Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm 2014 - 2015 môn: Hóa Học

doc 6 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1672Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm 2014 - 2015 môn: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm 2014 - 2015 môn: Hóa Học
PHÒNG GD&ĐT THANH BA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
®Ò chÝnh thøc
 NĂM HỌC 2014-2015 
 MÔN: HÓA HỌC 
 Đề thi có 03 trang (Thời gian làm bài: 150 phút ) 
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (10 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và ghi vào tờ giấy thi: 
Câu 1: Có 5 kim loại sau : Ba, Mg, Al , Fe, Ag . Chỉ có nước và dung dịch HCl , có thể nhận biết được mấy kim loại ?
A. 1 , B.2, C.3 , D.4 , E . 5
Câu 2: CaCO3 bị lẫn một ít tạp chất Al2O3, Fe2O3 , SiO2 .Dùng các cặp chất nào để thu được CaCO3 tinh khiết 
A. NaOH, HCl, Na2CO3 B. CO2, H2O , nhiệt độ 
C. NaOH, HCl, (NH 4)2CO3 D. A. NaOH, HCl, Ca(OH)2 
E. NaOH, HCl, Na2CO3
Câu 3: Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là:
A. H2S và Cl2. B. HI và O3. C. NH3 và HCl. D. Cl2 và O2.
Câu 4: Có 3 dung dịch: K2SO4, K2CO3, Ba(HCO3)2. Có thể dùng dung dịch nào dưới đây để nhận biết các dung dịch trên?
A. Dung dịch HCl	B. Dung dịch H2SO4
C. Dung dịch NaOH	D. Tất cả đều được
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 2 gam hỗn hợp hai kim loại đều có hóa trị (II) và có số mol bằng nhau vào ống chứa dung dịch H2SO4 thu được 1,12 lít H2 đo ở đktc. Hỏi các kim loại trên là các kim loại nào?
A. Ca và Zn .	B. Mg và Fe.	C. Ba và Mg.	D. Fe và Cu.
Câu 6: Cho kim loại M phản ứng với Cl2, thu được muối X. Cho M tác dụng với dung dịch HCl, thu được muối Y. Cho Cl2 tác dụng với dung dịch muối Y, thu được muối X. Kim loại M là:
A. Fe	B. Al	C. Zn	D. Mg 
Câu 7: Để phân biệt các bột trắng Al, Al2O3 và Mg đựng trong ba lọ mất nhãn không thể dùng dung dịch
A. KOH.
B. HNO3 đặc, nguội.
C. HCl.
D. H2SO4 đặc nguội.
Câu 8: Có các dung dịch BaCl2, MgSO4, AlCl3, Zn(NO3)2, CuSO4, và Fe(NO3)2. Có thể nhận biết đồng thời cả sáu dung dịch trên bằng một thuốc thử là dung dịch:
A. Ba(OH)2.
B. H2S.
C. NaOH.
D. NH3.
Câu 9: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Ca(HCO3)2 và NaHSO4.
B. NaHSO4 và NaHCO3.
C. NaHSO4 và CuCl2.
D. AgNO3 và Fe(NO3)2.
Câu 10: Cho phản ứng: BaCO3 + 2X H2O + Y + CO2 X và Y lần lượt là: 
A. H2SO4 và BaSO4 B. HCl và BaCl2 
C. H3PO4 và Ba3(PO4)2 	D. H2SO4 và BaCl2 
Câu 11: Trung hòa 200 g dung dịch NaOH 10% bằng dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng dung dịch HCl cần dùng là:
 A. 200g 	 B. 300g 	C. 400g 	 D. 500g 
Câu 12: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,2 lít dung dịch HCl có nồng độ 3,5M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp X lần lượt là :
 A. 25% và 75% B. 20% và 80% C. 22% và 78% D. 30% và 70 %
Câu 13: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 tao thành chất không tan màu trắng. Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 là:
A. 0,25M B. 0,5M C. 0,45M D. kết quả khác
Câu 14: Cho 5,4 gam một kim loại M tác dụng với khí clo dư thu được 26,7 gam muối. Kim loại M đem phản ứng là:
A. Cr B. Al	C. Fe D. Zn
Câu 15: Cho lá kẽm có khối lượng 50 g vào dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian phản ứng kết thúc thì khối lượng lá kẽm là 49,82 g. Khối lượng kẽm đã tác dụng là:
A. 17,55g
B. 5,85g
C. 11,7g
D. 11,5g
Câu 16: Cho 1 gam hợp kim của Natri tác dụng với nước ta thu được kiềm; để trung hòa kiềm đó cần phải dùng 50 ml dung dịch HCl 0,2 M. Thành phần phần trăm của natri trong hợp kim là:
A. 39,5%
B. 23%
C. 24%
D. 29%
Câu 17: Cho 4,48 lít hỗn hợp A gồm hai khí là CO2 và SO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Tỉ khối của A so với Hiđro là 27. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng kết thúc là
A. 41,4 gam.
B. 31,4 gam.
C. 21,4 gam.
D. Phương án khác.
Câu 18: Thủy ngân kim loại bị lẫn 1 ít tạp chất Al, Fe, Cu, Zn, cần dùng chất nào để thu được Hg tinh khiết
A. HCl	B.NaOH	C. O2	D. NaCl	E.HgCl2
Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng : 
	 Cl2 NaOH t0
	Al à X (Rắn) à Y (Rắn) à Z (Rắn) 
	Z : có công thức là :
	A. Al2O3 	 B. AlCl3 	C. Al(OH)3 	D. NaCl.
Câu 20: Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Fe vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3, kết thúc thí nghiệm lọc bỏ dung dịch thu được chất rắn gồm 3 kim loại, 3 kim loại đó là:
A. Al, Cu, Ag 	 B. Fe, Cu, Ag 	 C. Al, Fe, Cu 	 D. Al, Fe, Ag
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (10 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Cho lần lượt từng chất: Fe, BaO, Al2O3, và KOH vào lần lượt các dung dịch: NaHSO4, CuSO4. Hãy viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
Câu 2 (1,5 điểm): 
a) Có 4 chất bột màu trắng là: Na2O, P2O5, MgO, Al2O3 chỉ được dùng thêm nước và quỳ tím, hãy nêu cách để phân biệt từng chất.
b) Bằng phương pháp hóa học hãy tách từng chất ra khỏi hỗn hợp chất rắn gồm FeCl3, CaCO3, AgCl. 
Câu 3 (2,5 điểm): Cho A là hỗn hợp gồm Ba, Mg, Al.
- Cho m gam A vào H2O đến phản ứng xong thoát ra 8,96 lít H2 (đktc).
- Cho m gam A vào NaOH dư thoát ra 12,32 lít H2 (đktc).
- Cho m gam A vào dung dịch HCl dư thoát ra 13,44lít H2 (đktc).
Tính m và % mỗi kim loại trong A.
Câu 4 (2,5 điểm): Cho 80 gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 sau một thời gian lọc được dung dịch A và 95,2 gam chất B, cho tiếp 80 gam bột Pb vào dung dịch A, sau phản ứng thu được dung dịch D một muối duy nhất và 67,05 gam chất rắn E, cho 40 gam bột kim loại R hóa trị II vào 110 dung dịch D sau phản ứng lọc được 44,575 gam chất rắn F. Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3, R là kim loại gì?
Câu 5 (2,0 điểm): Một hỗn hợp khí A gồm CO, CO2 . Trộn A với không khí theo tỷ lệ thể tích là 1 : 4. Sau khi đốt cháy hết khí CO thì hàm lượng phần trăm (%) thể tích của N2 trong hỗn hợp mới thu được tăng 3,36% so với hỗn hợp trước phản ứng. Tính % thể tích của hai khí trong hỗn hợp A . Giả thiết không khí chỉ có N2 , O2 trong đó O2 chiếm 1/5 thể tích không khí
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
PHÒNG GD&ĐT THANH BA
HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC 9
Năm học 2014-2015
 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (10 ĐIỂM)
 Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
E
B
D
B
B
A
C
D
C
B
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
D
B
B
B
C
B
A
E
A
B
 II/ PHẦN TỰ LUẬN:
Câu
Nội dung - yêu cầu
Điểm
Câu 1 (1,5 điểm)
* Với NaHSO4: 
Fe + 2NaHSO4 → FeSO4 + Na2SO4 + 2H2
BaO + H2O → Ba(OH)2
Ba(OH)2 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O
Ba(OH)2 + NaHSO4 → BaSO4 + NaOH + H2O
Al2O3+ 6NaHSO4 → Al2(SO4)3 + 3Na2SO4 + 3H2O
2KOH + 2NaHSO4 → K2SO4 + Na2SO4 + 2H2O
* Với CuSO4:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
BaO + H2O → Ba(OH)2
Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2
2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4
0,75
0,75
Câu 2 (1,5 điểm)
a, (0,75 điểm)
- Lấy mỗi chất một ít đựng vào các ống nghiệm riêng biệt rồi hòa tan các chất vào nước. 
- Chất nào tan được là Na2O và P2O5 
	Na2O + H2O 2NaOH
	P2O5 + 3H2O 2H3PO4
0,25
- Cho quỳ tím vào hai dung dịch vừa thu được 
	+ Nếu quỳ tím hóa xanh thì chất hòa tan là Na2O
	+ Nếu quỳ tím hóa đỏ thì chất hòa tan là P2O5
0,25
- Lấy dung dịch NaOH vừa nhận biết được cho vào hai chất không tan chất nào tan ra là Al2O3, không tan là MgO.
 Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O 
0,25
b. (0,75 điểm)
- Hòa tan hỗn hợp vào nước, chỉ có FeCl3 tan, lọc lấy nước lọc đem cô cạn thu được FeCl3.
0,25
- Chất rắn còn lại gồm AgCl và CaCO3 cho tác dụng với dung dịch HCl dư chỉ có CaCO3 phản ứng: 
 CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O
Lọc lấy AgCl không tan mang sấy khô.
0,25
- Lấy nước lọc chứa CaCl2 và HCl dư cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư , lọc lấy kết tủa được CaCO3.
 CaCl2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaCl 
0,25
Câu 3 (2,5 điểm)
- Cho m gam A vào H2O có PƯ:
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
x x x
0,25
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
y 1,5y
0,25
Ta có: x + 1,5y = 0,4 mol (I)
0,1
- Cho m gam A vào NaOH dư
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
x x x
0,25
2Al +2NaOH + 2H2O → 2 Na(AlO2) + 3H2
y 1,5y
0,25
Ta có: x + 1,5y = 0,55 mol (II)
0,1
So sánh I và II thấy ở phần I Al dư → Tính theo Ba.
Tính được x = 0,1 mol → nBa = 0,1 mol
 y = 0,3 → nAl = 0,3 mol
0,25
- Cho m gam A vào dung dịch HCl dư
Ba + 2HCl → BaCl2 + H2
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
0,75
Tính được nMg = 0,05 mol
Vậy m = 23 g
0,1
%Ba = 59,56% , %Al = 35,21% , %Mg = 5,23%
0,2
Câu 4 (2,5 điểm)
- PTHH:
 Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag
 Pb + 2AgNO3 ® Pb(NO3)2 + 2Ag
 Pb + Cu(NO3 )2 ® Pb(NO3)2 + Cu
- TN1: Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag
	x 	2x	x	2x	(mol)
Ta có : 216x – 64x = 95,2 – 80 = 15,2 giải ra x = 0,1 mol
- TN2: Dung dịch A 
Vì dung dịch D chỉ có một muối nên các muối trong A đều phản ứng hết
	Pb + 2AgNO3 ® Pb(NO3)2 + 2Ag
	0,5y	y	0,5y	y
	Pb + Cu(NO3 )2 ® Pb(NO3)2 + Cu
	0,1	0,1	0,1	0,1
Theo đề bài ta có: 0,5y + 0,1).207 – [ 108y + (0,1.64)] = 80 – 67,05 = 12,95
- Giải ra được : y = 0,3 mol
Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 : 
 dung dịch D có 0,025 mol Pb(NO3)2 
Vì phản ứng hoàn toàn nên có thể xảy ra 2 trường hợp:
TH1: Nếu R phản ứng hết
	R + Pb(NO3 )2 ® R(NO3)2 + Pb
	® 	 (mol)
Theo đề ta có: .207 = 44,575 giải ra được R = 186 ( loại)
TH2: Nếu Pb(NO3)2 phản ứng hết
	R + Pb(NO3 )2 ® R(NO3)2 + Pb
	0,025	0,025	0,025 (mol)
Theo đề ta có: 0,025 ( 207 – R) = 44,575 – 40 = 4,575 
	giải ra : R = 24 ( Mg)
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
Câu 5 (2 điểm)
Giả sử thể tích của hỗn hợp A là 100 ml
=> Thể tích của không khí là 400 ml
 Vì N2 chiếm 4/5 thể tích không khí 
V N2 = 4/5 . 400 = 320 ml
V O2 = 400 – 320 = 80 ml
% V N2 có trong hỗn hợp trước phản ứng là 
 % V N2 sau khi đốt là : 64 + 3,36 = 67,36%
Vậy sau khi đốt thể tích của hỗn hợp khí là
 Thể tích giảm đi so với thể tích ban đầu bằng thể tích o xi đã phản ứng
V O2 phản ứng là : 500 - 475 = 25 (ml)
 2CO + O2 à 2CO2
(ml) 50 25 50
% V CO = % V CO2 = 50%
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Ghi chú: 
- Giáo viên chấm thi nên giải trước thống nhất đáp án.
- Học sinh làm cách khác đúng chấm điểm tương đương. 
- Phương trình hóa học có chất viết sai không cho điểm, thiếu điều kiện hoặc không cân bằng trừ 1/2 số điểm của phương trình đó. Nếu tính toán liên quan đến phương trình không cân bằng thì không được tính điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docnhiemgDe_Thi_HSG_h0a_9.doc