Đề thi chọn học sinh giỏi khoa học trẻ môn Vật lí - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Thanh Oai

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi khoa học trẻ môn Vật lí - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Thanh Oai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi khoa học trẻ môn Vật lí - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Thanh Oai
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH OAI
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TRẺ
Năm học 2016 - 2017
Ngày thi: 20/02/2017
Giám khảo chấm thi
Điểm bằng số:
Môn thi: Vật lý
Họ và tên
Chữ kí
Thời gian làm bài: 45 phút
1.
Điểm bằng chữ:
Số phách:
2.
(Đề thi và phần dành cho thí sinh làm bài gồm 06 trang, thí sinh làm bài trực tiếp vào đề thi này)
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (10 điểm)
Khoanh tròn vào một lựa chọn đúng A, B, C hoặc D trong mỗi câu sau: 
Câu 1: Cho điểm sáng S di chuyển theo phương vuông góc với gương với vận tốc v. So với vật, ảnh di chuyển với vận tốc:
	A. v, cùng chiều di chuyển của điểm sáng.
	B. v, ngược chiều di chuyển của điểm sáng.
	C. 2v, cùng chiều di chuyển của điểm sáng.
	D. 2v, ngược chiều di chuyển của điểm sáng.
Câu 2: Khi nào ảnh của vật hình mũi tên qua gương phẳng vuông góc với vật?
	A. Vật song song với gương.
	B. Vật vuông góc với gương.
	C. Vật hợp với gương một góc 450.
	D. Vật hợp với gương một góc 300.
Câu 3: Một viên bi sắt lăn trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Coi như không có ma sát giữa bi với bàn và sức cản của không khí. Trong trường hợp này công của lực nào thực hiện làm viên bi lăn trên mặt bàn.
	A. Trọng lực	B. Lực đỡ của bàn 	
	C. Lực ma sát 	D. Không có lực nào thực hiện công.
Sử dụng dữ liệu sau để trả lời câu 4 và câu 5:
	Một ô tô chuyển động đều với vận tốc 36km/h. Lực kéo của máy là 1000N. 
Câu 4: Công của lực kéo khi ô tô đi được 30 phút:
	A. 18000 kJ	B. 18000 J	C. 300 kJ	D. 1080000 J
Câu 5: Công của lực cản khi ô tô đi được 10 phút:
	A. 6000 J	B. 6000 kJ	C. 0 J	D. 360 kJ
Sử dụng dữ liệu sau để trả lời câu 6 và câu 7:
	Để đưa một thùng hàng nặng 40kg lên cao 2m, người công nhân dùng một ván nghiêng dài 5m.
Câu 6: Nếu bỏ qua ma sát, lực kéo thùng hàng trên ván nghiêng là:
	A. 80N	B. 1000N	C. 160N	D. 400N
Câu 7: Nếu lực ma sát giữa thùng hàng và ván nghiêng là 40N thì lực kéo thùng hàng trên ván nghiêng và hiệu suất làm việc của ván nghiêng là:
	A. 400N và 80%	B. 160N và 80%	C. 200N và 80%	D. 200N và 100%
Câu 8: Một xe đạp đi từ A đến B, quãng đường đầu xe đi với vận tốc 20 km/h, đoạn đường còn lại đi với vận tốc 35km/h. Vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường AB là:
	A. 27,5 km/h 	B. 28 km/h 	C. 30 km/h 	D. 25km/h 
Câu 9: Hai điện trở R1và R2=4R1 được mắc song song với nhau. Khi tính theo R1 thì điện trở tương đương của đoạn mạch này có kết quả nào dưới đây?
	A. 5R1	B. 4R1	C. 0,8R1	D. 1,25R1
Câu 10: Lí do chủ yếu bồn chứa xăng làm bằng sắt mà không làm bằng nhựa là gì?
	A. Sắt dẫn nhiệt tốt hơn nhựa.
	B. Sắt bền hơn nhựa.
	C. Sắt dẫn điện tốt, nhựa không dẫn điện.
	D. Sắt không bị xăng ăn mòn.
Câu 11: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động hỗn độn của các nguyên tử, phân tử gây ra? Hãy chọn câu trả lời đúng:
	A. Sự khuếch tán của Ôxi vào nước.
	B. Quả bóng bay dù được buộc chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.
	C. Sự tạo thành gió.
	D. Sự hụt thể tích khi trộn rượu với nước.
Câu 12: Để có 1,2l nước ở 360C, người ta trộn nước ở 150C với nước ở 850C. Lượng nước lạnh và nước nóng cần dùng mỗi loại là:
	A. 0,4l và 0,8l.	B. 840cm3 và 360cm3	C. 0,36l và 0,84l	D. 0,8l và 0,4l.
30
20
10
0
1
t (phút)
t0C
Câu 13: Cho đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của một khối nước theo thời gian trong quá trình đun. Nhiệt độ của nước sau khi đun 5 phút là:
	A. 400C	B. 500C	
	C. 600C	D. 700C.
Câu 14: Trong các động cơ sau đây, động cơ nào không phải là động cơ nhiệt?
