PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THIỆU HÓA ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC: 2016 -2017 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 150 phút Đề thi có 6 câu, gồm 1 trang Câu 1 (3,0 điểm): Hoàn thành bảng biểu sau và nhận xét ? TT Tên nước Năm giành độc lập Năm gia nhập tổ chức ASEAN 1 Brunây 2 Inđônêxia 3 Philippin 4 Lào 5 Việt Nam 6 Xingapo 7 Mianma 8 Malaixia Câu 2 (4,0 điểm): Bảng sự kiện sau đây phản ánh nội dung lịch sử gì? Dựng lại nội dung sự kiện lịch sử đó. Mốc sự kiện ngày 25/12/1991 có phải đánh dấu sự chấm dứt của mô hình xã hội chủ nghĩa trên thế giới hay không ? Tại sao? Thời gian Sự kiện lịch sử 1973 Cuộc khủng hoảng dầu mỏ. 3/1985 Liên Xô tiến hành cải tổ đất nước. 8/1991 Cuộc đảo chính lật đổ Gooc- ba- chôp nổ ra, Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. 21/12/1991 Cộng đồng các quốc gia độc lập ( SNG ) được thành lập. 25/12/1991 Chế độ XHCN ở Liên Xô chính thức chấm dứt. Câu 3 (5,0 điểm): Hãy cho biết sau chiến tranh thế giới lần II năm 1945 tổ chức liên minh lớn nhất khu vực Đông Nam Á ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu, nguyên tắc, sự phát triển của tổ chức đó? Các nước Đông Nam Á cần phải làm gì để đảm bảo hòa bình ổn định khu vực ? Câu 4 (4.0 điểm): Nêu nét chung về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi từ 1945 đến nay. Hiện nay châu Phi đang gặp khó khăn gì ? Câu 5 (2.0 điểm): Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Thanh Hóa trong thời kỳ dựng nước như thế nào? C©u 6 (2.0 điểm): Thanh Hóa hưởng ứng chiếu Cần Vương như thế nào? ------------------ Hết -------------------------- Họ tên thí sinh : Số báo danh : PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THIỆU HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN LỊCH SỬ NĂM HỌC 2016-2017 Câu 1: (3,0 đ) + Hoàn thành bảng biểu sau (Mỗi STT đúng được 0,25điểm) TT Tên nước Năm giành độc lập Năm gia nhập tổ chức ASEAN 1 Brunây 1984 1984 2 Inđônêxia 1945 1967 3 Philippin 1946 1967 4 Lào 1945 1997 5 Việt Nam 1945 1995 6 Xingapo 1963 1967 7 Mianma 1948 1997 8 Malaixia 1957 1967 + Nhận xét: (Mỗi ý đúng 0,25 điểm). Các nước trên đều thuộc khu vực Đông Nam Á Các nước này đều là thuộc địa, nửa thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.. Sau năm 1945 các quốc gia này đều giành được độc lập Cho đến những năm 90 của thế kỷ XX tất cả các quốc gia này đều gia nhập vào tổ chức ASEAN.. Câu 2 ( 4.0đ) Nội dung cơ bản Điểm *Bảng sự kiện sau đây phản ánh nội dung lịch sử : Quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô 0.5 - Bối cảnh lịch sử: + Năm 1973 thế giới lâm vào khủng hoảng dầu mỏ đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách ... 0,5 + Trong khi đó ban lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô đã chậm chễ trong việc đề ra các cải cách cần thiết .. 0,25 + Bước sang những năm 80 của thế kỷ XX Liên Xô ngày càng lún sâu vào tình trạng trì trệ, khó khăn, khủng hoảng chính trị - Xã hộiLiên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện. 0,25 - Công cuộc cải tổ: + Tháng 3/1985 Gooc-ba-chop lên nắm quyền lãnh đạo Đảng đề ra đường lối cải tổ. 0,25 + Mục tiêu: Cải tổ được tuyên bố như một cuộc chiến nhằm sửa chữa những sai lầm trước kia đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng, xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất, nghĩa nhân văn của nó. 0,25 + Nội dung: -Chính trị - xã hội: Thực hiện chế độ tổng thống nắm mọi quyền lực, thực ghiện đa nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một Đảng. Tuyên bố dân chủ và công khai về mọi mặt 0,25 -Về kinh tế: Đưa ra nhiều phương án trong đó đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhưng chưa thực hiện được gì 0,25 +Hệ quả: - 21/12/1991, 11 quốc gia cộng hoà trong Liên bang Xô Viết kí kết hiệp định giải tán Liên bang 0,25 - 25/12/1991 Gooc-ba-chop tuyên bố từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ XHCN 0,25 *Khẳng định: - Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô không phải là sự sụp đổ của CNXH. - Vì đó là sự sụp đổ của mô hình XHCN có nhiều khuyết tật, chưa khoa học, tả khuynh, duy ý trí, bằng chứng hiện nay vẫn còn một số quốc gia đi theo con đường CNXH (trong đó có VN) với những ưu thế nổi trội (sự ổn định XH) và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong nhiều lĩnh vực trên trường quốc tế... 0,5 0,5 Câu 3 ( 5.0đ) *Tổ chức liên minh lớn nhất khu vực Đông Nam Á là ASEAN 0.25 - Hoàn cảnh thành lập: + Sau khi giành được độc lập đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á . 0.25 + Nhằm hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vưc.. 0.25 + 8/8/1967 hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc( Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan 0.25 -Mục tiêu: Thông qua tuyên bố Băng Côc - Tuyên ngôn thành lập. Mục tiêu ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. 0.5 - Nguyên tắc hoạt động: Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả . *Quá trình phát triển: - Trong giai đoạn đầu từ 1967-1975, ASEAN mới chỉ là tổ chức khu vực còn non yếu ,chương trình hợp tác giữa các nước thành viên còn rời rạc nhiều bất đồng .Từ 1976 đến nay ASEAN có những bước tiến mới ,sự phát triển này được đánh dấu bằng hội nghị cấp cao lần thứ nhất tại Ba li (In-đô-nê-xi-a) - 2/1976 với ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á (hiệp ước Ba li) đánh dấu bước phát triển trong quan hệ của ASEAN -Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX quan hệ giữa ASEAN với các nước trở nên căng thẳng đối đầu do vấn đề Campuchia... Năm 1984 Bru-nây gia nhập tổ chức ASEAN - Đầu những năm 90 của thế kỷ XX , sau “chiến tranh lạnh” vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết bằng việc ký Hiệp định hoà bình về Cam-pu-chia , tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện căn bản . Xu hướng nổi bật của ASEAN mở rộng tổ chức ,kết nạp thành viên mới. + 7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN. 7/1997 Lào, Mi-an-ma gia nhập ASEAN. 4/1999 Cam-pu-chia gia nhập ASEAN -Như vậy từ năm nước sáng lập ban đầu ASEAN đã phát triển thành 10 thành viên.Từ đây ASEAN đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển phồn vinh. + Năm 1992 quyết ASEAN định biến đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do ( AFTA). Năm 1994 ASEAN thành lập diễn đàn khu vực ARF. 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0, 5 0.25 0.25 *Trong tình hình thế giới hiện nay các nước Đông Nam Á cần phải làm để giữ gìn hoà bình và an ninh khu vực: + Đoàn kết và thể hiện trách nhiệm chung đối với các vấn đề liên quan tới hòa bình , an ninh và phát triển khu vực 0.5 + Thể hiện vai trò trung tâm trong vấn đề biển đông , lên án mạnh mẽ hoạt động của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế 0.5 Câu 4 (4.0đ) Nêu nét chung về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi từ 1945 đến nay. Hiện nay châu Phi đang gặp khó khăn gì ? - Châu Phi là châu lục lớn thứ ba thế giới bao gồm 57 quốc gia lớn nhỏ, diện tích 30,3 triệu km2, dân số khoảng 839 triệu người (tính đến năm 2002). 0.25 - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ thành cơn bão táp cách mạng, châu Phi trở thành "lục địa mới trỗi dậy". 0.5 -Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi với thắng lợi mở đầu ở Ai Cập. Ngày 3-7-1952, binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập đã lật đổ Vương triều Pha-ruc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập ra nước Cộng hoà Ai Cập (6-1953)... 0.5 + Sau 8 năm kiên cường chống Pháp nhân dân Angiêri đã giành thắng lợi (1954- 1962). 0.25 + Năm 1960 có 17 nước châu Phi giành được độc lập, được lịch sử gọi là “Năm châu Phi”, mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. 0.25 + Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha đã đánh dấu mốc tan rã về cơ bản hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi 0.25 + Đây là giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi, tiêu biểu: Sự kiện Na-mi-bi-a (Tây Nam Phi) tuyên bố độc lập (3-1990). Ở Nam Phi, trong cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), ông Nen-xơn Man-đê-la (chủ tịch ANC) trở thành người da đen đầu tiên làm Tổng thống Cộng hòa Nam Phi. Sự kiện này đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. 0.5 * Hiện nay Châu phi đang gặp khó khăn : - Sau khi giành được độc lập các nước Châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế... - Hiện nay Châu Phi gặp những khó khăn rất lớn : Không ổn định xung đột, nội chiến, xung đột sắc tộc, nợ nần, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, từ năm 1987-1997 riêng ở Châu Phi có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến ...Liên hiệp quốc xếp 32/57 nước Châu Phi vào nhóm những nghèo nhất trên thế giới... Đó là cuộc đấu tranh còn gian khổ và lâu dài.. - Trong những năm gần đây , được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các nước Châu Phi đã và đang tích cực tìm kiếm các giải pháp .... 0.25 0.75 0. 5 Câu 5 (2.0đ) * Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Thanh hóa trong thời kỳ dựng nước như thế nào? - Đời sống vật chất: + Nhà ở phổ biến là nhà sàn, được làm bằng gỗ, tre, nứa,lá theo lối kiến trúc tựa vào bộ khung, mái cong hình thuyền. Ngoài ra, cư dân thờì kì này còn ở nhà đất 0.5 + Thức ăn chính hàng ngày là cơm tẻ, cơm nếp, các loại rau, củ, quả...Người dân biết vận dựng một số hương liệu, gia vị như gừng, mắm,muối 0.5 - Đời sống tinh thần: + Rất phong phú, trong dịp lễ tết, hội hè trai gái ăn mặc đẹp hoà vào không khí rộn ràng, với âm thanh vang xa của trống đồng.Họ ca hát, nhảy múa. 0.5 + Người chết được chôn cất trong vò, cư dân thời kỳ này có tục hoả táng ...Tục cà răng, nhuộm răng phổ biến 0.5 Câu 6 (2.0 đ) Thanh Hóa hưởng ứng chiếu Cần Vương +Năm 1883,triều đình Huế ký hiệp ước Hácmăng, chính thức thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Việc kí hiệp ước này càng đẩy mạnh phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta trên toàn quốc. 0.5 + Ngày 13-7-1885, vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thanh Hóa từ miền ngược đến miền xuôi đều nổi lên đấu tranh mạnh mẽ. 0.75 + Phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa đã dần được quy tụ và có sự chỉ đạo chung. Trần Xuân Soạn được cử phụ trách tỉnh Thanh Hóa; Phạm Bành phụ trách đồng bằng ;Hà Văn Mao ,Cầm Bá Thước làm chủ vùng núi, xây dựng căn cứ và liên hệ với nghĩa quân của Lang Văn Thiết, Lang Văn Hạnh ở Nghệ An. 0.75
Tài liệu đính kèm: