Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học: 2009 - 2010 môn: Hóa học - Trường THPT Lê Quý Đôn

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học: 2009 - 2010 môn: Hóa học - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học: 2009 - 2010 môn: Hóa học - Trường THPT Lê Quý Đôn
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10
 TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC: 2009-2010
TRƯỜNG PTTH LÊ QUÝ ĐÔN MÔN : HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút( không kể thời gian giao đề)
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu1. 
Cho biết vai trò của các chất trong phản ứng oxi hoá- khử : H2O2, SO2, FeCl2, H2S. 
Dẫn ra các phương trình phản ứng hoá học để minh hoạ.
 Câu 2. 
Có 2 Ion âm(anion) XY, Tổng số electron trong hai anion lần lược bằng 42 và 50. Hai hạt nhân nguyên tử A và B đều có proton bằng số nơtron.
 	Hãy xác định điện tích hạt nhân và số khối của A, B
Câu 3. 
Tại sao người ta có thể thể điều chế HCl, HF bằng cách cho H2SO4 đậm đặc tác dụng với muối clorua, florua, nhưng không thể áp dụng phương pháp này để điều chế HBr và HI ? giải thích và viết phương trình phản ứng minh họa?
Câu 4.
Cho 1,26 gam hỗn hợp Mg và Al( trộn theo tỉ lệ mol 3:2) tác dụng với axit H2SO4 đậm đặc nóng vừa đủ, thu được 0,015 mol sản phẩm khí A duy nhất.
 a) Xác định khí A
	 b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 36,75%( d= 1,28 g/ ml) đã dùng
 Câu 5. 
Trình bày nguyên tắc tách rời các chất sau đây ra khỏi hỗn hợp 
( và viết phương trình phản úng minh họa) S, I2, Na2SO3, và BaSO4
Câu 6.
 Cho 11,2 lít (đkc) hỗn hợp khí A gồm Clo và oxi tác dụng vừa hết với 16,98 gam hỗn hợp B gồm: magiê và nhôm tạo ra 42,34 gam hỗn hợp clorua và oxit của hai kim loại.
	a. Tính thành phần phần trăm về thể tích của từng chất trong dung dịch A
	b. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của từng chất có trong hh B
Câu 7.
 Hoàn thành phương trình phản ứng và khi rõ điều kiện phản ứng
MnO2Cl2FeCl3FeCl2FeCl3AgClCl2NaCl NaOH
Câu 8.
Cho 19,15 gam hỗn hợp X gồm ACl và BCl (A, B là hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn) tác dụng vừa đủ với 300g dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được 43,05g kết tủa và một dung dịch D.
a. Xác định C% của dugn dịch AgNO3. 
b. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch D?
c. Xác định tên hai kim loại A, B và khối lượng của ACl và BCl trong hỗn hợp đầu?
------------------------------------- HẾT-------------------------------------------
Ghi chú: học sinh được sử dụng bảng HTTH và máy tính cá nhân.
Đáp Án : 
 Hướng dẫn giải
 Điểm
Câu1(1 điểm): Nêu được H2O2,SO2, FeCl2, là chất vừa thể hiện tính 
oxihoa vừa thể tính khử còn H2S thể hiện tính khử và viết được phương 
trình minh họa 
H2O2 + Ag2O → 2Ag + O2 + H2O( chất khử)
 5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5O2 + K2SO4 +8 H2O
H2O2 + KI → I2 + 2KOH ( Chất oxihoa)
* Viết phương trình minh họa cho mỗi chất 
Câu 2: (1 điểm) 
eY = 50- 42= 8 suy ra PY = 8 =nY .Vậy Y là nguyên tố Oxi 
 Ta có : Z =p = 8 ; A= p+ n= 16
Mặt khác trong anion XY ta có: eX +3eY + 2 = 42
 Suy rs eX = 16 = pX =nX
Nguyên tố X là nguên tố S có: Z= p = 16
	A= p+n = 32
Câu 3: ( 1 điểm) 
Vì axit HBr và HI có hóa tính tương tự như HCl, nhưng chúng lại có:
Tính axit mạnh và tính oxihoa mạnh
Do đó, ngay khi được tạo thành từ phản ứng của muối tương 
ứng với H2SO4 đậm đặc, HBr và HI lại tiếp tục khử axit H2SO4 
đậm đặc thành SO2 và biến thành halogen tự do
phương trình minh họa: 
 2NaBr +H2SO4 đậm đặc → Na2SO4 + 2HBr
	2HBr + H2SO4 đậm đặc → SO2 + Br2 + 2H2O
 2KI +H2SO4 đậm đặc → K2SO4 + 2HI
	2HI + H2SO4 đậm đặc → SO2 + I2 + 2H2O
Câu 4:( 1,5 điểm) 
Đặt a, b là số mol của Mg và Al trong hỗn hợp
 Ta có: a: b= 3:2
 24a + 27b + 1,26 suy ra a= 0,03mol; b= 0,02 mol
Sơ đồ phản ứng oxhoa khử:
 Sự oxihoa: Sự khử 
 Mg → Mg2+ + 2e S+6 + ( 6- x) e → Sx
Al → Al3+ + 3e
 Theo định luật bảo toàn e: 0,12 = ( 6- x) 0,015 suy ra x= -2
Vậy khí A là H2S
Phương trình phản ứng
4Mg + H2SO4 đậm đặc → 4MgSO4 + H2S + 4H2O
8Al + H2SO4 đậm đặc → 4Al2(SO4 )3 + 3H2S + 12H2O
 Số mol H2SO4 đậm đặc =0,075 mol
 Thể tích H2SO4 đậm đặc = 15,625 ml 
0,25 .4=1 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ 
0,25 đ 
0,25 đ
Câu 5:( 1điểm) Nung nóng hỗn hợp 4 chất: I2 thăng hoa, thu hồi làm lạnh, tía tạo lại. 
 Ba chất còn lạ cho nước vào khuấy đều:
Na2SO3 tan hoàn toàn
S không tan, nổi lên trên gạn tách ra.
 BaSO4 không tan, lắng xuống, lọc tánh ra.
Cô cạn nước lọc, thu được chất rắn là Na2SO3 
Câu 6: (1,5 điểm)
a)Định luật bảo toàn khối lượng :
Gọi x, y là số mol của hai khí Cl2 và số mol của O2 . ta có hệ phương trình:
Phần trăm thể tích mõi khí trong hỗn hợp khí: %Cl2
 %O2 =52%
b) sự oxihoa Sự khử 
Mg -2e → Mg2+ Cl2 + 2e→ 2Cl-
Al -3e → Al3+ O2 + 4e → 2O2-
 Gọi số mol của hai kim loại Mg và Al là a và b ta có:
 phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong B %mMg =; % mAl =22,26%
Câu7 ( 1 điểm) Viết và cân bằng mỗi phương trình 
Câu 8(2 điểm):a. (0,5đ)CTTQ của hai muối của kim loại kiềm : RCl
Phản ứng xảy ra: RCl + AgNO3 → AgCl + RNO3
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,125 .8=1đ
0,25 đ
0,25 đ
b. (0,5đ) cạn dung dịch D khối lượng muối thu được:
Do hai kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn:
Hai kim loại là: Na và K
Xác định khối lượng muối của cảu hai kim loai:
Gọi số mol của NaNO3 và KNO3 lần lượt là x và y .
Ta có hệ phương trình
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2010- Lê Quí Đơn - Quảng Nam.doc