	A. Động cơ của máy bay phản lực.
	B. Động cơ của xe máy Honda.
	C. Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện Sơn La.
	D. Động cơ chạy máy phát điện trong các bệnh viện.
Câu 15: Có hai thanh kim loại luôn hút nhau khi bất kì đầu nào của chúng được đưa lại gần nhau. Kết luận nào sau đây là đúng nhất?
	A. Cả hai thanh đều là nam châm
	B. Một thanh là nam châm, thanh kia là kim loại bất kì.
	C. Một thanh là nam châm, thanh kia là sắt hoặc thép.
	D. Không có thanh nào là nam châm.
Câu 16. Điện trở R1= 10W chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó là U1= 6V. Điện trở R2= 5W chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó là U2= 5V. Đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của đoạn mạch này là: 
	A .11V	B .15V	C . 6V	D . 9V
Câu 17: Từ hai loại điện trở R1 = 1W và R2 = 3W. Có bao nhiêu các mắc thành một mạch điện nối tiếp (trong mạch phải có cả 2 loại điện trở nói trên) để khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 39V thì dòng điện qua mạch là 3A?
	A. 2 cách.	B. 3 cách.	C. 4 cách.	D. 5 cách.
Câu 18. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở R1, R2 (R1 > R2) mắc nối tiếp và mắc song song lần lượt là 80 và 19,2. Giá trị của R1 và R2 lần lượt là:
	A. 32và 48 	B. 24và 56 	C. 56và 24 	D. 48và 32.
Câu 19: Trong các kim loại đồng, nhôm, sắt và bạc, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
	A. Sắt                  	B. Nhôm              	C. Bạc                  	D. Đồng
Câu 20: Có cách nào để làm tăng lực từ của một nam châm điện?
	A. Dùng dây dẫn to quấn ít vòng.
	B. Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng.
	C. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây.
	D. Tăng đường kính và chiều dài ống dây.
Phần II: Tự luận (10 điểm)
Câu 1. (3 điểm) : Bằng kiến thức về sự đối lưu em hãy giải thích vì sao khi cháy, ngọn lửa luôn có xu hướng bốc lên cao?
Câu 2. (3 điểm): Hãy tìm hiểu kiến thức sau 
	Chườm nóng, chườm lạnh là những thủ thuật đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chăm sóc bệnh nhân, điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn và một số trường hợp chấn thương. 
	Tác dụng của việc chườm nóng là làm cho bệnh nhân ấm; làm giảm sự co của gân, cơ, dây chằng, giảm sự cứng khớp, giảm đau, tăng cảm giác dễ chịu, sự thư giãn hoặc làm tăng tuần hoàn tại chỗ, làm giảm sự sung huyết ở sâu.
	Chườm lạnh giúp làm giảm sự xuất huyết hay phản ứng viêm nhiễm khuẩn; làm giảm đau do làm chậm sự dẫn truyền thần kinh và giúp hạ nhiệt độ.
	Trong các trường hợp sau đây, việc thực hiện chườm nóng hay chườm lạnh có hợp lí hay không? Em hãy nêu nhận xét của mình bằng cách đánh dấu x vào ô trống tương ứng đối với mỗi trường hợp trong bảng sau.
Các trường hợp
Nên
Không nên
a. Bạn An không may bị ngã, răng bạn ấy bị chảy máu nên phải ngậm nước ấm để giảm đau.
b. Trong lúc đá bóng, hai bạn học sinh đã có va chạm và cả hai đều bị bầm tím ở chân. Mọi người đã nhanh chóng dùng khăn mát đắp lên các vết bầm đó. 
c. Người bị sốt cao cần được ủ kín để tránh gió lùa và phải đắp khăn ấm lên trán.
d. Khi bị say nắng hay say nóng, cần nhanh chóng hạ nhiệt bằng cách chườm khăn lạnh.
 e. Với vết thương ngoài da bị chảy máu, có thể dùng nước mát pha thêm ít muối cho loãng để rửa. 
f. Khi bị chuột rút ở chân cần lấy nước đá lau quanh phần các búi cơ để giảm cơn đau.
U
P
R2
R4
R3
R5
Q
R1
V
Câu 3. (4 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết:U = 60V, R1= 10, R2=R5= 20, R3=R4= 40, vôn kế lý tưởng, điện trở các dây nối không đáng kể.
 a) Tính số chỉ của vôn kế.	
 b) Nếu thay vôn kế bằng một bóng đèn có cường độ dòng điện định mức là Iđ= 0,4A thì đèn sáng bình thường. Tính điện trở của đèn. 
 Bài làm phần tự luận:

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_Khoa_hoc_tre_2016_2017_Bai_thi_Vat_ly.doc