Phßng GD&§T HuyÖn ba v× ®Ò chÝnh thøc Kú thi CHäN häc sinh giái LíP 9 CÊP huyÖn N¨m häc: 2015 - 2016 M«n thi: Sinh học Ngày thi: 10 – 12 – 2015 Thêi gian lµm bµi: 150 phót (§Ò thi gåm 01 trang ) Câu 1 (2,5 điểm): Trình bày thí nghiệm của Menđen về phép lai hai cặp tính trạng? Giải thích vì sao các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau? Câu 2 (2,5 điểm):Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và phát sinh giao tử cái ở động vật. Câu 3 (3 điểm): Trình bày cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của prôtêin? Vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù? Câu 4 (3,5 điểm): a. Đột biến cấu trúc NST là gì? Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST? b. Trẻ đồng sinh là gì? Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng? Câu 5 (3,5 điểm): Khi cho các cây F1 giao phấn với nhau, người ta thu được F2 có 450 cây hạt đen và 150 cây hạt nâu. a. Hãy xác tính trội, tính lặn và lập quy ước gen. b. Lập sơ đồ lai của F1. c. Suy ra cặp P đã lai tạo ra các cây F1 nói trên và lập sơ đồ lai minh họa. Câu 6 (2,5 điểm): Có 10 hợp tử của ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân liên tiếp 5 đợt. Xác định: a. Số tế bào con tạo thành và số NST đơn có trong các tế bào con. b. Số NST môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nguyên phân của các hợp tử. Câu 7 (2,5 điểm): Một mạch trên đoạn gen có trật tự các nuclêôtit như sau: – A – X – T – G – A – T – A – X – G – G – T – A – a. Hãy viết trật tự các nuclêôtit của mạch còn lại và của cả đoạn gen. b. Nếu đoạn gen này tự nhân đôi 3 lần. Hãy xác định: * Số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp. * Số nuclêôtit có trong các gen con. -----------------Hết------------------ Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh:.. Số báo danh: PHÒNG GD&ĐT BA VÌ ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN: SINH HỌC 9 Năm học 2015 – 2016 Câu Hướng dẫn Biểu điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 - Nêu được thí nghiệm của Menđen về phép lai hai cặp tính trạng: Lai hai giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản: hạt vàng, vỏ trơn và hạt xanh, vỏ nhăn; thu được F1 đều có hạt vàng, vỏ trơn. Cho 15 cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tổng số 556 hạt thuộc 4 kiểu hình: +315 hạt vàng, vỏ trơn. +101 hạt vàng vỏ nhăn. +108 hạt xanh, vỏ trơn. +32 hạt xanh, vỏ nhăn. - Giải thích: +Phân tích kết quả của từng cặp tính trạng: Cặp tính trạng màu hạt: P thuần chủng hạt vàng lai với hạt xanh, F1 có hạt màu vàng; ở F2 có: Cặp tính trạng dạng vỏ: P thuần chủng hạt trơn lai với hạt nhăn, F1 có hạt trơn; ở F2 có: +Kết luận: Dù trong phép lai hai cặp tính trạng, nhưng mỗi cặp tính trạng màu hạt hay vỏ hạt đều di truyền theo đúng quy luật đồng tính (F1 đồng tính trội) và quy luật phân li (F2 có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn). Chứng tỏ hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau. - Quá trình phát sinh giao tử đực: + Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào. Các tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc 1. + Tinh bào bậc 1 giảm phân 2 lần: Lần 1 tạo 2 tinh bào bậc 2; lần 2 tạo 4 tế bào con và phát triển thành 4 tinh trùng. - Quá trình phát sinh giao tử cái: + Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều noãn nguyên bào. Noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc 1. + Noãn bào bậc 1 giảm phân 2 lần: Lần 1 tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất và 1 tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2. Lần phân bào 2 tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ 2 và 1 tế bào khá lớn gọi là trứng (chỉ có trứng thụ tinh với tinh trùng). - Cấu tạo hóa học của prôtêin: + Prôtêin là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu bởi các nguyên tố: C, H, O, N và có thể có một số nguyên tố khác. + Prôtêin thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn (dài tới 0,1, khối lượng có thể đạt tới hàng triệu đvC). + Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: gồm hàng trăm đơn phân. + Đơn phân là axit amin, có hơn 20 loại axit amin khác nhau. - Cấu trúc không gian: + Cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin. + Cấu trúc bậc 2 là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Prôtêin dạng sợi, các xoắn còn bện lại với nhau kiểu dây thừng. + Cấu trúc bậc 3 là dạng không gian 3 chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại prôtêin. + Cấu trúc bậc 4 là cấu trúc của prôtêin gồm 2 hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau. - Tính đa dạng và đặc thù: + Tính đặc thù: Các phân tử prôtêin đặc thù bởi thành phần, số lượng, trình tự các axit amin và cấu trúc không gian của chúng. + Tính đa dạng: Với thành phần, số lượng, trình tự các axit amin và cấu trúc không gian thay đổi tạo ra vô số loại phân tử prôtêin khác nhau. a. Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST. - Nguyên nhân: chủ yếu là do các tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. - Tính chất: + Đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho sinh vật vì biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen gây ra các rối loạn trong hoạt động của cơ thể dẫn đến bệnh tật, thậm chí gây chết. + Có trường hợp đột biến cấu trúc NST có lợi (VD: lặp đoạn gen tổng hợp enzim thủy phân tinh bột ở lúa đại mạch) b.Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ sinh ra ở cùng một lần sinh. - Phân biệt: Đồng sinh cùng trứng Đồng sinh khác trứng - Do một trứng kết hợp với một tinh trùng nên có cùng kiểu gen. - Cùng giới tính. - Do 2 hoặc nhiều trứng kết hợp với 2 hoặc nhiều tinh trùng nên có kiểu gen khác nhau. - Có thể cùng giới hoặc khác giới a. Xác định tính trội, tính lặn và lập quy ước gen: Xét kết quả thu được ở F2 có: F2 có tỉ lệ kiểu hình của quy luật phân li nên tính trạng hạt đen trội hoàn toàn so với tính trạng hạt nâu. Quy ước: Gen A: Hạt đen; gen a: Hạt nâu. b. Sơ đồ lai của F1: F2 có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn, suy ra F1 đều có kiểu gen dị hợp Aa, kiểu hình hạt đen. Sơ đồlai: F1: Aa (hạt đen) x Aa (hạt đen) GF1: A, a A, a F2: 1AA : 2Aa : 1aa Kiểu hình: 3 hạt đen : 1 hạt nâu. c.Kiểu gen, kiểu hình của P: F1 đều dị hợp Aa, suy ra cặp P mang lai phải thuần chủng về cặp tính trạng tương phản. Vậy kiểu gen, kiểu hình của P là: - Một cây mang kiểu gen AA, kiểu hình hạt đen. - Một cây mang kiểu gen aa, kiểu hình hạt nâu. Sơ đồ lai: P: AA (hạt đen) x aa (hạt nâu) GP: A a F1: Aa Kiểu hình: 100% hạt đen. a. Số tế bào con được tạo thành: a. 2x = 10. 25 = 320 (tế bào) Số NST đơn có trong các tế bào con: 2x. 8 = 320.8 = 2560 (NST) b.Số NST môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nguyên phân của các hợp tử: a. (2x - 1). 2n = 10. (25 – 1). 8 = 2480 (NST) a.Trật tự các nuclêôtit của mạch còn lại và của cả đoạn gen: - Mạch còn lại của đoạn gen: - T – G – A – X – T – A – T – G – X – X – A – T – - Trật tự các cặp nuclêôtit của cả đoạn gen là: – A – X – T – G – A – T – A – X – G – G – T – A – – T – G – A – X – T – A – T – G – X – X – A – T – b.Nếu đoạn gen tự nhân đôi 3 lần: Đoạn gen có 12 cặp nuclêôtit = 24 nuclêôtit. - Số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp: (2x – 1). N = (23 – 1). 24 = 168 (nuclêôtit) - Số nuclêôtit có trong các gen con: 2x . N = 23 . 24 = 192 (nuclêôtit) 1 đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ 1đ 1đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ 0,5đ 1đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,75đ 0,75đ *Chú ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm: