Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 8 - Đề số 3 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 8 - Đề số 3 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 8 - Đề số 3 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN THI : LỊCH SỬ 8
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: 4 điểm
 	Sau khi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mĩ Giôn – rít đã công bố tác phẩm “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Vậy vì sao nhà văn Giôn – rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy giải thích lí do?
Câu 2: 4 điểm
	Từ năm 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp?
Câu 3: 2 điểm.
	Vị trí địa lí của Hải Phòng đã tạo ra những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội?
------------------- Hết ------------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG 
MÔN: LỊCH SỬ 8
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
- Cách mạng tháng Mười Nga không những làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước, số phận của hàng triệu con người Nga: lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng đã đưa con người lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho các nước đế quốc phải hoảng sợ.
1,0
- Tiếng vang của cuộc cách mạng tháng mười Nga đã vượt qua biên giới nước Nga, có tác động lớn đến thế giới, đã dẫn đến những thay đổi lớn lao và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.
1,0
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
1,0
- Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước A, Phi, Mĩ la tinh
1,0
2
Giai đoạn 1: Bước đầu khi thực dân Pháp xâm lược triều đình đã tổ chức cho nhân dân kháng chiến nhưng đối phó theo kiểu bị động phòng ngự.
Ngày 31-8-1858 khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng triều đình cử 2000 quân cùng Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy kéo quân vào Đà Nẵng. Cùng với nhân dân quân triều đình đắp thành lũy, thực hiên vườn không nhà trống, bao vây tiêu hao địch trong suốt 5 tháng làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng.
 Tháng 2- 1959 Pháp kéo quân vào Gia Định chúng gặp nhiều khó khăn khi phải rút quân để chi viên cho chiến trường Châu Âu và Trung Quốc, số còn lại chưa đến 1000 người. Nguyễn Tri Phương không tiêu diêt mà rút về phòng ngự xây dựng đai đồn Chí Hòa. Triều đình đã bỏ qua thời cơ quan trọng sau đó Pháp tăng viện binh, lực lương lần lượt chiếm Định Tường, biên Hòa, Vĩnh Long.
1, 5
Giai đoạn hai ( 1862- 1884)(1,5đ)
Nhà Nguyễn có tư tưởng thủ để hòa vứt bỏ ngọn cờ chống Pháp nhượng bộ từng bước rồi đi đến đầu hàng. 
Năm 1862 khi mất 3 tỉnh miềm Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ triều đình nhà Nguyễn không tấn công lấy lại mà ký hiệp ước Nham Tuất 5-6-1862 với nhiều điều khoản năng nề.
Đây là văn kiện bán nước đầu tiên của nhà Nguyễn.Sau đó triều đình một mặt đàn áp phong trào Trung kỳ , Bắc kỳ mặt khác ngăn cản đấu tranh ở Nam kỳ và chủ trương thương lương với Pháp nhằm đòi lại 3 tỉnh miềm Đông nhưng thất bại để cho pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây mà không mất một viên đạn.
Sau khi mất 6 tỉnh Nam Kỳ nhà Nguyễn vẫn không tỉnh ngộ vẫn tin vào thương thuyết để cho Pháp ra Bắc Kỳ giải quyết vụ Đuy – Puy quấy rối thực chất đã tạo điều kiện cho Pháp ra Bắc Kỳ để xâm lược.
Năm 1873 Pháp đánh Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ lần thứ nhất, nhà Nguyễn hoang mang hoảng sợ . Bất chấp thái độ của triều đình nhân dân đứng lên kháng chiến làm lên chiến thắng Cầu Giấy làm cho pháp hoang mang. Nhà Nguyễn không nhân cơ hội này đánh Pháp mà còn ký với Pháp hiệp ước Giáp Tuất 15-3-1873 thừa nhận sự cai trị của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kỳ.
 Năm 1882 Pháp đư quân ra Bắc Kỳ lần hai triều đình hoảng sợ cầu cứu nhà Thanh, nhà Thanh câu kết với Pháp cùng chia quyền lợi. Nhân dân miền Bắc tiếp tục kháng chiến làm lên trận cầu Giấy lần hai, Lúc đó vua Tự Đức chết triều đình lục đục. Pháp nhân cơ hội chiếm cửa Thuân An, uy hiếp nhà Nguyễn triều đình hoảng sợ ký hiệp ước Héc- măng năm 1883 sau đó là hiệp ước Pa- tơ – nốt 6-6-1884 với nội dung thừ nhận quyền của Pháp ở Bắc, Trung Kỳ.
1,5
Việc Pháp xâm lược nước ta là tất yếu nhưng trước nguy cơ giặc ngoại xâm nếu nhà Nguyễn biết động viên nhân dân kháng chiến , không biết phát huy sức mạnh của toàn dân , mà ngập ngừng trước kháng chiến rồi đầu hàng. Để mất nước đó là trách nhiệm của nhà Nguyễn.(0,5đ)
1,0
3
Về mặt tự nhiên: Hải Phòng được tạo lập và phát triển thành một thành phố - cảng biển trước hết là nhờ vị trí đối với sông và biển: Trong đó:
- Cửa Cấm là cửa sông khá rộng và sâu, tầu thuyền có thể ra vào dễ dàng, Hải Phòng là một tụ điểm trung chuyển của tuyến giao thông dẫn đến các thị trường ở Châu Á – Thái Bình Dương.
- Nhờ hệ thống sông Thái Bình thông với hệ thống sông Hồng nên có thể đến các trung tâm kinh tế lớn bằng phương tiện vận tải thuỷ.
- Hải Phòng cũng là cảng biển gần nhất, nối liền với Hà Nội 
Về quân sự: Hải Phòng là một đồn tiền tiêu bên bờ vịnh Bắc Bộ có lợi thế phát hiện và ngăn chặn mọi hành động xâm lăng từ ngoài vào đất liền.
0,5
0,5
0,5
0,5
---------------------- Hết ---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 8_hsg_3.doc