Đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Động Lâm

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Động Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Động Lâm
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
ĐỀ CHÍNH THỨC
TRƯỜNG THCS ĐỘNG LÂM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC: 2016 – 2017
MÔN: ĐỊA LÍ
(Đề thi có 03 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm)
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Từ điểm cực Bắc xuống điểm cực Nam trên đất liền của nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ?
A. 13 vĩ độ B. 14 vĩ độ C. 15 vĩ độ D. 16 vĩ độ
Câu 2: Nước ta có vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, nơi tiếp giáp của vành đai sinh khoáng nào?
A. Thái Bình Dương và Á – Âu B. Thái Bình Dương và Địa Trung Hải
C. Á – Âu D. Thái Bình Dương và Nam Á
Câu 3: Giới hạn trên biển Đông của nước ta về phía Đông ở kinh độ:
A. 114030’Đ
B. 117020’Đ
C. 121030’Đ
D. 115030’Đ
Câu 4: Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: 
A. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái lan, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma. 
B. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái lan, Phi-lip-pin, Mai-lai-xi-a, Bru-nây, Đông Ti-mo, Mi-an-ma. 
C. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái lan, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Đông Ti-mo, Mi-an-ma. 
D. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái lan, Phi-lip-pin, Mai-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po. 
Câu 5: Địa hình đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông chạy dài từ Tây Bắc tời miền Đông Nam Bộ dài:
A. 1200m
B. 1400m
C. 1600m
D. 1800m 
Câu 6: Dạng địa hình mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và miền đồng bằng ở nước ta là:
A. Bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ
B. Vùng núi Đông Bắc 
C. Vùng đồng bằng ven biển miền Trung 
D. Các đồng bằng giữa núi
Câu 7: Ranh giới tự nhiên giữa khí hậu Miền Bắc và khí hậu miền Nam của nước ta là:
A. Dãy Tam Điệp B. Dãy Hoành Sơn
C. Dãy Bạch Mã D. Dãy Hoàng Liên Sơn
Câu 8: Khí hậu khu vực Đông Trường Sơn (Từ Hoành Sơn tới Mũi Dinh) có đặc điểm khí hậu đặc trưng là:
A. Chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng B. Có hai mùa: Mùa mưa và mùa khô
C. Mang tính chất gió mùa NĐ hải dương D. Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông
Câu 9: Sông nào bắt nguồn ở nước ta chảy vào Tây Giang (Trung Quốc)?
A. Sông Kỳ Cùng
B. Sông Gâm 
C. Sông Đà 
D. Sông Lô
Câu 10: Phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và dốc do: 
A. Diện tích lãnh thổ không lớn
B. Địa hình nhiều đồi núi, nhiều nơi ăn sát ra biển
C. Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang
D. Phần lớn sông ngòi bắt nguồn từ bên trong lãnh thổ
Câu 11: Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm:
A. 2004
B. 2005
C. 2006 
D. 2007
Câu 12: Nhân tố quyết định tạo nên các thành tựu to lớn trong nông nghiệp nước ta: 
A. Tài nguyên đất nước B. Điều kiện kinh tế - xã hội 
C. Tài nguyên khí hậu D. Tài nguyên sinh vật
Câu 13: Yếu tố nào có ý nghĩa hàng đầu, tạo nên sự phát triển mạnh của sản xuất công nghiệp của nước ta trong các năm qua?
