Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học: 2015 - 2016 môn: địa lí

docx 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1710Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học: 2015 - 2016 môn: địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học: 2015 - 2016 môn: địa lí
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
Trường THCS KimAn
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
Năm học: 2015 - 2016
 Môn: Địa lí
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm)
Dựa vào các kiến thức về sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời, hãy cho biết:
a. Trái Đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng nào? Nhận xét về độ nghiêng, hướng nghiêng của trục Trái Đất.
b. Nguyên nhân của hiện tượng mùa và sự hình thành các mùa trên Trái Đất.
 c. Vào ngày 21/3 và ngày 23/9 những địa phương nào trên Trái Đất có ngày và đêm bằng nhau? Tại sao?
Câu 2 (3,0 điểm)
Chứng minh rằng địa hình nước ta có nhiều đồi núi.
 b.Nêu những thuận lợi và khó khăn của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
Câu 3: (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
Hãy trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.
 b.Quá trình đô thị hóa có tác động như thế nào đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta?
Câu 4: (5,0 điểm) 
 Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta (theo giá so sánh năm 1994)
 (Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Lương thực
Rau đậu
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
Cây khác
1990
49604
33289,6
3477
6692,3
5028,5
1116,6
1995
66183,4
42110,4
4983,6
12149,4
5577,6
1362,4
2000
90858,2
55163,1
6332,4
21782
6105,9
1474,8
2005
107897,6
63852,5
8928,2
25585,7
7942,7
1588,5
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng ở nước ta trong thời kỳ 1990 – 2005. 
b. Nhận xét về tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt.Sự thay đổi đó phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực, thực phẩm và việc phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới .
 Câu 5. (5,0 điểm)
 Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?
-- Hết--
Thí sinh được sử dụng Át lát địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành
Người kiểm tra: Người ra đề: Xác nhận của BGH
 Hà Thị Thủy 
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9
 Năm học 2015 – 2016
 MÔN: ĐỊA LÍ
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông
 Nhận xét về độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất có
- Độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi.
b. Nguyên nhân của hiện tượng mùa và sự hình thành các mùa:
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trên quỹ đạo, nên có lúc Trái Đất ngả nửa Cầu Bắc, có lúc ngả nửa Cầu Nam về phía Mặt Trời nên sinh ra các mùa.
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời , góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt là mùa nóng ở nửa cầu đó.
- Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời , góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt là mùa lạnh ở nửa cầu đó.
c. Ngày 21/3 và 23/9 tất cả các địa phương trên Trái Đất đều có ngày và đêm dài bằng nhau
Vì: Ngày 21/3 và 23/9 tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống xích đạo, đường phân chia sáng tối vuông góc với mặt phẳng xích đạo (hoặc đường phân chia sáng tối trùng với trục của Trái Đất).
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2 (3,0 điểm)
a. Địa hình nước ta là địa hình nhiều đồi núi:
- Đồi núi nước ta chiếm 3/ 4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng châu thổ nhỏ chỉ chiếm 1/ 4 diện tích
- Hệ núi nước ta kéo dài trên 1400 km từ biên giới Việt Trung đÕn Đông Nam Bộ
- Hệ thống núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó núi thấp chiếm ưu thế ( 85%), núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích 
b. Thuận lợi và khó khăn của địa hình đồi núi đối với sự phát triển KT- XH:
* Thuận lợi:
- Đồi núi là nơi giàu tài nguyên có thể phát triển nhiều ngành kinh tế:
+ Tài nguyên đất: đất Feralit có nhiều loại
+ Khoáng sản nội sinh là cơ sở để phát triển công nghiệp hóa
+ Tài nguyên rừng: giàu có về thành phần loài, có nhiều loài quý hiếm
+ Tiềm năng thủy điện
+ Bề mặt cao nguyên bằng phẳng, dễ hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc
+ Khí hậu mát mẻ, nhiều phong cảnh đẹp giúp phát triển du lịch
- Đồi núi có quan hệ chặt chẽ với đồng bằng, bổ sung cho đồng bằng:
+ Cung cấp vật liệu bồi đắp, mở rộng các đồng bằng
+ Tạo cảnh quan ven biển đa dạng
*. Khó khăn:
- Địa hình hiểm trở lại bị chia cắt nên giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu giữa các vùng gặp khó khăn
- Một số thiên tai: lũ quét, trượt lở đất, xói mòn, khô hạn
- Miền núi đá vôi thiếu đất trồng, thiếu nước về mùa khô
1,0
1,0
0,5
0,5
Câu
3 (4,0 điểm)
Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta:
*Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
 - Quá trình đô thị hóa chậm:
 + Thành Cổ Loa được coi là đô thị đầu tiên nước ta, từ thế kỷ III trước công nguyên .
 + Đến nay cả nước có 689 đô thị . 
 -Trình độ đô thị hóa thấp: Cơ sở hạ tầng của các đô thị ( hệ thống giao thông , điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
* Tỉ lệ dân thành thị của nước ta vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
 - Năm 2005 tỉ lệ dân thành thị chiến 26,9% dân số cả nước
Đến năm 2009 tỉ lệ đân thành thị tang lên chiếm 29,6% dân số cả nước.
 * Phân bố đô thị không đều giữa các vùng. Các đô thị tập trung nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi ít đô thị nhất ở Tây Nguyên.
 b. Tác động của quá trình đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ở các thành phố lớn.
 + Các đô thị lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng có khả năng thu hút đầu tư từ nước ngoài vào các lĩnh vực hiện đại hóa ,cơ sở hạ tầng kỹ thuật,công nghiệp,dịch vụ tạo động lực phát triển kinh tế.
 +Tỉ trọng của các ngành dịch,vụ công nghiệp chiếm đại bộ phận trong cơ cấu GDPcuar các thành phố lớn.
_ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa ,đa dạng nghề và sản phẩm.
 +Các thị trấn ra đời với các xí nghiệp công nghiệp chế biến, dịch vụ quy mô nhỏ làm tay đổi bộ maawtjneenf kinh tế nông thôn.
 +Công nghiệp hóa nông thôn tạo nhều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động 
_Tác động tiêu cực:gay ô nhiễm môi trường,an ninh trật tự xã hội,nhà ở
1,0
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
Câu 4 (5,0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ
* Lập bảng số liệu Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo nhóm cây trồng của nước ta trong thời kì 1990-2005 (lấy năm 1990 = 100%)
Đơn vị: %
Năm
Tổng số
Lương thực
Rau đậu
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
Cây khác
1990
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
1995
133,4
126,5
143,3
181,5
110,9
122,0
2000
183,2
165,7
182,1
325,5
121,4
132,1
2005
217,4
191,3
257,4
382,8
159,3
142,6
* Vẽ biểu đồ đường:
- Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng trong thời kỳ 1990 – 2005.
- Đảm bảo chính xác, có tên biểu đồ và bảng chú giải rõ ràng.
b. Nhận xét
- Nhận xét về tốc độ tang trưởng năm 2005 so với năm 1990:
 + Tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt tang 2,17 lần
 + Tăng nhanh nhất là cây công nghiệp 3,8 lần; tiếp đến là rau đậu, cây lương thực.
 + Cây ăn quả và cây khác tang chậm nhất.
-Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt:
Bảng cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 1990 và 2005
(Đơn vị: %)
Năm
Tổng số
Lương thực
Rau đậu
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
Cây khác
1990
100,0
67,1
7,0
13,5
10,1
2,3
1995
100,0
59,6
8,3
23,8
7,4
0,9
 + Những nhóm cây có tỷ trọng tăng là: rau đậu, cây công nghiệp. Trong đó cây công nghiệp có tỉ trọng tăng nhanh nhất từ 13,5% lên 23,8%.
 + Những nhóm cây có tỉ trọng giảm: cây lương thực, cây ăn quả và cây khác. Trong đó cây lương thực giảm nhanh nhất từ 67,1% xuống 59,6%.
 + Như vậy ngành trồng trọt có xu hướng đa dạng hóa sản phẩm.
-Sự thay đổi trên phản ánh sản xuất lương thực, thực phẩm ngày càng giảm vị trí trong cơ cấu ngành trồng trọt.
-Sự thay đổi đó cũng cho thấy nền nông nghiệp nhiệt đới, ngày càng được phát huy thế mạnh với việc tạo ra ngày càng nhiều các sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao đáp ứng yêu cầu thị trường.
1,0
1,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5 (5,0 điểm)
 Tầm quan trọng của sản xuất lương thực ở Đồng bằng Sông Hồng. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất lương thực:
* Tầm quan trọng của sản xuất lương thực ở Đồng bằng Sông Hồng: 
- Cung cấp lương thực cho nhân dân, thức ăn cho chăn nuôi và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu, là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực...
* Điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất lương thực:
- Thuận lợi:
+ Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ thích hợp với cây lương thực đặc biệt là cây lúa nước
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh tạo điều kiện thâm canh, xen canh, tăng vụ. Trồng được các cây ôn đới, cận nhiệt, đưa 
vụ đông trở thành vụ sản xuất chính
+ Nguồn nước dồi dào đặc biệt trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình cung cấp nước tư
ới cho sản xuất lương thực
+ Dân đông, nguồn lao động dồi dào tạo thị trường rộng lớn tiêu thụ lương thực. Người dân có truyền thống, kinh nghiệm thâm canh lúa nước.
+ Cơ sở hạ tầng khá phát triển, mạng lưới đô thị dày tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa lương thực. Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.
+ Chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước, thị trường tiêu thụ rộng...
- khó khăn:
+ Phần lớn đất đã được sử dụng, một số nơi đất bị bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bình quân đất nông nghiệp/người thấp và ngày càng giảm. Ruộng đất bị chia nhỏ manh mún hạn chế sự phát triển hàng hóa lương thực...
+ Chịu ảnh hưởng của các thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán...
0,5
0,5
3,0
1,0
* Lưu ý: 
- Giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi chấm để đánh giá đúng bài làm của học sinh. Nếu thí sinh làm không theo trình tự đáp án, nhưng đúng thì vẫn cho điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_dap_an_HSG_dia_9_nam_2015_KA.docx