câu 3.Trong các khí H2,O2,CO2, SO2, CH4,C2H4,C2H2.Khí làm mất màu dd Brom là:
A. H2,O2,CO2, SO2, CH4 B. CO2, SO2, CH4,C2H4 C. SO2,C2H4,C2H2
Câu 4. Thuốc thử dùng để nhận biết từng khí HCl,SO2 là:
A. Quỳ tím ẩm B.dd Brom C. Nước vôi trong D. cả B và C
Câu 5. 0,25mol sắt oxit chứa 7,5.1023 nguyên tử sắt và oxi. CTHH của sắt oxit là:
 A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4
Câu 6. X là oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi ( 1 lít khí X ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 2,857g). công thức của khí X là
 A. SO2 B. SO3 C. cả A và B 
Câu 7. cho 2,88g oxit của kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với 100ml dd H2SO4 0,4M rồi cô cạn dd thu được 7,52g tinh thể muối ngậm nước.Công thức của muối ngậm nước là:
 A. CuSO4.5H2O B. FeSO4.5H2O C. CuSO4.2H2O
Câu 8 Hỗn hợp khí nào sau đây tồn tại ở điều kiện thường,không có ánh sáng
A. H2 và O2 B. H2 và Cl2 C. Cl2 và O2 D. Cả A,B,C 
Câu 9.Để xử lí các khí thải của một nhà máy có các chất CO2,SO2,Cl2, NO2. người ta làm bằng cách
A.Dẫn hỗn hợp khí trên qua bể đựng nước
B. Dẫn hỗn hợp khí trên qua bể đựng nước vôi trong
C. Dẫn hỗn hợp khí trên qua bể đựng nước javen
Câu 10. Một loại phân đạm có tỷ lệ về khối lượng các nguyên tố như sau: % N = 35% ; %O = 60% ; còn lại là của H. CTHH của lọai phân đạm nói trên là
A. HNO3 B. NH4OH C. NH4NO3
II.Tự luận ( 15điểm)
CÂU 1: (5,0 điểm)
 1. Xác định các chất A, B, C, D, E, F, H và hoàn thành sơ đồ biến hóa sau:
 + NaOH C + E 
 A B +NaOH +HCl H Biết rằng H là thành phần chính của đá phấn; B là khí 
 + NaOH D +F dùng nạp cho các bình chữa cháy(dập tắt lửa). 
 2. Hòa tan 12,8g hợp chất khí SO2 vào 300ml dung dịch NaOH 1,2M. Hãy cho biết muối nào thu được sau phản ứng? Tính nồng độ mol của muối ( giả sử thể tích dung dịch không thay đổi)
CÂU 2: (5 điểm)
 Chỉ dùng chất chỉ thị là dung dịch phenolphtalein, hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt không màu mất nhãn sau: MgSO4, NaNO3, KOH, BaCl2, Na2SO4. Nêu cách làm và viết phương trình hóa học.
Cho 6,8 gam hỗn hợp bột A gồm Fe và Mg vào 400 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/lít. Sau phản ứng thu được 9,2 gam chất rắn B và dung dịch C. Thêm NaOH dư vào dung dịch C được kết tủa. Nung kết tủa này ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 6,0 gam chất rắn D. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A và tính x.
CÂU 3: (5,0 điểm)
 Có 2 kim loại R và M, mỗi kim loại chỉ có một hoá trị. Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa hỗn hợp A gồm 2 oxit của 2 kim loại trên đến khi phản ứng hoàn toàn thì còn lại chất rắn A1 trong ống và khí A2 đi ra khỏi ống.
 Dẫn khí A2 vào cốc đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 2,955g kết tủa.
 Cho A1 tác dụng với dung dịch H2SO4 10% vừa đủ thì không có khí thoát ra, còn lại 0,96g chất rắn không tan và tạo ra dung dịch A3 có nồng độ 11,243%.
 a) Xác định các kim loại R, M và công thức các oxit đã dùng.
 b) Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A nếu biết rằng khi hoà tan hết A vào dung dịch HCl thì nồng độ phần trăm của hai muối trong dung dịch là bằng nhau.