A. Tài nguyên thiên nhiên B. Nguồn lao động
C. Thị trường D. Chính sách
Câu 14: Trong các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là:
A. Khai thác nhiên liệu
C. Chế biến lương thực, thực phẩm
B. Dệt may
D. Vật liệu xây dựng
Câu 15: Trung tâm du lịch lớn nhất nước ta là:
A. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Thành phố Huế
B. Thành phố Hà Nội
D. Thành phố Đà Nẵng
Câu 16: Quốc lộ có ý nghĩa hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội tiểu vùng Tây Bắc là:
A. Quốc lộ 6
C. Quốc lộ 279
B. Quốc lộ 1A
D. Quốc lộ 32
Câu 17: So với các vùng khác của nước ta, Đồng bằng sông Hồng có ưu thế hơn về:
A. Tiềm năng nông nghiệp B. Kết cấu hạ tầng nông thôn
C. Hệ thống cảng biển D. Mức sống dân cư
Câu 18: Hai ngành công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên hiện nay là
A. Khai thác khoáng sản và thủy điện B. Chế biến nông, lâm sản và thủy điện
C. Chế biến nông, lâm sản và luyện kim
D. Công nghiệp năng lượng và sản xuất hàng tiêu dùng
Câu 19: Vùng giàu có về tài nguyên khoáng sản nhất nước ta là vùng?
A. Đồng bằng sông Hồng B. Đông Nam Bộ
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ D. Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 20: Vùng có GDP cao nhất cả nước là 
A. Đồng bằng sông Hồng B. Tây NguyênC. Trung du và miền núi Bắc Bộ D. Đông Nam Bộ
II. PHẦN TỰ LUẬN (12 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:
a. Những biểu hiện nào phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ cao nhưng trình độ đô thị hóa vẫn còn thấp
b. Kể tên 6 đô thị có số dân đông nhất nước ta? Trong các đô thị đó đô thị nào trực thuộc tỉnh? 
Câu 2: (3 điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta?
Câu 3: (3,5 điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: Chứng minh Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch?
Câu 4: (3,5 điểm)
Cho bảng số liệu sau:Sản lượng thủy sản nước ta, giai đoạn 1990 – 2010(Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm
1990
1995
2000
2005
2010
Khai thác
728,5
1195,3
1660,9
1987,9
2424,4
Nuôi trồng
162,1
389,1
590,0
1478,9
2728,3
Tổng sản lượng
890,6
1584,4
2250,9
3466,8
5142,7
(Nguồn: Tổng cục thống kê, Hà Nội)
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010
b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự phát triển ngành thủy sản nước ta trong thời gian qua
Đáp án – Thang điểm
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
B
B
D
B
A
C
D
A
B
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
D
B
D
C
A
A
B
B
C
D
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu
Đáp án
Điểm
1
Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 15
a. Những biểu hiện:
- Tốc độ đô thị hóa cao:
+ Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng khá nhanh: Năm 1960: 15,7% đến năm 2007 tăng lên 27,4%
+ Mạng lưới đô thị phát triển cả về số lượng và quy mô các thành phố
- Trình độ đô thị hóa thấp
+ Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới
+ Quy mô đô thị phần lớn là vừa và nhỏ. Số lượng đô thị trên 1 triệu người không nhiều
+ Cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội,) vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới
b. Kể tên 6 đô thị có số dân đông nhất
- 6 đô thị có số dân đông nhất là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Biên Hòa
- Thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) còn lại các thành phố đều là thành phố trực thuộc trung ương
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
2
a. Thuận lợi
* Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi thuận lợi cho việc trồng cây CN lâu năm
- Đất: Diện tích lớn, có nhiều loại cây thích hợp cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, khả năng mở rộng diện tích còn nhiều, đặc biệt là đất bazan, đất xám trên phù sa cổ ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. 
