Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 6 năm học 2010 - 2011 môn Ngữ văn 6

doc 17 trang Người đăng haibmt Lượt xem 6256Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 6 năm học 2010 - 2011 môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 6 năm học 2010 - 2011 môn Ngữ văn 6
[HSG Văn 6] Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 6 Môn Ngữ văn - Tam Dương
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
NĂM HỌC 2010-2011
MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian  đề)
Câu 1: (2 điểm)
Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ sau:
“ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”
                                                                    (Khánh Chi, “Biển”)
Câu 2: (3 điểm)
Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi.
Câu 3: (5 điểm)
Một buổi tối, sau khi đã học bài xong, em bước ra sân, hít thở không khí trong lành của màn đêm yên tĩnh. Hãy tả lại khung cảnh quanh em lúc đó.
--------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG NĂM HỌC 2010-2011
MÔN NGỮ VĂN 6
Câu 1: (2 điểm)
·         Yêu cầu chung:
-           Học sinh cần trình bày dưới dạng bài luận ngắn gọn, bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Không cho điểm tối đa với những bài gạch đầu dòng.
·         Yêu cầu cụ thể:
-          Ý 1: Xác định được các phép so sánh nhân hoá: (0,5 điểm)
+ So sánh: biển như người khổng lồ; biển như  trẻ con.(0,25 đểm)
+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền.(0,25 điểm)
-          Ý 2:  Nêu được tác dụng: (1,5 điểm)
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.(0,5 điểm)
+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con.(0,5 điểm)
ð  Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển.
                                                                                                                  ( 0,5 điêm)
Câu 2: ( 3 điểm)
·         Yêu cầu chung:
-          Yêu cầu về hình thức:
Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần hai nhân vật mà đề đã nêu. Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đén hình thức... Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật.
Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo).
Viết dưới dạng bài tự luận ngắn dài không quá một trang giấy thi.
-          Yêu cầu về nội dung:
Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
·         Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: (0,25 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh và nhân  vật.
+ Thân bài: ( 2,5 điểm)
Diễn biến  cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật.
            Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình.
            Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức.
+ Kết bài: (0,25 điểm)
Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.
Câu 3: (5 điểm)
·         Yêu cầu chung:
-          Về hình thức:
Học sinh cần viết được bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, lời văn chau chuốt, mượt mà, giàu hình ảnh.
-          Về nội dung:
Xác định đúng đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn chi tiết và liên tưởng độc đáo, hợp lí.
·         Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh và đối tượng miêu tả: khung cảnh màn đêm yên tĩnh.
 + Thân bài: (4 điểm)
·         Lúc bước ra sân: bao quát không gian (1 điểm)
-          Màn đêm thăm thẳm, vầng trăng tròn nho nhỏ. Khu vườn tràn ngập ánh trăng, bóng cây...
-          Gió thổi, lá cây xào xạc rung động, mùi hương trái chín lan toả ngào ngạt. Tiếng côn trùng rả rích kêu...
·         Ngồi lặng ngắm cảnh vật xung quanh:(2 điểm)
-          Gió thổi nhẹ, tiếng lá xào xạc nghe rõ hơn.
-          Không gian mát mẻ, trong lành...
-          Các nhà trong xóm: ánh điện sáng trưng, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng ru êm đềm ngọt ngào...
-          Ánh trăng càng về khuya càng lung linh soi sáng không gian, cảnh vật.
·         Lúc bước vào nhà:
-          Qua khung cửa sổ: vầng trăng tròn, ánh trăng huyền ảo, tiếng chim đêm khắc khoải trong kẽ lá. Tất cả dần đi vào tĩnh lặng.
+ Kết bài: (0,5 điểm)
Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. Liên hệ với tình yêu thiên nhiên, quê hương.
( Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo chấm linh hoạt theo sự cảm nhận của học sinh để cho điểm tối đa cho từng phần, trân trọng những bài viết sáng tạo, dùng từ gợi cảm, diễn đạt tốt...)
[HSG Văn 6] Đề thi chọn hsg môn văn 6 Huyện Thủy Nguyên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm)  Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng v ề và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.    
Câu 2: (7 điểm)
          Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi.
Câu 3: (10 điểm)
          Một buổi tối, sau khi đã học bài xong, em bước ra sân, hít thở không khí trong lành của màn đêm yên tĩnh. Hãy tả lại khung cảnh quanh em lúc đó.
..............Hết............
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI 
Câu            
                    Đáp án   
Điểm
1
·        Yêu cầu chung:
 Học sinh cần trình bày dưới dạng bài luận ngắn gọn, bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Không cho điểm tối đa với những bài gạch đầu dòng.
·        Yêu cầu cụ thể:
-Ý 1: Xác định được các phép nhân hoá: đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn.
-Ý 2:  Nêu được tác dụng: Làm cho việc miêu tả bến cảng trở nên sống động, nhộn nhịp hơn.
0,5
1,5
2
·        Yêu cầu chung:
-Yêu cầu về hình thức:
   Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần hai nhân vật mà đề đã nêu. Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đén hình thức... Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật.
 Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo).
 Viết dưới dạng bài tự luận ngắn dài không quá một trang giấy thi.
-Yêu cầu về nội dung:
  Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
·        Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và nhân  vật
+ Thân bài:
-Diễn biến  cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật.
-Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình.
-Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức.
+ Kết bài:
Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.
    0,25
2,5,
0,25
3
·        Yêu cầu chung:
-         Về hình thức:
  Học sinh cần viết được bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, lời văn chau chuốt, mượt mà, giàu hình ảnh.
-         Về nội dung:
 Xác định đúng đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn chi tiết và liên tưởng độc đáo, hợp lí.
·        Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và đối tượng miêu tả: khung cảnh màn đêm yên tĩnh.
+ Thân bài:  
*Lúc bước ra sân: bao quát không gian
Màn đêm thăm thẳm, vầng trăng tròn nho nhỏ. Khu vườn tràn ngập ánh trăng, bóng cây...
Gió thổi, lá cây xào xạc rung động, mùi hương trái chín lan toả ngào ngạt. Tiếng côn trùng rả rích kêu...
*Ngồi lặng ngắm cảnh vật xung quanh:
Gió thổi nhẹ, tiếng lá xào xạc nghe rõ hơn.
-         Không gian mát mẻ, trong lành...
-         Các nhà trong xóm: ánh điện sáng trưng, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng ru êm đềm ngọt ngào...
-         Ánh trăng càng về khuya càng lung linh soi sáng không gian, cảnh vật.
*Lúc bước vào nhà:
-         Qua khung cửa sổ: vầng trăng tròn, ánh trăng huyền ảo, tiếng chim đêm khắc khoải trong kẽ lá. Tất cả dần đi vào tĩnh lặng. 
+ Kết bài:
  Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. Liên hệ với tình yêu thiên nhiên, quê hương.
0,5
4
(1 điểm)
(2 điểm)
 (1điểm)
0,5
[HSG Văn 6] Kỳ thi chọn học sinh giỏi văn cấp huyện SaPa 2012-2013
Câu 1 ( 3 điểm )
Chỉ ra phép so sánh trong khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào.  Nêu tác dụng gợi hình, gợi cảm của phép so sánh đó?
                         " Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng "
                                                                          (Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)
            Câu 2 ( 3 điểm)
            Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu thơ dưới đây và nêu tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng?
            a.                            Cha lại dắt con đi trên cát mịn
                                          Ánh nắng chảy đầy vai
                                                                             ( Hoàng Trung Thông)
            b.                               Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
                                      Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
                                                                             ( Trần Đăng Khoa)
Câu 3: ( 14 điểm)
Dựa vào bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ ( Sách Ngữ văn 6 - Tập hai), em hãy viết bài văn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.
Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
---------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (3 điểm)
            - Biện pháp so sánh: Tâm hồn tôi là buổi trưa hè, dùng từ so sánh " là"( 1 điểm)
            - Kiểu so sánh: Ngang bằng ( 1 điểm)
            - Tác dụng: Diễn tả tình cảm ấm nồng của tác giả đối với quê hương ( 1 điểm)
            Câu 2 ( 3 điểm)
            a. Ẩn dụ: Chảy ( 0,5 điểm)
            - Tác dụng:  Dùng thị giác để miêu tả cảm giác với những liên tưởng mới lạ về ánh nắng. ( 1 điểm)
            b. Ẩn dụ: mỏng ( 0,5 điểm)
            - Tác dụng: Dùng thị giác để miêu tả thính giác thể hiện sự mới lạ, độc đáo, thú vị ( 1 điểm)
Câu 3 ( 14 điểm)
*  Yêu cầu:
- Học sinh dựa vào bài  thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà  thơ Minh Huệ  (Sách Ngữ văn 6 - Tập hai), để viết bài văn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.
- Yêu cầu hs phải thuộc và nhớ được nội dung bài thơ, dùng ngôi thứ nhất (nhân vật tôi – anh đội viên để kể lại câu chuyện). Biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện từ văn bản thơ, có kết hợp yếu tố miêu tả, kể chuyện với bộc lộ cảm xúc, tâm trạng
- Khi kể chuyện, cần phải tạo dựng được câu chuyện có hoàn cảnh, có nhân vật, sự việc và diễn biến câu chuyện ... Học sinh có thể  trình bày theo  nhiều  cách khác nhau,  nhưng  chuyện kể phải theo diễn biến sự việc như trình tự bài thơ và nêu được các ý cơ bản như sau:
* Mở bài: (2 điểm) Giới thiệu câu chuyện:   
- Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian, không gian nơi xảy ra câu chuyện.  Giới thiệu nhân vật trong câu chuyện: tôi (tự giới thiệu) được ở cùng Bác Hồ trong mái lều tranh xơ xác vào một đêm mưa lạnh trên đường đi chiến dịch
 * Thân bài: (10 điểm)
            - Kể  lại diễn biến câu chuyện,  trong đó có kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và bộc lộ cảm xúc, câu chuyện được kể lại qua lời kể của anh đội viên (nhân vật tôi: vừa là người chứng kiến, vừa là người tham gia vào câu chuyện).
+ Lần đầu  thức giấc,  tôi ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm  rồi mà Bác vẫn ngồi “trầm ngâm” bên bếp  lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động khi  tôi hiểu rằng Bác vẫn ngồi đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ. Niềm xúc động càng lớn khi được tôi chứng kiến cảnh Bác đi “dém chăn” cho từng chiến sĩ với bước chân nhẹ nhàng   
+ Tâm trạng mơ màng: Bác vừa lớn lao, vĩ đại, vừa  gần gũi,  thân  thương như một người Cha đối với chúng  tôi-những người chiến sĩ... Trong sự xúc động cao độ, thầm thì, tôi hỏi nhỏ:  “Bác ơi ! Bác chưa ngủ ? Bác có lạnh lắm không ?” Bác ân cần trả lời:  “ Chú cứ việc ngủ ngon    Ngày mai đi đánh giặc”  (anh đội viên tự bộc lộ tâm trạng )          
          + Lần  thứ ba  thức dậy, trời sắp sáng,  tôi “hốt hoảng giật mình” vì vẫn  thấy Bác vẫn “ngôi đinh ninh – chòm râu im phăng phắc”.
            - Kể  lại  diễn biến  câu  chuyện qua  lời đối  thoại  giữa  anh với Bác Hồ, đồng  thời  tự bộc  lộ diễn biến  tâm  trạng  qua đó nêu bật được hình tượng Bác Hồ: giản dị, gần gũi nhưng cũng thật vĩ đại, lớn lao       
           - Được tiếp cận, được thấu hiểu tình thương yêu của Bác với bộ đội và nhân dân ta,  tôi như lớn thêm lên về tâm hồn, như được hưởng một niềm hạnh phúc lớn lao, bởi thế nên:   “Lòng vui sướng mênh mông”, tôi “thức luôn cùng Bác”
            * Kết bài: (2,0 điểm)
- Cảm nhận của người chiến sĩ: đêm không ngủ được kể lại trên đây chỉ là một trong vô vàn đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là một “lẽ thường tình” vì “Bác là Hồ Chí Minh”
- Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, thể hiện rõ tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm kính yêu, cảm phục của người chiến sĩ, của nhân dân ta đối với Bác Hồ. 
[HSG Văn 6] Đề chọn học sinh giỏi cấp huyện Việt Yên năm 2012-2013
Câu 1. (2.0 điểm)
Xác định cấu tạo của  câu in đậm dưới đây và cho biết chúng là kiểu câu gì?
a.                            Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca
                                                    (Tố Hữu)
b. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.
                                                                                             (Ngô Văn Phú)
Câu 2. (2.0 điểm)
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
                                                  ( Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
Câu 3. (6.0 điểm)  
Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan”
a) Em hiểu nghĩa của từ "nắng mưa" trong câu thơ trên như thế nào ?
b) Hãy viết một đoạn văn nêu nét đặc sắc về nghệ thuật sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ hai .
Câu 4. (10.0 điểm)
          "Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê..."
                                                                                    ( Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
          Hãy tả lại buổi trưa ấy theo tưởng tượng của em.
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh.Số báo danh
---------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. YÊU CẦU CHUNG
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
CÂU
HƯỚNG DẪN (SƠ LƯỢC)
ĐIÊM
Câu 1
(2.0 điểm)
Xác định cấu tạo của  câu và kiểu câu:
a. Đẹp vô cùng, /Tổ quốc ta ơi!
        VN                      CN
b. Dưới gốc tre, tua tủa/ những mầm măng.
           TN            VN                  CN
- Câu trần thuật đơn không có từ là
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
Câu 2
(2.0 điểm)
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu thơ:
- Biện pháp tu từ so sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
- Biện pháp tu từ nhân hóa: (Mặt trời) xuống, (Sóng)cài then (đêm) sập cửa.
1 điểm
1 điểm
Câu 3
(6.0 điểm)
a) Giải nghĩa từ "nắng mưa" trong câu thơ: 
- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa.           
- Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời.    
b)Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ hai
     Học sinh viết một đoạn văn có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về nghệ thuật dùng từ “lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau: 
- Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống;                    
- Thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp (nếu thay bằng các từ:  ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...)     
- Qua đó thêm yêu quý, kính trọng người mẹ hơn        
1 điểm
1 điểm
1,5 điểm
1.5 điểm
1 điểm
Câu 4
(10.0 điểm)
a. Yêu cầu:
Đây là phần thực hành yêu cầu cao về tính sáng tạo trong nghệ thuật miêu tả. Yêu cầu các em phải biết dựa vào phần gợi dẫn của đề để sáng tạo, vận dụng kỹ năng làm văn tả cảnh để làm bài. Bài làm cần dạt được những yêu cầu chính sau:
1. Giới thiệu được thời gian - không gian cảnh: Buổi trưa ở đồng quê.
2. Biết miêu tả theo một trình tự nhất định.
3. Biết tưởng tượng để có được những hình ảnh đẹp và phù hợp với yêu cầu của đề: vẻ đẹp của luỹ tre làng, của đồng quê...
4. Biết tả cảnh trong thế "động": gió nồm nam đã làm cho khóm tre làng rung lên khúc nhac của đồng quê.
5. Bố cục bài làm chặt chẽ, văn phong trong sáng, từ ngữ được dùng gợi hình, tượng thanh và có sức biểu cảm.
b.Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 8-10: Đáp ứng được những yêu cầu đã nêu. Bài viết có sáng tạo.
- Điểm 4-7: Bài viết đáp ứng được những yêu cầu chính song còn hạn chế trong cách diễn đạt, hoặc bố cục chưa thật tương xứng, hoặc văn viết chưa thật lôi cuốn.
- Điểm 3: Dưới mức trung bình.
Lưu ý: Điểm tối đa cho từng câu là điểm kết hợp cả nội dung và hành văn. Chỉ cho điểm trung bình những câu, những bài đảm bảo nội dung nhưng hành văn mắc nhiều lỗi. Điểm lẻ cho từng câu, từng bài tính đến 0.5 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • doc1_so_de_thi_HSG_van_6.doc