(Biết: H=1, O=16, Cl=35,5, S=32, Na=23, K=39, C=12, Ba=137, Mg=24, Cu=64)
Hết
ĐÁP ÁN
I.TRẮC NGHIỆM: mỗi cấu đúng được 0.5 điểm
1A, 2A, 3C, 4D, 5B, 6A, 7C, 8D, 9B, 10C
II.TỰ LUẬN
Câu
Nội dung
Điểm
CÂU 1 
1. Các phương trình hóa học:
MgCO3 MgO + CO2 
CO2 + NaOH ® NaHCO3
CO2 + 2NaOH ® Na2CO3 + H2O
NaHCO3 + NaOH ® Na2CO3 + H2O .........................................................................
Na2CO3 + HCl ® NaHCO3 + NaCl
NaHCO3 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + NaOH + H2O
Na2CO3 + CaCl2 ® CaCO3 + 2NaCl ........................................................................
=> B là CO2 , A là muối cacbonnat dễ bị nhiệt phân như MgCO3, BaCO3..., C là NaHCO3 , D là Na2CO3 , E là Ca(OH)2 , F là muối tan của canxi như CaCl2, Ca(NO3)2 ..., H là CaCO3. ..............................................................................
2.
 Ta có số mol SO2= 12,8/64= 0,2 mol
số mol NaOH= 0,3.1,2= 0,36 mol
tỉ lệ: 1< số mol NaOH: số mol SO2 = 0,36:0,2=1,8< 2
Vậy tạo ra muối trung hòa và muối axit
Gọi x,y lần lượt là số mol SO2
Ta có phương trình :
SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O (1) 
1mol 2 mol 1mol
x(mol) 2x(mol) x(mol) 
SO2 + NaOH NaHSO3 (2) 
1mol 1mol 1mol
y(mol) y(mol) y(mol)
Từ (1) và (2) : x+y=0,2
 2x+y=0,36
Giải hệ ta được : x= 0,16 ; y= 0,04
CM (Na2SO3)= 0,53M ; CM(NaHSO3)= 0,13M
1,0
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
Câu 3
1.
Lấy một lượng vừa đủ mỗi mẫu hóa chất cho vào các ống nghiệm riêng biệt rồi đánh số từ 1-5.
Nhỏ từ từ dung dịch phenolphtalein vào các ống nghiệm nói trên.
+ Nếu ống nghiệm nào hóa chất từ không màu chuyển thành màu đỏ là dung dịch KOH.
+ Các ống nghiệm không có hiện tượng gì là các dung dịch: MgSO4, NaNO3, BaCl2, Na2SO4.
Nhỏ từ từ dung dịch KOH vừa nhận được ở trên vào các dung dịch còn lại:
+ Nếu ống nghiệm thấy xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch MgSO4.
PTHH: 2KOH + MgSO4 Mg(OH)2(trắng) + K2SO4
+ Các ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì là các dung dịch: NaNO3, BaCl2
Nhỏ từ từ dung dịch MgSO4 vừa nhận được vào 2 dung dịch còn lại.
+ Nếu ống nghiệm nào thấy xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch BaCl2
PTHH: MgSO4 + BaCl2 BaSO4 (trắng)+ MgCl2
+ Ống nghiệm không có hiện tượng gì là dung dịch NaNO3, Na2SO4
Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 vừa nhận được vào hai dung dịch còn lại
+ Nếu ống nghiệm nào thấy xuất hiện kết trắng là dung dịch Na2SO4
PTHH: Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 (trắng)+ 2NaCl
+ Ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì là NaNO3
2. 
 Khi cho hỗn hợp kim loại vào dd CuSO4 thỡ Mg phản ứng trước, sau đó đến Fe. Như vậy xét 3 trường hợp.
* Trường hợp 1: Mg chưa phản ứng hết.
Do đó, Fe còn nguyên lượng, CuSO4 hết nên dung dịch C chỉ có MgSO4 và chất rắn D là MgO
Mg → MgSO4 → Mg(OH)2 → MgO
Số mol Mg phản ứng = Số mol MgO = 6 : 40 = 0,15 (mol)
 Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
1 mol	 1 mol	 1 mol
24 gam	 64 gam tăng 40 gam
0,06 mol	←	 tăng 9,2 – 6,8 = 2,4 gam
Vậy lý, do số mol Mg phản ứng 0,15 mol.
* Trường hợp 2: Mg phản ứng hết, Fe dư.
Gọi a và b lần lượt là số mol Mg ban đầu và số mol Fe phản ứng.
 Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
1 mol 1 mol	 1 mol	 1 mol
24 gam	 64 gam tăng 40 gam
a mol a mol a mol	 tăng 40a gam
 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
1 mol 1 mol	 1 mol	 1 mol
56 gam	 64 gam tăng 8 gam
b mol b mol b mol tăng 8b gam
Mg 	→	MgSO4 	→	Mg(OH)2	 → 	MgO
a mol	a mol
2Fe 	→	2FeSO4 	→	2Fe(OH)2	 → 	Fe2O3
b mol	0,5b mol
 Ta có: 40a + 8b = 9,2 – 6,8 = 2,4
 40a + 80b = 6
 a = 0,05; b = 0,05
 Phần trăm khồi lượng Mg trong hỗn hợp đầu là: 
 0,05 x 24 : 6,8 x 100% = 17,65(%)
 Phần trăm khồi lượng Fe trong hỗn hợp đầu là: 
 100% - 17,65% = 82,35(%)
 Số mol CuSO4 = a + b = 0,1 (mol)
 x = 0,1/0,4 = 0,25 (M)
*Trường hợp 3: Fe, Mg đều hết, CuSO4 dư.
Trường hợp này loại do khi đó khối lượng chất rắn D gồm sắt oxit và oxit của magie, đồng oxit dư lại có khối lượng nhỏ hơn khối lượng kim loại ban đầu (6 < 6,8)
a)
- Vì A1 tác dụng với dd H2SO4 10%, không có khí thoát ra và còn lại 0,96g chất rắn, nên trong A1 không chứa kim loại tác dụng với H2SO4 tạo ra H2. Đồng thời trong hai oxit kim loại ban đầu phải có một oxit không tác dụng với CO.
t0
- Giả sử oxit ban đầu không phản ứng với CO là R2On còn oxit phản ứng là M2Om, ta có:
 M2Om + m CO 2M + mCO2 (1)
 0,015 (mol)
 CO2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2O (2)
 0,015 0,015 (mol)
 (mol)
- Khối lượng kim loại trong A1là: .M = 0,96 => M=32m
 + Cho m nhận các giá trị: 1;2;3 ta có kim loại M thoả mãn là Cu.
- Khi cho A1 tác dụng với H2SO4 ta có:
 R2On + nH2SO4 R2(SO4)n + nH2O (3)
 x 98nx (2R+96n).x
 Với x là số mol của R2On trong A1, ta có:
 Rút gọn ta được: R = 9n. => Kim loại cần tìm là Al.
* Vậy 2 kim loại là Cu và Al, hai oxit tương ứng là CuO và Al2O3.
b)
- Số mol CuO trong A là 0,015 mol, số mol Al2O3 trong A là x mol.
 CuO + 2HCl CuCl2 + H2O (4)
 Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O (5) 
- Vì C% của 2 muối CuCl2 và AlCl3 trong dd là bằng nhau nên khối lượng muối trong 2 dd cũng bằng nhau. 
 Do đó, ta có:
 135.0,015 = 276.x => x = 0,0076 mol.
 Vậy: %CuO 60,8 %
 %Al2O3 39,2 % 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Lưu ý:
Thí sinh có thể giải nhiều cách, nếu đúng vẫn được điểm tối đa.
Thanh Uyên,ngày 28 tháng 10 năm 2014
 Giáo viên ra đề
 Nguyễn Thúy Vinh

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_Hoa_9.doc