Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 790Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017
PHÒNG GD & ĐT ... ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 - 2017
 Đề chính thức Môn thi: SINH HỌC 9 
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề). 
Câu 1 (4,0 điểm):
1). Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình phiên mã - tổng hợp ARN với quá trình tự nhân đôi ADN?
2). Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin được thể hiện như thế nào? Do yếu tố nào quy định? Cấu trúc đặc thù của prôtêin sẽ bị thay đổi trong trường hợp nào?
3). Trong các mỗi quan hệ sau, hãy cho biết kiểu quan hệ nào là chính xác hơn? Vì sao?
- Một gen quy định một tính trạng. 
- Một gen quy định một enzim/ prêtêin.
- Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit.
Câu 2 (3,0 điểm):
1). Nêu các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về hai cặp tính trạng thì sẽ thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9: 3: 3: 1?
2). Dùng sơ đồ lai chứng minh sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp, còn liên kết gen không tạo ra hay hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp? 
Câu 3 (3,0 điểm):
1). Thế nào là đột biến điểm? Các dạng đột biến điểm ảnh hưởng như thế nào đến số liên kết hiđrô của gen sau đột biến?
2). Giá trị của các đột biến gen sẽ thay đổi tùy thuộc vào yếu tố nào? Tại sao nói, đa số đột biến gen khi biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật?
Câu 4 (2,0 điểm): 
1). Quá trình nguyên phân có ý nghĩa gì đối với di truyền và sự sinh trưởng phát triển của cơ thể?
2). Từ 2 tinh bào bậc 1 đều có cùng kiểu gen AaBbDD thông qua giảm phân bình thường sẽ sinh ra những loại giao tử nào với tỷ lệ bằng bao nhiêu?
Câu 5 (4,0 điểm): 
Lai 2 thứ đậu thuần chủng hạt trơn, có tua cuốn và hạt nhăn, không có tua cuốn với nhau thu được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Sau đó, cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỷ lệ 3 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn. Biết rằng, quá trình phát sinh giao tử xảy ra bình thường, không có đột biến và mỗi gen quy định một tính trạng.
a). Giải thích và viết sơ đồ lai từ P → F2?
b). Cho cây F1 giao phấn với một cây chưa biết kiểu gen thì thu được F2 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 1: 2: 1. Xác định kiểu gen của cây đem lai với cây F1?
Câu 6 (4,0 điểm):
1). Một gen có 3450 liên kết hiđrô và có hiệu số giữa A và một loại nuclêôtit khác bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có số nuclêôtit loại A gấp 2 lần số nuclêôtit loại T, số nuclêôtit loại G chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen và số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 2 của gen?
2). Một tế bào có hàm lượng ADN trong nhân là 66. 10-13 g, qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 66. 10-13g. Hãy cho biết tế bào trên đã trải qua quá trình phân bào nào? Giải thích? Nêu cách để kiểm chứng nhận định trên?
---------------------------- Hết ---------------------------
Họ và tên thí sinh: ................................................................ Số báo danh: .......................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: SINH HỌC 9
Câu
Nội dung
Điểm
1.
1). Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình phiên mã tổng hợp ARN với quá trình tự nhân đôi ADN?
2). Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin được thể hiện như thế nào? Do yếu tố nào quy định? Cấu trúc đặc thù của prôtêin sẽ bị thay đổi trong trường hợp nào?
3). Trong các mỗi quan hệ sau, hãy cho biết kiểu quan hệ nào là chính xác hơn? Vì sao?
- Một gen quy định một tính trạng. 
- Một gen quy định một enzim/ prêtêin.
- Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit.
4.0
1
- Những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình phiên mã và quá trình tự nhân đôi ADN :
Tiêu chí so sánh.
Nhân đôi ADN
Phiên mã
Mạch khuôn.
- 2 mạch của ADN mẹ.
- Mạch mã gốc của gen.
Nguyên liệu.
- Nu tự do loại A, T, G, X.
- Nu tự do loại A, U, G, X.
Enzim chính.
- ADN pôlimeraza
- ARN pôlimeraza.
Nguyên tắc.
- Nguyên tắc bổ sung: giữa các nu tự do với nu trên 2 mạch khuôn của ADN mẹ, trong đó A trên mạch khuôn liên kết với T tự do ...
- Nguyên tắc bán bảo toàn.
- Nguyên tắc bổ sung: giữa các nu tự do với các nu trên mạch gốc của gen, trong đó A trên mạch khuôn liên kết với U tự do ...
- Không có nguyên tắc bán bảo toàn.
Kết quả.
- Tạo ra 2 ADN con mạch kép có đặc điểm di truyền giống nhau.
- Tạo ra 1 phân tử ARN sơ khai mạch đơn.
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
2
- Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin được thể hiện qua;
+ Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong cấu trúc bậc I của chuỗi pôlipeptit.
+ Số lượng chuỗi pôlipeptit trong phân tử và các bậc cấu trúc không gian của prôtêin.
- Tính đa dạng và dặc thù của prôtêin được quy định bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của gen mã hóa.
- Cấu trúc đặc thù của prôtêin sẽ bị thay đổi trong các trường hợp sau :
+ Gen bị đột biến.
+ Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như : nhiệt độ, độ pH, ..
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
- Mối quan hệ chính xác là 1 gen quy định 1 chuỗi pôlipeptit, vì :
+ Trình tự nuclêôtit trong gen quy định trình tự nuclêôtit trong phân tử mARN, qua đó quy định trình tự axit amin trong cấu trúc bậc I của chuỗi pôlipeptit. 
+ Mỗi phân tử prôtêin có thể được cấu tạo từ nhiều chuỗi pôlipeptit khác loại và khi prôtêin hoạt động cấu trúc và chức năng trong tế bào sẽ biểu hiện thành tính trạng của cơ thể nên có thể mỗi gen sẽ quy định đồng thời nhiều prôtêin, tính trạng khác nhau (gen đa hiệu) hoặc nhiều gen có thể cùng quy định một prôtêin, một tính trạng (tương tác gen không alen).
0,25
0,5
0,5
2.
1). Nêu các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về hai cặp tính trạng thì sẽ thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9: 3: 3: 1?
2). Dùng sơ đồ lai chứng minh sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp, còn liên kết gen không tạo ra hay hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp? 
3.0
1
- Điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về 2 cặp tính trạng thì sẽ thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1 là :
+ P dị hợp 2 cặp gen.
+ Trội lặn hoàn toàn.
+ Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng khác nhau.
+ Giảm phân bình thường.
+ Số lượng con lai phải nhiều.
+ Không có tác dụng của các yếu tố chọn lọc.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
- Sơ đồ lai chứng minh sự phân li độc lập làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp :
Ví dụ : Ở đậu Hà Lan
P : Hạt vàng, vỏ trơn (AaBb) x Hạt xanh, vỏ nhăn (aabb)
GP : AB ; Ab ; aB ; ab ab
F1: 1AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb.
→ 2 kiểu biến dị tổ hợp: hạt vàng, vỏ nhăn và hạt xanh, vỏ trơn.
- Sơ đồ lai chứng minh hiện tượng liên kết gen không tạo ra biến dị tổ hợp:
Ví dụ: Ở ruồi giấm:
P: Thân xám, cánh dài (AB//ab) x Thân đen, cánh cụt (ab//ab)
GP: AB; ab ab
F1: 1 AB//ab : 1 ab//ab
 (thân xám, cánh dài) (thân đen, cánh cụt)
- Sơ đồ lai chứng minh hiện tượng liên kết gen hạn chế tạo ra biến dị tổ hợp:
Ví dụ: Ở ruồi giấm:
P: Thân xám, cánh dài (AB//ab) x Thân xám, cánh cụt (Ab//ab)
GP: AB; ab Ab; ab
F1: 1 AB//ab : 1 AB//Ab : 1 Ab//ab : 1 ab//ab
→ Biến dị tổ hợp là ab//ab thân đen, cánh cụt. 
* Lưu ý: HS vẫn có thể lấy ví dụ khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
0,5
0,5
0,5
3.
1). Thế nào là đột biến điểm? Các dạng đột biến điểm ảnh hưởng như thế nào đến số liên kết hiđrô của gen sau đột biến?
2). Giá trị của các đột biến gen sẽ thay đổi tùy thuộc vào yếu tố nào? Tại sao nói, đa số đột biến gen khi biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật?
3,0
1
- Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
- Ảnh hưởng của các dạng đột biến điểm đến số liên kết hiđrô của gen:
+ Mất 1 cặp nuclêôtit: Số liên kết hiđrô của gen sau đột biến giảm 2 liên kết (nếu mất cặp AT hoặc TA) hoặc giảm 3 liên kết (nếu mất cặp GX hoặc XG).
+ Thêm 1 cặp nuclêôtit: Số liên kết hiđrô của gen sau đột biến tăng 2 liên kết (nếu thêm cặp AT hoặc TA) hoặc tăng 3 liên kết (nếu thêm cặp GX hoặc XG).
+ Thay thế 1 cặp nuclêôtit: Số liên kết hiđrô của gen sau đột biến giảm 1 liên kết (nếu thay cặp AT hay TA bằng cặp GX hay XG) hoặc tăng 1 liên kết (nếu thay cặp GX hay XG bằng cặp AT hay TA) hoặc không thay đổi (nếu thay cặp AT bằng cặp TA hoặc thay cặp GX bằng cặp XG và ngược lại).
0,25
0,5
0,5
0,75
2
- Giá trị của đột biến gen sẽ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen chứa gen đột biến.
- Nói đa số đột biến gen khi biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì :
+ Đột biến làm thay đổi cấu trúc và chức năng của prôtêin tương ứng do gen mã hóa. 
+ Đột biến làm rối loạn quá trình chuyển hóa nội bào, gây mất cân bằng trong hệ gen, phá vỡ trạng thái cân bằng hài hòa giữa cơ thể và môi trường đã được CLTN thiết lập qua thời gian dài tiến hóa. 
0,5
0,25
0,25
4.
1). Quá trình nguyên phân có ý nghĩa gì đối với di truyền và sự sinh trưởng phát triển của cơ thể?
2). Từ 2 tinh bào bậc 1 đều có cùng kiểu gen AaBbDD thông qua giảm phân bình thường sẽ sinh ra những loại giao tử nào với tỷ lệ bằng bao nhiêu?
2,0
1
- Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
+ Nguyên phân duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ.
+ Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào là cơ sở của sự sinh trưởng của các mô, cơ quan, cơ thể, thay thế tế bào già, tế bào bị tổn thương.
0,5
0,5
2
- Nếu cả 2 tế bào đều có cách sắp xếp NST ở kỳ giữa I giống nhau thì kết quả sẽ chỉ sinh ra 2 loại giao tử với tỷ lệ 1 : 1 là ABD và abD hoặc AbD và aBD.
- Nếu có 2 tế bào có cách sắp xếp NST ở kỳ giữa I khác nhau thì kết quả sẽ sinh ra 4 loại tinh trùng với tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1 gồm 1ABD : 1abD : 1AbD : 1aBD
* Lưu ý: Nếu HS chỉ trả lời được số loại giao tử mà không lí giải được thì chỉ cho ½ số điểm ở mỗi trường hợp. 
0,5
0,5
5.
Lai 2 thứ đậu thuần chủng hạt trơn, có tua cuốn và hạt nhăn, không có tua cuốn với nhau thu được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Sau đó, cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỷ lệ 3 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn. Biết rằng, quá trình phát sinh giao tử xảy ra bình thường, không có đột biến và mỗi gen quy định một tính trạng.
a). Giải thích và viết sơ đồ lai từ P → F2?
b). Cho cây F1 giao phấn với một cây chưa biết kiểu gen thì thu được F2 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 1: 2: 1. Xác định kiểu gen của cây đem lai với cây F1?
4,0
a
- Vì mỗi gen quy định một tính trạng , Pt/c và tương phản: Hạt trơn, có tua cuốn x Hạt nhăn, không có tua cuốn → F1 đồng tính hạt trơn, có tua cuốn nên suy ra các tính trạng hạt trơn, có tua cuốn là trội hoàn toàn so với các tính trạng hạt nhăn, không có tua cuốn.
- Quy ước :
+ Gen A quy định tính trạng hạt trơn ; gen a quy định tính trạng hạt nhăn.
+ Gen B quy định tính trạng có tua cuốn; gen b quy định tính trạng không có tua cuốn.
- Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng, ta thấy, ở F2 tỷ lệ phân li về dạng hạt là 3 trơn: 1 nhăn, tỷ lệ phân li về tính trạng biến dạng của lá là 3 có tua cuốn: 1 không có tua cuốn. Tuy nhiên, xét sự di truyền đồng thời của cả 2 cặp tính trạng thì ở F2 sự phân li kiểu hình theo tỷ lệ 3 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn ≠ (3 trơn: 1 nhăn)(3 có tua cuốn: 1 không có tua cuốn) → hai cặp tính trạng trên di truyền theo quy luật liên kết gen.
