PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẠ HÒA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS HIỀN LƯƠNG Năm học 2016 -2017 MÔN THI: ĐỊA LÍ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm): (Thời gian làm bài 45 phút) Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Vị trí Việt Nam nằm trong khoảng: A. 8030’B - 23023’B và 102010’Đ - 109024’Đ B. 8034’B - 23023’B và 102010’Đ - 109024’Đ C. 8034’B - 23023’B và 102005’Đ - 109024’Đ D. 8034’B - 23023’B và 102010’Đ - 109040’Đ Câu 2. Nơi hẹp nhất Việt Nam khoảng 50km, thuộc tỉnh: A. Quảng Nam B. Quảng Bình C. Quảng Trị D. Thừa Thiên Huế Câu 3. Tọa độ xa nhất trên biển Đông của nước ta ở 6050’B - 117020’Đ, thuộc: A. Đảo Côn Sơn B. Quần đảo Hoàng Sa C. Quần đảo Trường Sa D. Đảo Phú Quốc Câu 4. Chế độ thủy triều mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn trên biển Đông được coi là điển hình của thế giới thuộc: A. Vịnh Thái Lan B. Vịnh Cam Ranh C. Vịnh Bắc Bộ D. Vịnh Nha Trang Câu 5. Địa hình đồi núi thấp của nước ta phân bố tập trung ở: A. Vùng Tây Bắc B. Vùng Đông Bắc và Trường Sơn Bắc C. Vùng Đông Bắc và Tây Bắc D. Vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. Câu 6. Nguyên nhân các dãy núi chính của nước ta chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam là do: A. Địa hình thấp dần từ TB xuống Đông Nam B. Sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam C. Các khối cổ kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam D. Động đất, núi lửa diễn ra mạnh mẽ Câu 7: Lượng mưa của nước ta phân bố không đều giữa các vùng là do: A. Tác động của lá chắn địa hình B. Chịu ảnh hưởng của biển C. Có nhiều đồng bằng rộng lớn D. Yếu tố sông ngòi Câu 8: Lượng mưa trung bình năm của nước ta: A. Từ 500-1000mm B. Từ 1000-1500mm C. Từ 1500-2000mm D. Từ 2000-2500mm Câu 9: Cho các nhận định sau về nguyên nhân nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc: (1). Do lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển (2). Do lượng mưa phân bố theo mùa (3). Do nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến (4). Do địa hình Việt Nam có nhiều đồi núi, đồi núi ăn ra sát biển. Số nhận định sai là: A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 10: Con sông có chiều dài lớn nhất chảy trên lãnh thổ Việt Nam là: A. Sông Hồng B. Sông Mê Công B. Sông Đồng Nai D. Sông Mã Câu 11: Thành tựu kinh tế lớn nhất của nước ta trong thời gian qua là: A. Phát triển nông nghiệp B. Phát triển công nghiệp C. Tăng nhanh ngành dịch vụ D. Xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại Câu 12: Cơ cấu thành phần kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: A. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước B. Giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài C. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế tư nhân D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng Câu 13: Đất ở nước ta rất dễ bị thoái hóa vì: A. Việc đẩy mạnh thâm canh quá mức B. Nông nghiệp nước ta SD quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu C. Nước ta địa hình ¾ là đồi núi lại có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa D. Loại đất chính của nước ta là Feralit, tơi xốp với tầng phong hóa sâu. Câu 14: Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành: A. Công nghiệp điện tử B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng C. Công nghiệp dầu khí D. Công nghiệp cơ khí và hoá chất. Câu 15: Trong các loại hình GT ở nước ta, loại hình nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây? A. Đường hàng không B. Đường biểnm mmmmC. Đường ống D. Đường sông Câu 16: Tỉnh nào duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? A. Thái Nguyên. B. Quảng Ninh C. Bắc Giang D. Lạng Sơn Câu 17: Tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc bao gồm: A. Hà Nội - Vĩnh Phúc - Hải Phòng B. Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh C. Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng D. Hà Nội - Hòa Bình - Thái Nguyên. Câu 18: Vùng kinh tế nào dưới đây ở nước ta không giáp biển: A. Đồng bằng sông Hồng B. Đông Nam Bộ C. Đồng bằng sông Cửu Long D.Tây Nguyên Câu 19: Đây là biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở ĐB sông Hồng: A. Đẩy mạnh thâm canh B. Quy hoạch thủy lợi C. Đẩy mạnh khai hoang D. Trồng rừng và xây hồ chứa nước Câu 20: Điểm nào sau đây không đúng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: A. Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển B. Vùng có các đồng bằng rộng ở ven biển C. Vùng có biển rộng lớn ở phía Đông D. Ở phía Tây của vùng có đồi núi thấp II. PHẦN TỰ LUẬN (12 điểm) (Thời gian làm bài 90 phút) Câu 1: (2,0 điểm) Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh? Câu 2: (3,0 điểm) a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007. b. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Câu 3 (3,5 điểm): a. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. b. Nêu ý nghĩa của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Câu 4 (3,5 điểm) Cho bảng số liệu : Sản lượng dầu mỏ, than và điện của nước ta giai đoạn 1990 -2010 Năm 1990 1995 2000 2005 2010 Dầu mỏ ( triệu tấn ) 2,7 7,6 16,3 18,5 15,0 Than (triệu tấn ) 4,6 8,4 11,6 34.1 44,8 Điện ( tỉ kw/h ) 8,8 14,7 26,7 52,1 91,7 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất dầu mỏ, than và điện của nước ta giai đoạn 1990 -2010. b. Rút ra các nhận xét từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. ( Lưu ý : Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B B C C B C A C B B A D C B C B B D A B II. PHẦN TỰ LUẬN (12 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2 điểm) * Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm do: - Nước ta thực hiện khá tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình: mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con * Dân số của nước ta vẫn tăng nhanh do: - Tháp dân số nước ta trẻ, quy mô dân số nước ta đông, mỗi năm dân số nước ta tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng vẫn ở mức cao, trên 1,3%/năm. - Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao. - Sự phát triển của y tế làm giảm tỉ lệ tử vong và nâng cao tuổi thọ của con người. - Tư tưởng cũ, lạc hậu, trọng nam khinh nữ. - Một bộ phận người dân chưa nhận thức đúng về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (3 điểm) a. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta giai đoạn 2000 – 2007: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21:(Nếu thiếu trừ 0,25điểm) Giai đoạn 2000 - 2007, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta có sự thay đổi: - Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm từ 15,7% xuống còn 9,6%, giảm 6,1%; - Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến có xu hướng tăng từ 78,7% lên 85,4%, tăng 6,7%, - Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước có xu hướng giảm từ 5,6% xuống còn 5,0%, giảm 0,6%. b. ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: - Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lấy nguyên liệu từ ngành nông nghiệp và ngư nghiệp. Vì vậy, việc phát triển nông, ngư nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. - Việc phát triển ngành trồng trọt (cây lương thực, cây công nghiệp) thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường, rượu, bia,). - Việc đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi (chế biến thịt, trứng, sữa,). - Việc phát triển ngành thủy sản thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản (nước mắm, đông lạnh, đồ hộp,) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3 (3,5 điểm) a. Thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phát triển công nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: * Thuận lợi: - Là vùng giàu khoáng sản nhất cả nước: than (Quảng Ninh); chì, kẽm (Bắc Cạn); Apatit (Lào Cai); thiếc (Tuyên Quang); sắt (Thái Nguyên, Yên Bái). thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng, nhiệt điện, luyện kim, - Tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước (trên hệ thống sông Hồng, nhất là sông Đà) thuận lợi cho phát triển công nghiệp thủy điện (thuỷ điện Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà, Nậm Mu). - Tài nguyên rừng: Có rừng giàu và rừng trung bình, rừng có nhiều loại gỗ. Thuận lợi cho công nghiệp khai thác chế biến gỗ. - Tài nguyên biển: Nhiều bãi tôm, cá, thủy sảnLà nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản. - Điều kiện khác: đất, nước, khí hậu thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. * Khó khăn: - Địa hình bị chia cắt mạnh; - Thời tiết diễn biến thất thường; - Nhiều khoáng sản trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp, - Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức. b. Ý nghĩa của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình: - Cung cấp điện cho vùng và cả nước - Điều tiết nước hạn chế lũ lụt ở Đồng bằng sông Hồng - Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản. 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4 (3,5 điểm) * Yêu cầu: - Vẽ chính xác dạng biểu đồ cột gộp và đường (dầu mỏ, than cột, điện đường) dạng khác không cho điểm. - Đúng khoảng cách năm. - Có chú giải và tên biểu đồ. * Nhận xét + Tình hình sản xuất dầu mỏ, than và điện của nước ta giai đoạn 1990- 2010 có sự thay đổi. - Sản lượng điện và than tăng nhanh (dẫn chứng). - Sản lượng dầu mỏ tăng đến năm 2005( d/c) sau đó giảm ( d/c). * Giải thích - Sản lượng dầu mỏ tăng do khai thác nhiều mỏ mới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Sản lượng than tăng do ngành than được tổ chức lại, tăng cường sự quản lí của nhà nước, thị trường. - Sản lượng điện tăng do phát triển nhiều nhà máy điện có công suất lớn, đầu tư cơ sở vật chất, do nhu cầu sử dụng 1,5 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25
Tài liệu đính kèm: