Đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 năm học 2015 - 2016 môn Sinh học

pdf 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 năm học 2015 - 2016 môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 năm học 2015 - 2016 môn Sinh học
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS MỸ HƯNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2015 - 2016
Môn: Sinh Học
(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4đ)
1. Cho lúa thân cao, chín muộn lai với lúa thân thấp, chín sớm F1 thu được 100%
lúa thân cao, chín sớm. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có kết quả như thế nào?
Biết rằng tính trạng chiều cao và thời gian chín của hạt di truyền độc lập với
nhau.
2. Muốn tìm được lúa thân cao, chín sớm ở F2 thuần chủng ta làm như thế nào?
Câu 2: (4đ)
Thế nào là cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người? Trình bày cơ chế xác định giới tính ở
người? Vì sao trong cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, tỉ lệ nam: nữ thường xấp xỉ là
1:1?
Câu 3: (2đ)
Một TB sinh dục sơ khai của 1 loài thực hiện nguyên phân liên tiếp 1 số đợt đòi hỏi
môi trường nội bào cung cấp 504 NST đơn mới. Các TB con sinh ra từ đợt nguyên
phân cuối cùng đều giảm phân bình thường tạo ra 128 tinh trùng chứa NST Y.
a). Số đợt nguyên phân của TB sinh dục sơ khai?
b). Xác định bộ NST 2n của loài?
Câu 4: (3đ)
a. So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin?
b.Protêin liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể?
Câu5: (3đ)
Một gen có tích của 2 loại nu bổ sung cho nhau bằng 9% tổng số nu của gen.
a. Tính % từng loại nu của gen
b. Nếu gen đó có số lượng nu loại G là 720, hãy xác định: số lượng các loại nu
còn lại trong gen và số lượng các loại nu môi trường nội bào cần cung cấp cho
gen trên tự nhân đôi 2 lần liên tiếp.
Câu 6: (4đ)
a)Hãy cho biết những điểm khác nhau căn bản giữa đột biến và thường biến.
b) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý
nghĩa của đột biến gen.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
Câu 1 (4 đ)
1) 0,5 đ - Theo đề bài ra ta có P.T cao, chín muộn x T thấp, C sớm
F1 100 % T cao, chín sớm.
=> - P thuần chủng
T cao, chín sớm là 2 tính trạng trội hoàn toàn.
T thấp, chín muộn là 2 tính trạng lặn
0,25 đ - Quy ước gen :
Thân cao A , thân thấp a
Chín sớm B , chín muộn b
0,25 đ -Kiểu gen của P
T cao, chín muộn Thuần chủng có KG AAbb
T thấp, chín sớm Thuần chủng có KG aaBB
0,5 đ - Ta có sơ đồ lai
PTC KH T cao, c muộn x T thấp, c sớm
KG AAbb aaBB
GP Ab aB
F1 KG AaBb
KH 100 % T cao, c sớm
F1 Tự thụ phấn T cao, c sớm x T cao, c sớm.
AaBb AaBb
GF1 AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
0,5 đ - Kẻ bảng đúng ..........
0,5 đ - F2 có tỉ lệ KG , tỉ lệ KH là
1 AABB
2 AaBB
2 AABb 9 T cao, c sớm
4 AaBb
1 AAbb
2 Aabb 3 T cao, c muộn
1 aaBB
2 aaBb 3 T thấp, c sớm
1 aabb 1 T thấp, c muộn
2) 1,5 đ
0,5đ - Muốn tìm được thân cao, chín sớm ở F2 thuần chủng ta cho lúa T cao, c sớm
ở F2 lai phân tích nghĩa là lai với lúa T thấp, chín muộn.
0,5 đ - Nếu kết quả của phép lai phân tích ở trên là đồng tính (có 1 loại kiểu hình
thân cao, c sớm) thì lúa thân cao chín sớm ở F2 đó thuần chủng.
0,5 đ - Sơ đồ minh họa
F2 T cao, c sớm x T thấp , c muộn
AABB aabb
G AB ab
FB KG AaBb
KH 100 % T cao, c sớm.
Câu 2: (4 đ)
 Cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người:
0.5đ: - Là cặp số 23.
0.5đ: - Đặc điểm:
+ Ở nữ gồm 2 chiếc giống nhau kí hiệu là XX.
+ Ở nam gồm 2 chiếc khác nhau kí hiệu là XY.
0.5đ: - Chức năng: mang các tính trạng liên quan và không liên quan đến giới
tính
 Cơ chế xác định giới tính
0.5đ: Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST trong quá trình phát sinh
giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.
0.5đ: Sơ đồ cơ chế sinh con trai, con gái ở người:
P. Bố x Mẹ
44ª+XY 44ª+XX
G. 1(22ª+X): 1(22ª+Y) 22ª+X
F1 1(44ª+XX): 1(44ª+XY)
1 con gái: 1 con trai.
* Ở người:
0.5 đ: + Sự phân li của cặp NST XY ở nam phát sinh ra 2 loại tinh trùng (X và Y) có
số lượng ngang nhau (giới dị giao tử).Trong khi phụ nữ chỉ có 1 loại trứng mang NST
X (giới đồng giao tử).
0.5 đ: + Quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
0.5 đ: + Vì tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau nên khi thụ tinh cho trứng, tạo
ra hợp tử XX và XY có tỉ lệ ngang nhau. Vì vậy trong cấu trúc dân số của mỗi quốc
gia, dựa trên số lượng lớn, bao giờ tỉ lệ nam, nữ cũng xấp xỉ bằng nhau là 1:1.
Câu 3: (2 đ)
a. Số đợt nguyên phân (1,5đ)
Số tinh trùng mang NST Y = tinh trùng mang NST X =128 (0,25đ)
Tổng số tinh trùng tạo thành: 128 x 2=256 (0,25đ)
Số TB sinh tinh: 256:4=64 (0,5đ)
Số đợt nguyên phân: Gọi k là số đợt nguyên phân (0,5đ)
2k =64
k=6
b. Bộ NST 2n (0,5đ)
( 62 -1) x 2n =504
2n =8
Câu 4. (3đ)
a. 2đ. So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin:
ADN Prôtêin
-Có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch đơn.
Giữa hai mạch của phân tử ADN các cặp
nucleotit liên kết với nhau theo NTBS
bằng các liên kết Hiđrô.
- Được cấu tạo từ 4 loại đơn phân.
- ADN được cấu tạo bởi 5 nguyên tố hóa
học: C, H. O, N. P.
- Mỗi phân tử AND gồm nhiều gen
- Khối lượng lớn
- ADN quy định cấu trúc của protein
tương ứng
- Protein có cấu trúc xoắn, mức độ xoắn
tùy thuộc vào mức độ cấu trúc như bậc
1, 2, 3, 4.
- Cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin.
-Protein được cấu tạo bởi 4 nguyên tố
hóa học: C, H. O, N.
- Mỗi phân tử Proteein gồm nhiều chuỗi
pôlipeptit
- Khối lượng nhỏ
- Cấu trúc của Protein phụ thuộc vào cấu
trúc hóa học của ADN.
b. 1đ Protein liên quan đến những hoạt động nào của cơ thể:
 Trao đổi chất: (0,5đ)
 Enzim mà bản chất là Protein c0ó vai trò xúc tác cho các quá trình TĐC, thúc
đẩy các phản ứng sinh hóa xảy ra nhanh chóng.
 Hoocmon mà phần lớn là Protein có vai trò điều hòa các quá trình TĐC.
- (0,5đ) Ngoài ra Protein còn tham gia vào sự vận động của cơ thể, là kháng
thể để bảo vệ cơ thể hoặc cung cấp năng lượng khi cơ thể cần.
Nhờ sự tự nhân đôi đúng mẫu, ADN giữ vững cấu trúc đặc thù của nó qua các thế hệ
tế bào, Protein được tổng hợp trên khuôn mẫu của ADN nên Protein cũng giữ vững
cấu trúc đặc thù của nó.
Câu 5: (3đ)
Theo NTBS: A=T, G=X, A+G =50%
A.the bai ra ta co.tích 2 loại Nu bổ sung cho nhau sẽ có 2 trưòng hợp:
-TH1: AxT=9% =>A=T=30%,G=X=20%
-TH2: GxX=9% =>G=X=30%.A=T=20%
B, Xét 2 trưòng hợp :
TH1: G=X=20%=720Nu =>A=T=1080nu
Khi gen tự nhân đoi 2 lần liên tiếp môi trưòng cung cấp sớ Nu mỗi loại:
A=T=1080x( 22 -1)=3240Nu
G=X=720x( 22 -1)=2160Nu
TH2: G=X=30%=720Nu=>A=T=20%=480Nu
Khi gen tự nhan đôi 2 lần liên tiếp môi trưòng tự cung cấp số Nu mỗi loại:
A=T=480x( 22 -1)=1440Nu
G=X=720x( 22 -1)=2160Nu
Câu 6 (4 điểm)
a.Những điểm khác nhau căn bản giữa đột biến và thường biến.
Đột biến Thường biến Điểm
- Là những biến đổi ở cơ sở vật chất di
truyền (ADN, NST)
- Xuất hiện với tần số thấp một cách
ngẫu nhiên.
- Do tác động của môi trường ngoài
hay rối loạn trao đổi chất trong TB cơ
thể, ảnh hưởng đến vật chất di truyền.
- Thường có hại cho sinh vật.
- Có di truyền: là nguyên liệu cho tiến
hóa và chọn giống.
- Là những biến đổi KH phát sinh
trong đời cá thể dưới ảnh hưởng
trực tiếp của môi trường.
- Thường phát sinh đồng loạt
theo cùng một hướng, tương ứng
với điều kiện của môi trường, có
ý nghĩa thích nghi
- Do tác động trực tiếp của môi
trường.
- Thường có lợi cho SV, giúp SV
thích nghi.
- Không di truyền: không có ý
nghĩa đối với tiến hóa và chọn
giống.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
b, Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì:
chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì
lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp
prôtêin. (1đ)
Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen:
 Đột biến gen đa số là có hại cho bản thân sinh vật, số ít có lợi hoặc trung tính.
 Đột biến gen di truyền được nên là nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa.
(0.5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_HSG_mon_sinh_lop_9.pdf