Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp trường môn: địa lý thời gian làm bài: 150 phút

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 5403Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp trường môn: địa lý thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp trường môn: địa lý thời gian làm bài: 150 phút
Phòng GD- ĐT Thanh Oai
TRƯỜNG THCS DÂN HOÀ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
 CẤP TRƯỜNG
Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút 
Câu 1: (4 đ)
 Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay ? Nêu các phương hướng để giải quyết việc làm ?
Câu 2: (5đ)
 Đối với nước ta ,nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng.
a.Nêu vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế .
b.Kể tên các vùng trọng điểm lúa,các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ,các vùng trồng cây ăn quả lớn của nước ta.
c.Những khó khăn của tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
 Câu 3 ( 4 điểm):
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày những hiểu biết của em về công nghiệp điện ở nước ta ( các đặc điểm: cơ cấu ngành, sản lượng điện, các nhà máy thủy điện và nhiệt điện lớn)
b. Phân tích đặc điểm chung về sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta.
Câu 4: (7đ)
Cho bảng số liệu sau:
Tình hình sản xuất lúa ở đồng Bằng Sông Hồng giai đoạn 1985-2005
Năm
1985
1990
1995
2000
2005
Diện tích(nghìn ha)
1.051,8
1.057,6
1.193,0
1.212,6
1.138,5
Năng suất(nghìn tấn)
29,4
34,2
44,4
55,2
54,4
Sản lượng (nghìn tấn)
3.091,9
3.618,1
5.090,4
6.586,6
6.199,0
Sản lượng lúa bình quân(Kg/người)
233
260
321
378
344
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích,năng suất ,sản lượng lúa và sản lượng bình quân theo đầu người giai đoạn 1985-2005
b.Rút ra nhận xét
c.Giải thích vì sao năng suất lúa của Đồng bằng Sông Hồng cao nhất cả nước nhưng sản lượng lúa bình quân lại thấp?
******** HẾT *********
Thí sinh được sử dụng Át Lát Địa Lý Việt Nam sản xuất năm 2009 trở lại đây
 NGƯỜI RA ĐỀ NGƯỜI DUYỆT ĐỀ
Lê Thị Hồng Phương Nguyễn Thị Hà
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÝ 
Câu 1:(4đ)
* Việc làm là một vấn đề kinh tế-xã hôi lớn ở nước ta hiện nay
-Nước ta có nguồn lao động dồi dào(dẫn chứng),trong khi nền kinh tế phát triển chưa tương xứng với sự gia tăng lao động 
-Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của cả nước cao(Dẫn chứng) 
+Đô thị: Số người thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao(Dẫn chứng)
+Nông thôn: Lao động gắn với nông nghiệp ,việc làm có tính thời vụ ,số lao động nông nhàn tương đối đông(Dẫn chứng)
*Các phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta 
 -Phân bố lại dân cư và nguồn lao động 
-Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình
-Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống,tiểu thủ công...),chú ý thích đáng đến các ngành dịch vụ 
-Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài,mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu
-Đa dạng hóa các loại hình đào tạo để nâng cao trình độ lao động 
-Đẩy mạnh xuất khẩu lao dộng 
Câu 2: (5Điểm)
a.Vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế nước ta:
-Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên(Khí hậu,đất,nước...)
-Phá thế độc canh cây lúa nước
-Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,tạo nguồn hàng xuất khẩu
-Giải quyết việc làm,nâng cao đời sống,bảo vệ môi trường
b.Kể tên các vùng trọng điểm lúa,vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm,vùng trồng cây ăn quả lớn của nước ta
.*Các vùng trọng điểm lúa của nước ta: Đồng bằng sông Cửu Long,Đồng Bằng Sông Hồng
*Các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm:Đông Nam Bộ,Tây Nguyên,Trung Du Miền núi Bắc Bộ
*Các vùng trồng cây ăn quả lớn của nước ta: Đông Nam Bộ ,Đồng Bằng Sông Cửu Long
c.Những khó khăn của tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta
-Phụ thuộc vào tự nhiên nên năng suất bấp bênh 
-Tai biến thời tiết thường xuyên xảy ra :bão,gió Tây khô nóng,lũ lụt,hạn hán thường xuyên xảy ra
-Địa hình dốc, hay xảy ra hiện tượng đất bị xói mòn,rửa trôi
-Sự suy thoái của môi trường tài nguyên cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Câu 3( 4.0 điểm):
a. Các đặc điểm về công nghiệp điện ở nước ta:
- Cơ cấu ngành: gồm nhiệt điện và thủy điện ( không yêu cầu trình bày về phong điện và điện hạt nhân) => 
- Sản lượng điện: Mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kw hvà sản lượng điện ngày càng tăng => 
- Các nhà máy thủy điện lớn: Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An...=> 
- Các nhà máy nhiệt điện lớn: Phú Mỹ, Phả Lại...=> 
b. Đặc điểm chung về sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta:
- Các nhà máy điện ở nước ta có đặc điểm chung về phân bố là: phân bố gần các nguồn năng lượng => Cụ thể:
+ Các nhà máy điện than phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh, đồng bằng sông Hồng => 
+ Các nhà máy điện khí phân bố chủ yếu ở Đông Nam bộ => 
+ Các nhà máy thủy điện phân bố trên các dòng sông có trữ năng thủy điện lớn 
( Yêu cầu thí sinh lấy ví dụ minh họa).
Câu 4:(7đ)
a.Xử lí số liệu
Tình hình sản xuất lúa ở đồng Bằng Sông Hồng giai đoạn 1985-2005
Đơn vị: %
Năm
1985
1990
1995
2000
2005
Diện tích
100
100,6
113,4
115,3
108,3
Năng suất
100
116,3
151,0
187,8
185,0
Sản lượng
100
117,0
164,6
213,0
200,5
Sản lượng lúa bình quân
100
111,6
137,8
166,1
147,6
(Thí sinh làm tròn các đơn vị tính vẫn cho điểm tối đa)
. Vẽ biểu đồ 
*-Biểu đồ thích hợp nhất là : Dạng đường 
- Trên hệ tọa độ có 4 đường biểu diễn xuất phát từ một điểm (100%) thể hiện bốn đối tượng, : Diện tích,năng suất,sản lượng và sản lượng bình quân
*Biểu đồ phải đầy đủ: Tên biểu đồ ,chú thích, ghi số liệu lên biểu đồ ,có tính thẩm mĩ...( Thiếu một trong các tiêu chí trên trừ 0,25 Điểm)
b. Nhận xét 
-Tốc độ tăng trưởng diện tích,năng suât,sản lượng và sản lượng bình quân theo đầu người của đồng Bằng Sông Hồng là không đều
+Diện tích lúa tăng chậm,thất thường (Dẫn chứng)
+Năng suất lúa tăng nhanh (Dẫn chứng)
+Sản lượng tăng nhanh(Dẫn chứng)
+Bình quân lương thực theo đầu người tăng ,thất thường (Dẫn chứng)
*Sản lượng lúa tăng nhanh nhất(Dẫn chứng),diện tích lúa tăng chậm nhất(dẫn chứng)
c. Năng suất lúa của Đồng bằng Sông Hồng cao nhất cả nước nhưng sản lượng lúa bình quân lại thấp vì:
-Dân số quá đông(dẫn chứng)
-Bình quân đất canh tác theo đầu người thấp,khả năng thâm canh có giới hạn
-Khả năng mở rộng diện tích đất canh tác hầu như không còn
-Tốc độ đô thị hóa,công nghiệp hóa nhanh dẫn đến diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng giảm
 Tổng 
(2,0 Điểm)
0,75
0,25
0,25
0,75
(2,0 Điểm)
0,25
0,25
0,75
0,25
0,25
0,25
 1.5Điểm
0,25
0,25
0,5
0,5
 1,5Điểm
0,5
0,5
0,5
 2,0Điểm
0,5
0,5
 0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
2Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
2Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
20 đ
-

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg.doc