→ Kiểu gen của Pt/c hạt trơn, có tua cuốn là . Kiểu gen của P hạt nhăn, không có tua cuốn là .
- Sơ đồ lai:
Pt/c: hạt trơn, có tua cuốn là ( ) x hạt nhăn, không có tua cuốn là ( )
GP : AB ab
F1 : 100% (hạt trơn, có tua cuốn)
F1 x F1 : (hạt trơn, có tua cuốn) x (hạt trơn, có tua cuốn)
GF1 : AB ; ab AB ; ab
F2 : 1 : 2 : 1 
 (3 hạt trơn, có tua cuốn) (1 hạt nhăn, không có tua cuốn).
* Lưu ý: HS có thể biện luận theo nhiều cách khác nhau, nếu hợp lí vẫn cho điểm tối đa. Trường hợp, lí luận chưa chặt chẽ ở bước nào thì chỉ cho ½ số điểm ở bước đó.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
b
- Cây F1 có kiểu gen , giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử. 
Mà tỷ lệ kiểu hình ở F2 là 1: 2:1 → Có 4 kiểu tổ hợp giao tử được tạo thành → Cây lai với F1 cũng tạo ra được 2 loại giao tử → kiểu gen dị hợp.
- Vì F2 có 3 loại kiểu hình → Cây lai với F1 không thể tạo được loại giao tử AB → Kiểu gen của cây này có thể là Ab//aB hoặc Ab//ab hoặc aB//ab.
* Lưu ý: Nếu HS không lí luận mà viết sơ đồ lai để kiểm chứng được thì vẫn cho điểm tối đa.
0,25
0,5
0,75
6
1). Một gen có 3450 liên kết hiđrô và có hiệu số giữa A và một loại nuclêôtit khác bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có số nuclêôtit loại A gấp 2 lần số nuclêôtit loại T, số nuclêôtit loại G chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen và số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 2 của gen?
2). Một tế bào có hàm lượng ADN trong nhân là 66. 10-13 g, qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 66. 10-13g. Hãy cho biết tế bào trên đã trải qua quá trình phân bào nào? Giải thích? Nêu cách để kiểm chứng nhận định trên?
4,0
1
- Theo bài ra, ta có: 
+ % A - % G = 20%. Mà theo NTBS : % A + % G = 50%
→ % A = 35%; % G = 15% → A/G = 7/3 (1).
- Mặt khác: H = 2A + 3G = 3450 (2).
- Từ (1) và (2) → A = 1050 (nu); G = 450 (nu).
Theo NTBS → T = 1050 (nu); X = 1050 (nu).
- Vì A1 + T1 = 1050, A1 = 2T1 → A1 = 700 (nu) ; G1 = 350 (nu).
- Lại có : G1 = 10%. (N/2) = 10% (A + G) = 10% (1050 + 450) = 150 (nu).
Mà G1 + X1 = G = 450 → X1 = G – G1 = 450 – 150 = 300 (nu).
- Vậy, mạch 2 có: T2 = A1 = 700 (nu); A2 = T1 = 350 (nu) ; G2 = X1 = 300 (nu) ; X2 = G1 = 150 (nu).
* Lưu ý : HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau miễn két quả chính xác vẫn cho điểm tối đa.
0,5
0,5
0,75
0,5
2
- Sau khi phân chia tế bào, hàm lượng ADN trong nhân không thay đổi → Tế bào đã trải qua quá trình nguyên phân hoặc giảm phân I, vì :
+ Sau nguyên phân : Từ 1 tế bào 2n tạo ra 2 tế bào có bộ NST bằng nhau và bằng tế bào mẹ.
+ Sau giảm phân I : Từ một tế bào 2n tạo ra 2 tế bào có bộ NST đơn bội kép. Và vì 1 NST kép cấu tạo từ 2 sợi crômatit → Hàm lượng ADN trong bộ đơn bội kép = hàm lượng ADN trong bộ 2n. 
- Để kiểm chứng nhận định trên, có 2 cách :
+ Làm tiêu bản tế bào và quan sát dưới kính hiển vi để xem hình thái và đếm số lượng NST.
+ Cho tế bào phân chia một lần nữa và xác định hàm lượng ADN trong tế bào sau phân chia.
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI_CHON_HSG_9.doc