Đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Yên Luật

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Yên Luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Yên Luật
ĐỀ THI HSG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
Trường: THCS Yên Luật
Thời gian: 135 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 8,0 điểm (mỗi câu đúng được 0,4 điểm)
Thí sinh chọn những đáp án đúng và viết kết quả vào tờ giấy thi (Ví dụ: Câu 1: A )
Câu 1: Nội thuỷ là?
A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở. 
C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí. 
D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.
Câu 2: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ?
A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. 
B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa. 
C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới. 
D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.
Câu 3. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ ?
A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. 
B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á. 
C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên. 
D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km
Câu 4: Biển Đông thông với những đại dương nào?
A. Thái Bình Dương	B. Đại Tây Dương C. Ấn Độ Dương	D. Cả A, C đúng.
Câu 5: Khu vực đồng bằng bị đồi núi chia cắt mạnh là? 
A. Đồng bằng Sông Hồng	
B. Đồng bằng Sông Cửu Long
C. Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ	
D. Cả ba đồng bằng trên.
Câu 6: Loại gió thổi chính trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 là:
A.Tây Nam	B. Đông Bắc C. Tây Bắc	D. Gió Phơn.
Câu 7: Những nhận định nào đúng với đặc điểm lũ ở Đồng bằng Sông Cửu Long? 
(1): Lũ lên chậm	(2): Lũ rút chậm
(3): Bồi đắp nhiều phù sa	(4): Thường là dạng lũ quét.
A: (1), (3), (4) B: (1), (2), (4) 
C: (2), (3, (4) D: (1), (2), (3)
Câu 8: Vào mùa gió Đông Bắc, khu vực có khí hậu lạnh nhất nước ta là?
A. Vùng núi Đông Bắc	 B. Vùng núi Tây Bắc
C. Đồng bằng sông Hồng	 D. Dãy Trường Sơn Bắc.
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi Trung Bộ?
A. Nhiều sông lớn	 B. Ngắn và dốc
C. Lũ lên nhanh và đột ngột	 D. Cả ba nhận định đều sai.
Câu 10: Những nhận định nào đúng với chế độ nhiệt của biển Đông?
(1): Mùa hạ mát hơn trên đất liền, mùa đông ấm hơn trên đất liền.
(2): Mùa hạ nóng hơn trên đất liên, mùa đông lạnh hơn trên đất liền.
(3): Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
(4): Biên nhiệt độ trong năm lớn
(5): Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC
A: (1), (3), (5) B: (1), (4), (5) C: (2), (3), (5) D: (2), (4), (5)
Câu 11: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự đổi thay to lớn của nông nghiệp nước ta trong những năm Đổi mới là ?
A.	Đường lối đổi mới trong nông nghiệp B.	Nông dân cần cù lao động
C.	Khí hậu thuận lợi D.	Đất đai màu mỡ
Câu 12: Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm gồm các phân ngành chính:
(1) Chế biến sản phẩm trồng trọt
(2) Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thực phẩm đông lạnh, đồ hộp
(3) Chế biến thủy sản
(4) Chế biến mây, tre đan xuất khẩu
A: (1), (2), (4) B: (1), (3), (4) C: (1), (2), (3) D: (2),(3), (4)
Câu 13: Hoạt động dịch vụ tập trung ở thành phố lớn và thị xã nhiều hơn ở khu vực nông thôn do ?
A.	Dân cư tập trung đông và kinh tế phát triển hơn khu vực nông thôn
B.	Giao thông vận tải phát triển hơn
C.	Thu nhập bình quân đầu người cao hơn
D.	Có nhiều chợ hơn
Câu 14: Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới đang từng bước ổn định và phát triển nhờ ?
A: Nguồn lao động dồi dào
B: Tài nguyên thiên nhiên phong phú
C: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
D: Nhiều cán bộ khoa học, kĩ thuật
Câu 15: Loại hình vận tải quan trọng nhất của nước ta là?
A: Đường bộ B: Đường sắt
C: Đường biển D: Đường hàng không
Câu 16. Cây chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước là do ?
Thổ nhưỡng và khí hậu rất phù hợp;
Các vùng khác trong nước không thích hợp trồng chè;
Ngoài cây chè không trồng được bất kì cây nào khác;
Người tiêu dùng trong nước chỉ ưa chuộng chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 17: Trong số các di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận dưới đây, di sản văn hóa không thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ là?
(1) Hát Xoan Phú Thọ 
(2) Cố đô Huế;
(3) Di tích Thánh địa Mỹ Sơn; 
(4) Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
(5) Phố cổ Hội An
A: (2), (4) B: (1), (4) C: (1), (3) D: (4), (5)
Câu 18: Trung tâm công nghiệp, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Tây Nguyên là?
A: Thành phố Đà Lạt
B: Thành phố Buôn Ma Thuột
C: Thành phố Plây Ku
D: Thành phố Kon Tum
Câu 19: Ngành công nghiệp trọng điểm của đồng bằng sông Hồng là /
A: Chế biển lương thực, thực phẩm B. Hóa chất
C: Khai khoáng D: Thủy điện
Câu 20: Từ Tây sang Đông các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ đều có địa hình?
A. Núi non trùng điệp
B. Hải đảo, biển, đồng bằng, đồi, núi
C. Cao nguyên rộng lớn
D. Núi, đồi, đồng bằng, biển, hải đảo
II. PHẦN TỰ LUẬN (12 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
	a. Tại sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay ?
	b. Hãy nêu các giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?
Câu 2: (3 điểm)
Dựa vào Atlat và kiến thức đã học hãy cho biết: 
a. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta thì nhân tố nào được coi là yếu tố quyết định để tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp hiện nay? Hãy phân tích ảnh hưởng của nhân tố đó. 
b. Giải thích tại sao hoạt động thuỷ sản ở nước ta trong những năm gần đây lại trở nên sôi động? 
