Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn: sinh học năm học 2014 – 2015

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1433Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn: sinh học năm học 2014 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn: sinh học năm học 2014 – 2015
PHÒNG GD&ĐT LÂM THAO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
MÔN: SINH HỌC
NĂM HỌC 2014 – 2015
(Ngày thi 11/12/2014 – Thời gian làm bài 150 phút)
(Đề thi gồm 02 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 
Học sinh chọn ý trả lời đúng nhất, điền theo mẫu sau vào tờ giấy thi:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Ý trả lời
Câu 1. Điều không thuộc bản chất của qui luật phân ly của Men Đen:
A, Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định
B, Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định
C, Do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp
D, Các giao tử là giao tử thuần khiết
Câu 2. Men đen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách:
A, Lai giữa cơ thể đồng hợp với cá thể mang kiểu hình lặn
B, Lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau một cặp tính trạng tương phản
C, Lai giữa cơ thể dị hợp với cơ thể có kiểu hình lặn
D, Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể có kiểu hình lặn.
Câu 3. Sự đóng xoắn, tháo xoắn của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào tạo thuận lợi cho sự:
A, Tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể
B, Phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
C, Tự nhân đôi, tập hợp các nhiễm sắc thể tạo mặt phẳng xích đạo cảu thoi vô sắc
D, Tự nhân đôi, phân ly, tổ hợp cảu nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
Câu 4. Trường hợp dẫn tới dự di truyền liên kết là:
A, Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết
B, Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp niễm sắc thể khác nhau
C, Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.
D, Tất cả các gen nằm trên cùng 1 nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau
Câu 5. Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi của ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ là:
A, Nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn B, Một ba zơ bé bù với 1 ba zơ lớn.
C, Sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit D, Bán bảo toàn
Câu 6. Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì:
A, Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của pôlinuclêôtit ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ – 3’
B, Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của pôlinuclêôtit ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’ – 5’
C, Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5’ của pôlinuclêôtit ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ – 3’
D, Hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 7. Giống nhau giữa đột biến nhiễm sắc thể với đột biến gen là:
A, Tác động trêm một cặp nuclêôtit của gen.
B, Xảy ra ở một điểm nào đó cảu phân tử ADN 
C, Làm thay đổi cấu trúc di truyền trong tế bào
D, Làm thay đổi số lượng NST
Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bệnh Đao?
A, Bệnh không có liên kết với yếu tố giới tính B, Do đột biến gen tạo ra
C, Do đột biến cấu trúc NST tạo ra D, Do đột biến đa bội thể tạo ra 
Câu 9. Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a – cây thấp; gen B – quả đỏ, gen b – quả trắng. Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là:
A, AaBb Aabb B, AaBB aaBb
C, Aabb AaBB D, AaBb AaBb
Câu 10. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd aaBBDd với các gen trội là trội hoàn toàn sẽ là:
A, 4 kiểu hình : 8 kiểu gen B, 8 kiểu hình : 12 kiểu gen
C, 6 kiểu hình : 4 kiểu gen C, 4 kiểu hình : 12 kiểu gen
II. PHẦN TỰ LUẬN (15đ)
A. Lí thuyết:
Câu 1 (3.0 điểm).
a) Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp?
b) Vì sao thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt còn các tính trạng lặn là các tính trạng xấu?
Câu 2 (3.0 điểm).
a) Giải thích cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thể hệ cơ thể? Nguyên nhân nào làm cho bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài không được duy trì ổn định?
b) Kiểu gen BbDd cho các loại giao tử nào? Nếu có sự phân ly của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng trong giảm phân I thì kiểu gen trên có thể cho ra các loại giao tử nào?
Câu 3 (2.5 điểm).
a) Giải thích vì sao hai phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống phân tử ADN mẹ?
b) Vì sao phân tử ADN được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở câp phân tử?
Câu 4 (2.5 điểm).
Thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm là gì? Giải thích cơ chế tạo ra thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm, lập sơ đồ minh họa? Nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể?
B. Bài tập:
Câu 5 (4.0 điểm).
Ở chuột, hai cặp tính trạng về màu thân và hình dạng lông do hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định.
a) Cho giao phối giữa chuột thuần chủng thân xám, lông xù với chuột thuần chủng thân đen, lông thẳng thu được F1 đồng loạt thân xám, lông xù. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai?
b) Trong một phép lai khác, người ta cho giao phối giữa hai chuột P và thống kê qua nhiều lứa đẻ, thu được ở con lai F1 có:
- 25% chuột thân xám, lông xù - 25% chuột thân xám, lông thẳng
- 25% chuột thân đen, lông xù - 25% chuột thân đen, lông thẳng
Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của hai chuột P và lập sơ đồ lai?