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng (theo chiều Bắc –Nam, theo độ cao) nên có thể đa dạng các loại cây công nghiệp lâu năm (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới)
- Nguồn nước: Dồi dào do có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước ngầm khá phong phú đây là điều kiện thuận lợi để cung cấp nước tưới cho các vùng cây công nghiệp
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư, nguồn lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệp trong trồng và chế biến cây công nghiệp
- Cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc) và cơ sở vật chất kĩ thuật (các trại giống, trạm bảo vệ thực vật, các cơ sở chế biến) phục vụ cho việc trồng và chế biến sản phẩm công nghiệp ngày càng được đảm bảo
- Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng
- Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Việc đảm bảo về lương thực cũng tạo điều kiện để ổn định và mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm ( Nên bỏ vì nó phù hợp với trình độ HS lớp 12 hơn)
b. Khó khăn
* Điều kiện tự nhiên
- Thiếu nước tưới trong mùa khô
- Vấn đề khai thác tài nguyên đất chưa hợp lí ở nhiều vùng dẫn đến thoái hóa đất
- Những diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu (hạn hán, bão, lũ lụt) gây ra những thiệt hại
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Phân bố lao động chưa đồng đều
- Công nghiệp chế biến nhìn chung còn lạc hậu
- Thị trường có nhiều biến động (nhu cầu, giá cả)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
3
Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 25 và trang 28
* Vị trí: Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối Bắc – Nam, nối Tây Nguyên với biển Đông, thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác về du lịch
* Có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Địa hình: Có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo. Đặc biệt ở đây có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng: Non Nước, Mũ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang nhiều thắng cảnh đẹp như núi Bà Nà, Ngũ Hành Sơn
+ Khí hậu: Có khí hậu nóng quanh năm, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông, tạo điều kiện phát triển du lịch
+ Nước: Sông, hồ, một số nơi có nguồn nước khoáng sản như Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận)
+ Sinh vật: Có các vườn quốc gia như: Núi Chúa, Phước Bình và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Di tích: Có nhiều di tích văn hóa – lịch sử: Trong đó có các di sản văn hóa thế giới như: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn; di tích lịch sử cách mạng: Ba Tơ (Quảng Ngãi); 
+ Nhiều các lễ hội truyền thống như: Tây Sơn, Tháp Bà, Katê
+ Làng nghề truyền thống: Gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận)
* Các lợi thế khác về kinh tế - xã hội:
- Có số dân tương đối lớn, thị trường du lịch rộng lớn, đội ngũ lao động hoạt động du lịch đông đảo đã qua đào tạo
- Có hệ thống giao thông vận tải khá phát triển, cơ sở vật chất phục vụ du lịch khá tốt (nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ)
- Chính sách phát triển du lịch
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
a. Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Bảng: Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nước ta,
giai đoạn 1990 – 2010 ( Đơn vị: %)
Năm
1990
1995
2000
2005
2010
Khai thác
100
164,1
228,0
272,9
331,4
Nuôi trồng
100
240,0
364,0
912,3
1683,1
Tổng sản lượng
100
177,9
252,7
389,3
577,4
- Vẽ biểu đồ đường đảm bảo:
+ Năm đầu tiên (100%) trùng với trục tung 
+ Biểu đồ đảm bảo tính khoa học, tính trực quan và tính thẩm mĩ
+ Có tên biểu đồ, bảng chú giải
+ Chia số liệu hợp lí, khoảng cách năm chính xác
b. Nhận xét và giải thích
* Nhận xét: Trong giai đoạn từ năm 1990 – 2010
- Tổng sản lượng thủy sản tăng 4252,1 nghìn tấn, tăng gấp 5,8 lần, tốc độ tăng trưởng tăng từ 100% lên 331,4% trong đó: 
+ Sản lượng thủy sản khai thác tăng 1685,9 nghìn tấn, tăng gấp 3,3 lần
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 2566,2 nghìn tấn, tăng gấp 16,8 lần
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với sản lượng thủy sản khai thác 
* Giải thích:
- Tốc độ sản lượng thủy sản của nước ta tăng nhanh như vậy là do nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi đối với việc phát triển ngành thủy sản:
+ Điều kiện tự nhiên: Có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng, vùng biển giàu tôm cá, có 4 ngư trường lớn, dọc bãi biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá thuận lợi nuôi trồng hải sản ngoài ra nước ta còn có nhiều sông suối, kênh, rạch, ao hồ 
+ Điều kiện kinh tế - xã hội: Nhân dân có nhiều kinh nghiệm các phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại, nhu cầu thủy sản ngày càng lớn, thị trường rộng mở và có chính sách phát triển phù hợp
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do điều kiện nuôi trồng ngày càng tốt đặc biệt là sự tiến bộ về KHKT và nuôi trồng chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường
0,5
1,5
0,5
0,75
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSg_2016_2017.doc