Đề thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 (Có đáp án)

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 (Có đáp án)
Câu 1. ( 4 điểm )
Lập bảng so sánh Cương lĩnh chính trị tháng 2 -1930 của Nguyễn Ai Quốc với Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đồng chí Trần Phú ? Nhận xét tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh và hạn chế của Luận cương ?
Câu 2. ( 3 điểm )
 	Hãy trình bày phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1919 – 1925 ? Những mặt tích cực và hạn chế của phong trào?
Câu 3. ( 3 điểm )
Trình bày quá trình phát triển của cách mạng Lào từ 1945 đến 1975. Hãy phân tích sự giống nhau giữa cách mạng Lào với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đó? Tại sao có sự giống nhau đó?
Câu 1. ( 4 điểm )
Trình bày quá trình phát triển của cách mạng Lào từ 1945 đến 1975. Hãy phân tích sự giống nhau giữa cách mạng Lào với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đó? Tại sao có sự giống nhau đó?
Đáp án
 Câu 1. (4 điểm)
* Quá trình phát triển của Cách mạng Lào từ 1945-1975 (2 điểm)
 + Kháng chiến chống Nhật (0,5đ)
 	- 23-8-1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền
 	- 12-10-1945 chính phủ Lào tuyên bố thành lập
 + Kháng chiến chống Pháp (0,5đ)
 	- 3-3946 Pháp quay lại xâm lược Lào lần hai
 	- 1946-1954 Lào phối hợp với Việt Nam và Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp
 	- 7-1954 Pháp phải kí hiệp đỉnh Giơnevơ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Lào.
 + Kháng chiến chống Mĩ (1đ)
 	- 22-3-1955 Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập 
 	- 21-2-1973 Mĩ và bọn tay sai phải kí hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc ở Lào.
 	- Từ tháng 5 đến tháng 12-1975 quân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
 	- Ngày 2-12-1975 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chính thức được thành lập
* Những điểm giống nhau giữa cách mạng Lào và Cách mạng Việt Nam(1đ)
- Hai nước cùng làm cách mạng tháng Tám 1945 và thành lập chính quyền Cách mạng. 
(0,25đ)
 	- Từ 1946-1954 cả hai nước cùng kháng chiến chống Pháp xâm lược lần 2, đến tháng 7/1954 buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập của hai nước. 	 ( 0,5 đ )
- Từ 1954-1975 cùng kháng chiến chống Mĩ thành công trong năm 1975 ( 0,25 đ)
* Có sự giống nhau đó là vì: (1đ)
 	- Hai nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương rất gần gũi nhau về mặt địa lí.
 	- Cả hai nước đều có chung kẻ thù dân tộc: Pháp, Nhật, Mĩ nên phải đoàn kết, gắn bó để chiến thắng.
 	- Giai đoạn đầu 1945-1954 cách mạng 2 nước đều diễn ra dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản Đông Dương
Câu 2. ( 4 điểm )
 	Hãy trình bày phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1919 – 1925 ? Những mặt tích cực và hạn chế của phong trào?
Đáp án
Câu 3. ( 4 điểm )
* Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc : ( 1 điểm )
Cuộc đấu tranh nhằm các mục tiêu :
 - Đòi một số quyền lợi về kinh tế : ( 0,5 đ )
 Giai cấp tư sản dân tộc nhân đà làm ăn thuận lợi, muốn vươn lên giành lấy vị trí khá hơn trong trong kinh tế Việt Nam sau chiến tranh.
Năm 1919, tư sản dân tộc tổ chức phong trào “ Chấn hưng hàng nội hóa” “Bài trừ hàng ngoại hóa” 
Năm 1923, họ châm ngòi đấu tranh chống độc quyền Cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kỳ của tư sản Pháp.
- Đòi các quyền tự do dân chủ: ( 0,5 đ )
 Cùng với các hoạt động kinh tế, giai cấp tư sản dân tộc đã dùng báo chí để bênh vực các quyền lợi của mình.
 Một số tư sản lớn và địa chủ lớn ở Nam Kỳ ( đại diện là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long ) đứng ra tổ chức Đảng Lập Hiến để tập hợp lực lượng, rồi đưa ra một số khẩu hiệu : Đòi tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng, làm áp lực đối với Pháp.
 Phong trào của tư sản thể hiện tính chất : Đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản, các hoạt động của họ mang tính cải lương thoả hiệp.
* Phong trào của các tầng lớp tiểu tư sản : ( 1,75 điểm )
 Thể hiện các mục tiêu :
- Chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do dân chủ. ( 0,25 đ )
- Các tầng lớp tiểu tư sản đã thể hiện lòng yêu nước của mình bằng nhiều cách. Ngoài việc tham gia vào các phong trào yêu nước, dân chủ công khai lúc bấy giờ, họ đã tập hợp nhau lại trong những tổ chức yêu nước mới, tiến hành đấu tranh có tổ chức. ( 0,25 đ )
- Nhiều tổ chức chính trị yêu nước của tri thức nhà văn, nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viênđã ra đời như : Tân Việt Thanh Niên Đoàn (1923), Việt Nam Nghĩa Đoàn (1925), Hội Phục Việt (1925), Đảng Thanh Niên (1926).(0,25đ )
- Các tổ chức đã cho ra đời những tờ báo tiến bộ như : Chuông Rè, An Nam trẻ, Người nhà quê  Lập ra những nhà xuất bản tiến bộ : Cường học thư xã (Sài Gòn), Nam Đồng thư xã (Hà Nội) Họ dùng sách báo làm phương tiện truyền bá tư tưởng yêu nước, tiến bộ, nêu quan điểm lập trường chính trị của mình. ( 0,5 đ )
 Trong cao trào yêu nước lúc bấy giờ có 2 sự kiện tiêu biểu nhất : vụ đòi thả Phan Bội Châu và vụ để tang Phan Châu Trinh.
 	+ Phan Bội Châu là nhà yêu nước, hoạt động cách mạng từ đầu thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Phan Bội Châu tiếp tục hoạt động ở Trung Quốc. Giữa năm 1925 Ông bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải và bí mật đưa về nước giam ở Hoả Lò (Hà Nội ) với âm mưu sát hại cụ. Nhân dân cả nước đấu tranh buôc thực dân Pháp xét xử công khai, tha bổng rồi giam lỏng ở Huế cho đến khi mất (1940 ) ( 0,25 đ )
 	+ Cùng hoạt động với cụ Phan Bội Châu, đầu thế kỷ XX có Phan Châu Trinh. Khi vụ chống thuế ở Nam kỳ xảy ra (1908 ) Phan Chu Trinh bị bắt bị đày đi Côn Đảo ba năm. Đến ngày 24 – 3 – 1926, cụ Phan Châu Trinh qua đời sau một thời gian ốm nặng tại Sài Gòn. 14 vạn người đã xuống đường đưa Cụ về nơi an nghỉ cuối cùng. Sau đám tang, khắp Bắc, Trung, Nam đều tổ chức lễ truy điệu. ( 0,25 đ )
 * Tính chất : ( 0,25 đ )
 	- Phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản, mang tính chất yêu nước dân chủ rõ rệt
 	- Nhìn chung, phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc, tuy thể hiện lòng yêu nước nhưng mang tính thỏa hiệp, cải lương và ngày một xa rời đi đến chỗ đối lập với quần chúng. 
 	- Tiếng nói và hoạt động của tiểu tư sản mạnh mẽ hơn nhiều, chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ, được quần chúng ủng hộ, song cũng không thể đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi, do thiếu đường lối chính trị đúng đắn .
 * Những mặt tích cực và hạn chế của phong trào : ( 1 điểm )
	- Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc: 
	+ Tích cực : Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam đã có cố gắng trong việc đấu tranh chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư sản nước ngoài. ( 0,25 đ )
	 Hạn chế : Các hoạt động của họ chỉ mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ của chế độ thực dân, phục vụ quyền lợi của các tầng lớp trên và nhanh chóng bị phong trào quần chúng vượt qua. ( 0,25 đ )
 - Phong trào của tầng lớp tiểu tư sản :
 + Tích cực : có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do dân chủ trong nhân dân, truyền bá những tư tưởng cách mạng mới. ( 0,25 đ )
 + Hạn chế : Họ chưa tổ chức thành chính đảng nên đấu tranh mang tính xốc nổi 0,25 đ )
Câu 3. ( 4 điểm )Lập bảng so sánh Cương lĩnh chính trị tháng 2 -1930 của Nguyễn Ai Quốc với Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đồng chí Trần Phú ? Nhận xét tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh và hạn chế của Luận cương ?
Đáp án
Câu 5. ( 4 điểm )
 * Lập bảng so sánh Cương lĩnh chính trị tháng 2 - 1930 và Luận cương chính trị tháng 10/1930( 2 đ )
Nội dung
Cương lĩnh ( 1 đ )
Luận cương ( 1 đ )
-Tính chất cách mạng 
-Cách mạng tư sản dân quyền (cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và cách mạng xã hội chủ nghĩa
-Cách mạng tư sản dân quyền (cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa
-Nhiệm vụ cách mạng 
-Đánh đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng 
-Đánh phong kiến, đánh đế quốc 
-Lực lượng cách mạng 
-Công nhân và nông dân, liên lạc với trí thức tiểu tư sản trung nông 
-Công nhân, nông dân 
-Lãnh đạo cách mạng 
-Đảng cộng sản, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng .
-Đảng cộng sản, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng .
-Vị trí của cách mạng 
-Bộ phận của cách mạng thế giới
-Cách mạng Việt Nam quan hệ mật thiết với cách mạng thế giới 
-Phương pháp cách mạng
-Vận động nhân dân đấu tranh chính trị sau đấu tranh bạo động 
 * Nhận xét ( 2 đ )
 - Cương lĩnh chính trị tháng 2 -1930, tuy còn vắn tắt nhưng nó là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc nhân văn. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh :( 0,5 đ )
 + Tính khoa học và đúng đắn: Nội dung Cương lĩnh rất đúng với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin và thực tiễn Việt Nam. Ngay từ đầu Đảng đã xác định con đường cách mạng nước ta là con đưởng kết hợp và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, đường lối này đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và thắng lợi hoàn toàn( 0,5 đ )
 + Tính sáng tạo :Những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin được Nguyễn Ai Quốc vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam. Đó là, cương lĩnh kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, trong đó độc lập dân tộc là tư tưởng chủ yếu. Về lực lượng cách mạmg, Cương lĩnh thể hiện được vấn đề đoàn kết dân tộc rộng rãi để đánh đuổi kẻ thù. Điều này rất đúng với hoàn cảnh một nước thuộc địa như Việt Nam. ( 0,5 đ )
- Luận cương chính trị tháng 10 -1930 của Đảng đã xác định được những vấn đề chiến lược trong đấu tranh đòi quyền lợi trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, Luận cương còn một số hạn chế nhất định : Chưa xác định mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa, nên chưa nêu được vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Không đánh giá đúng khả năng cách mạng, lòng yêu nước chống Pháp của tư sản dân tộc và tiểu tư sản. Những hạn chế đó mang tính “tả khuynh, giáo điều”. Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng những nhược điểm đó dần dần được khắc phục. ( 0,5 đ ) 
 ----- Hết-----

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_HSG_12_co_dap_an.docx