------------------------Hết-----------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Ý trả lời
A
D
D
C
A
A
C
A
D
D
II. PHẦN TỰ LUẬN (15đ)
A. Lí thuyết:
Câu 1 (3.0 điểm).
a/ Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể có tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn. Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn (a). Loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai. Quyết định kiểu hình ở đời con lai là giao tử của cơ thể mang tính trạng trội.
- Nếu đời con lai đồng tính tức là chỉ có một kiểu hình thì cơ thể mang tính trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp:
AA x aa → Aa
- Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì cơ thể mang tính trạng trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1:1, nó là dị hợp tử:
 Aa x aa → Aa : aa 
b/ Các tính trạng trội bao giờ cũng được biểu hiện, vì vậy nếu là các tính trạng xấu sẽ bị đào thải ngay. 
- Các tính trạng lặn chỉ thể hiện thành kiểu hình ở trạng thái đồng hợp, ở trạng thái dị hợp nó không được thể hiện vì gen lặn bị gen trội lấn át, vì vậy tính trạng lặn khó bị đào thải. Đó là lí do khiến các tính trạng trội thường là các tính trạng tốt.
Câu 2 (3.0 điểm).
a) Cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể:
- Đối với sinh vật sinh sản vô tính:
+ Trong sinh sản vô tính thế hệ mới được tạo thành từ 1 hoặc 1 nhóm tế bào của cơ thể mẹ tách ra không qua thụ tinh.
+ Nguyên phân đảm bảo cho 2 tế bào con sinh ra có bộ NST giống hệt nhau và giống bộ NST của tế bào mẹ.
- Đối với sinh vật sinh sản hữu tính:
+ Cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
+ Trong sinh sản hữu tính mỗi cá thể được phát triển từ 1 hợp tử. Nhờ quá trình nguyên phân hợp tử phát triển thành cơ thể mà tất cả các tế bào sinh dưỡng trong cơ thể đều có bộ NST giống bộ NST của hợp tử (2n).
+ Khi hình thành giao tử nhờ quá trình giảm phân các giao tử chứa bộ NST đơn bội (n) giảm đi 1 nửa so với bộ NST của tế bào sinh dưỡng.
+ Khi thụ tinh sự kết hợp 2 bộ NST đơn bội (n) của 2 giao tử đực và cái trong hợp tử đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài.
* Nguyên nhân làm cho bộ NST của loài không được duy trì ổn định là: Do tác động của các tác nhân gây đột biến trong hoặc ngoài cơ thể cản trở sự phân bào bình thường trong nguyên phân hoặc giảm phân dẫn đến làm cho bộ NST của thế hệ sau bị biến đổi về mặt số lượng ở 1 hay 1 số cặp NST nào đó hoặc toàn bộ bộ NST.
b) Kiểu gen BbDd cho các loại giao tử: BD, Bd, bD, bd
- Nếu có sự phân ly của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng trong giảm phân I thì kiểu gen trên có thể cho ra 10 loại giao tử: BbDd, O; BbD, d; Bbd, D; BDd, b; bDd, B.
Câu 3 (2.5 điểm).
a) Do: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
b) ADN có những đặc điểm gì để được xem nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử:
- ADN là thành phần chính của NST.
- ADN có khả năng tự nhân đôi đảm bảo cho NST được hình thành, quá trình nguyên phân, giảm phân diễn ra bình thường, thông tin di truyền của loài được ổn định qua các thế hệ.
- ADN chứa các gen cấu trúc có khả năng sao mã, giải mã hình thành tính trạng.
- ADN có khả năng bị đột biến làm xuất hiện các tính trạng di truyền mới.
Câu 4 (2.5 điểm).
* Khái niệm:
- Thể 3 nhiễm là thể mà trong tế bào thừa 1 NST ở 1 cặp nào đó, kí hiệu NST là 2n + 1
- Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào thiếu 1 NST ở 1 cặp nào đó, kí hiệu NST là 2n – 1
* Cơ chế tạo ra thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm:
- Trong quá trình phát sinh giao tử, có 1 cặp NST của tế bào sinh giao tử không phân li (các cặp NST còn lại phân li bình thường) tạo ra 2 loại giao tử: loại chứa cả 2 NST của cặp đó (n + 1) và loại giao tử không chứa NST của cặp đó (n – 1). 
- Trong thụ tinh: 2 loại giao tử bất thường này kết hợp với giao tử bình thường n trong thụ tinh tạo ra hợp tử 3 nhiễm (2n + 1) và hợp tử 1 nhiễm (2n – 1).
* Sơ đồ minh họa: HS tự vẽ H23.2(68)
* Hậu quả của hiện tượng dị bội thể: Dạng thể độtbiến (2n + 1) và (2n – 1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh NST ở người: Bệnh Đao và bệnh Tớcnơ
B. Bài tập:
Câu 5 (4.0 điểm).
a) Biện luận: Theo đề bài F1 thu được đồng loạt thân xám, lông xù nên theo quy luật đồng tính thân xám, lông xù là hai tính trạng trội so với thân đen, lông thẳng.
- Quy ước:
Thân xám: A Thân đen: a
Lông xù: B Lông thẳng: b
- Kiểu gen của chuột thân xám, lông xù thuần chủng: AABB
- Kiểu gen của chuột thân đen, lông thẳng thuần chủng: aabb
- Sơ đồ lai:
P AABB (thân xám, lông xù) aabb (thân đen, lông thẳng)
GP AB ab
F1 AaBb (100% thân xám, lông xù)
b) Cách 1: Theo đề bài F1 thu được tỉ lệ: 25% chuột thân xám, lông xù : 25% chuột thân xám, lông thẳng : 25% chuột thân đen, lông xù : 25% chuột thân đen, lông thẳng hay 1 chuột thân xám, lông xù : 1 chuột thân xám, lông thẳng : 1 chuột thân đen, lông xù : 1 chuột thân đen, lông thẳng tạo ra 4 tổ hợp
4 tổ hợp = 4 giao tử 1 giao tử = 2 giao tử 2 giao tử
- Để tạo ra 4 giao tử thì 1 kiểu gen ở P phải dị hợp 2 cặp gen: AaBb
Để tạo ra 1 giao tử thì 1 kiểu gen ở P phải đồng hợp lặn: aabb
Để tạo ra 2 giao tử thì kiểu gen ở P phải dị hợp 1 cặp gen: Aabb, aaBb
- Ta có 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: P AaBb (thân xám, lông xù) aabb (thân đen, lông thẳng)
+ Trường hợp 2: P Aabb (thân xám, lông thẳng) aaBb (thân đen, lông xù)
- Sơ đồ lai:
+ Trường hợp 1:
P AaBb (thân xám, lông xù) aabb (thân đen, lông thẳng)
GP AB, Ab, aB, ab ab
F1 AaBb, Aabb, aaBb, aabb
Kiểu gen: 25% AaBb : 25% Aabb : 25% aaBb : 25% aabb
Kiểu hình: 25% chuột thân xám, lông xù : 25% chuột thân xám, lông thẳng : 25% chuột thân đen, lông xù : 25% chuột thân đen, lông thẳng
+ Trường hợp 2:
P Aabb (thân xám, lông thẳng) aaBb (thân đen, lông xù)
GP Ab, ab aB, ab
F1 AaBb, Aabb, aaBb, aabb
Kiểu gen: 25% AaBb : 25% Aabb : 25% aaBb : 25% aabb
Kiểu hình: 25% chuột thân xám, lông xù : 25% chuột thân xám, lông thẳng : 25% chuột thân đen, lông xù : 25% chuột thân đen, lông thẳng
* Cách 2:
- Xét tính trạng màu sắc thân của chuột:
Thân xám / Thân đen = là tỉ lệ của phép lai phân tích nên Aa aa
- Xét tính trạng về dạng lông của chuột:
Lông xù / lông thẳng = là tỉ lệ của phép lai phân tích nên Bb bb
- Tổ hợp 2 cặp tính trạng ta có 2 trường hợp: 
+ Trường hợp 1: P AaBb (thân xám, lông xù) aabb (thân đen, lông thẳng)
+ Trường hợp 2: P Aabb (thân xám, lông thẳng) aaBb (thân đen, lông xù)
- Sơ đồ lai: Giống cách 1

Tài liệu đính kèm:

  • docHSG_Lam_Thao_2014_2015.doc