Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, năm học 2015 - 2016 môn thi: Sinh Học

doc 2 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 1029Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, năm học 2015 - 2016 môn thi: Sinh Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, năm học 2015 - 2016 môn thi: Sinh Học
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Sinh học
Ngày thi: 24 /3 /2016
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
****
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1 (4,0 điểm):
 1.1. a. Nêu nội dung của qui luật phân li.
 b. Giải thích và nêu ý nghĩa của qui luật phân li.
 1.2. Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp trội? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp? 
 1.3. Ở đậu Hà lan, khi cho lai hai cây hoa đỏ lưỡng bội với nhau, người ta thấy ở F1 xuất hiện cây hoa trắng. Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường không xảy ra hiện tượng đột biến.
 a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
 b) Nếu cho các cây hoa đỏ F1 tiếp tục tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình sẽ như thế nào?
Câu 2 (4,0 điểm):
 2.1. Ở một loài sinh vật, một tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể đơn.
 a) Xác định số tế bào con được tạo ra.
 b) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
 c) Tất cả các tế bào con tạo ra sau 4 lần nguyên phân đều trở thành tinh bào bậc 1 trải qua giảm phân tạo giao tử. Xác định số giao tử được tạo ra.
 2.2. Cho biết 2n = 6. Trong một cơ thể đực, xét 5 tế bào sinh dục sơ khai (tế bào mầm) nguyên phân liên tiếp 5 lần để tạo ra các tinh nguyên bào. Phân nửa số tinh nguyên bào này tiếp tục giảm phân tạo tinh trùng.
 a) Tính số tinh trùng được tạo ra.
 b) Tính tổng số nhiễm sắc thể tự do mà môi trường nội bào phải cung cấp cho toàn bộ quá trình phát sinh giao tử nói trên.
 2.3. Trong tinh bào bậc I của một loài giao phối có 3 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa, Bb và Cc.
 a) Khi giảm phân tạo giao tử, sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử, mỗi loại chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
 b) Tại sao các hợp tử được tạo thành qua thụ tinh lại chứa các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau về nguồn gốc?
Câu 3 (5,0 điểm):
 3.1. So sánh quá trình tổng hợp ARN và quá trình nhân đôi ADN?
 3.2 Gen D dài 5100 Å, có A+T = 60% số nuclêôtit của gen.
 a) Xác định số nuclêôtit của gen D.
 b) Số nuclêôtit từng loại của gen D là bao nhiêu ?
 3.3. Một gen tự nhân đôi liên tiếp 4 lần, môi trường nội bào phải cung cấp tất cả 36.000 nuclêôtit tự do, trong số này có 10.500 nuclêôtit tự do thuộc loại X.
 a) Tính chiều dài của gen bằng micrômét.
 b) Trên mạch khuôn (dùng làm khuôn mẫu để tổng hợp ARN) của gen, số lượng 
X = 25% số nuclêôtit của mạch. Tính số lượng từng loại nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào phải cung cấp khi gen sao mã 3 lần. Cho biết số lượng nuclêôtit loại A của cả gen được phân bố đều trên hai mạch đơn.
Câu 4 (3,0 điểm)
 4.1. Hãy giải thích vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng lại rất có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất? 
 4.2. Bộ NST của loài sinh vật có số NST 2n = 18. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể dự đoán ở:
- Thể một nhiễm, thể ba nhiễm.
- Thể đơn bội, tam bội, tứ bội. 
 4.3. Cơ thể bình thường có kiểu gen Bb. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen OB. Loại đột biến nào có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó?
Câu 5 (2,0 điểm)
 5.1. Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn m nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, người có gen trội M không bị bệnh này. Gen M và m đều không có trên nhiễm sắc thể Y. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này. Biết bố, mẹ của cặp đồng sinh trên đều có máu đông bình thường và trong giảm phân ở cả bố và mẹ không xảy ra đột biến. Hãy cho biết:
 a. Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Giải thích.
 b. Người bị bệnh nói trên thuộc giới tính nào? Vì sao?
 5.2. Công nghệ tế bào ở thực vật gồm những công đoạn thiết yếu nào? Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc?
Câu 6 (2,0 điểm)
 6.1. Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng?
 6.2. Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
 6.3. Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ nào? Lấy ví dụ minh họa? Tại sao các mối qua hệ gữa các cá thể đã giúp quần thể tồn tại và phát triển ổn định ?
 -Hết-

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG nam 20152016.doc