Câu 3: (3,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học, chứng minh: vùng Bắc Trung Bộ có đủ tiềm năng về tự nhiên để phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp? Nêu ý nghĩa của việc hình thành các vùng nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp?
Câu 4: (3,5 điểm)
	Cho bảng số liệu:
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của nước ta
Năm
Điện
(triệu Kwh)
Than đá
(nghìn tấn)
Thủy sản chế biến (nghìn tấn)
Vải lụa
(triệu m2)
2000
50126
31324
645,4
551,5
2005
52078
34093
719,2
560,8
2006
57917
38778
869,6
570,3
2008
64147
42483
883,8
700,4
2009
70960
39777
1167,7
1076,4
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000 – 2009.
b. Nhận xét và giải thích biểu đồ.
HƯỚNG DẪN CHẦM
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Đúng mỗi câu được 0,4 điểm 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
D
D
D
C
A
D
A
A
A
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
A
C
A
C
A
A
B
B
A
D
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2,0 điểm)
a. Việc làm đang là vấn đề kinh tế- xã hội gay gắt ở nước ta, vì: 	
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, chất lượng của nguồn lao động thấp tạo sức ép đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta. 
- Ở nông thôn: Do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 22,3 % (năm 2003) 
- Ở thành thị: tỉ lệ thất nghiệp cao khoảng 6 %, trong khi thiếu lao động có trình độ kĩ thuật ở các ngành công nghiệp, dịch vụ, KHKT 
b. Hướng giải quyết: 
	- Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình. 
	- Phân bố lại dân cư và lao động (chuyển từ ĐBSH, DHMT đến Tây Bắc và Tây Nguyên).
	- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn, phát triển công nghiệp, dịch vụ ở thành thị. Chú ý các hoạt động công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động. 
	- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và hướng nghiệp, dạy nghề. 
	- Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lí.
0, 75
0,25
0, 25
0, 25
1,25
0, 25
0, 25
0, 25
0, 25
0, 25
2
(3 điểm)
a. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
 - Các nhân tố: gồm nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong đó nhân tố kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định 
- Ảnh hưởng của từng nhân tố 
+ Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp 
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện 
 	+ Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển 
 + Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng 
 b. Nguyên nhân 
 	+ Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng 
 	+ Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển 
 + Các nguyên nhân khác (phương tiện đánh bắt, cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách) 
2,0
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25 
1,0
0,5
0,25
0,25
3
(3,5 điểm)
Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trang 27
*Chứng minh vùng Bắc Trung Bộ có đủ tiềm năng phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp:
- Tiềm năng phát triển nông nghiệp:
 + Vùng đồi núi ở phía Tây thuận lợi chăn nuôi gia súc.
 + Một số nơi có đất đỏ badan màu mỡ (Tây Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình) thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè
 + Vùng đồng bằng duyên hải phía Đông, phần lớn là đất cát pha, thích hợp trồng cây công nghiệp hàng năm như lạc, mía, đậu tương và cây lương thực.
- Tiềm năng phát triển lâm nghiệp:
 + Diện tích rừng lớn, độ che phủ rừng đứng thứ 2 cả nước (đứng sau Tây Nguyên) phân bố ở phía tây, giáp biên giới Việt – Lào.
 + Trong rừng có nhiều loại gỗ quí, nhiều loài chim, thú có giá trị.
 + Rừng ngập mặn phân bố ở ven biển phía đông, vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị chống thiên tai.
- Tiềm năng phát triển ngư nghiệp:
 + Vùng biển rộng, nhiều bãi tôm cá, tập trung lớn nhất ở Nghệ An, thuận lợi đánh bắt thủy sản.
 + Ven biển có nhiều bãi triều, đầm phá thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước lợ. 
* Ý nghĩa của việc hình thành các vùng nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp?
- Phát huy thế mạnh sẵn có, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là ở miền núi khó khăn.
- Bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai như: chắn gió, bão, ngăn cát lấn
2,0
0, 75
0, 25
0, 25
0,25
0,75
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
1,5
0,5
0,5
0,5
4
(3,5 điểm)
a. Vẽ biểu đồ: 
+ Chọn dạng biểu đồ: biểu đồ đường
+ Xử lí số liệu:
Coi sản lượng điện, than đá, thủy sản chế biến và vải lụa năm 2000 là 100%.
Năm
Điện
Than đá
Thủy sản chế biến
Vải lụa
2000
100
100
100
100
2005
103.9
108.8
111.4
101.7
2006
115.5
123.8
134.7
103.4
2008
128.0
135.6
136.9
127.0
2009
141.6
127.0
180.9
195.2
+ Vẽ biểu đồ: Yêu cầu vẽ biểu đồ 4 đường, có chú thích, tên biểu đồ; khoa học (thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm)
2,0
0,25
0,75 
1,0
b. Nhận xét và giải thích
- Sản lượng điện tăng liên tục (dc).
NN: Do việc xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều nhà máy thủy điện mới như: Tuyên Quang, Nậm Mu và sự cải tạo và mở rộng nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện đã hoạt động ổn định.
- Sản lượng than đá tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2008 (dc). Từ 2008 – 2009 có xu hướng giảm (dc).
NN: Do sản lượng than dự trữ dần cạn kiệt.
- Sản lượng thủy sản chế biến và sản lượng vải lụa tăng nhanh liên tục (dc)
NN: Có nhiều lợi thế phát triển: nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, thị trường mở rộng, ổn định, nguồn lao động dồi dào, rẻ
1,5
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_Dia_li_20162017.doc