ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN THI: Sinh học Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề). I.MA TRẬN ĐỀ Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp vận dụng cao Tổng 1. Thí nghiệm của Melden - Vận dụng các định luật, quy luật di truyền để giải bài tập. Số câu 2 câu 2 câu Số điểm 8 điểm 8 điểm Tỉ lệ 40% 40% 2. NST - Nêu được các hoạt động của NST trong nguyên phân. - Giải thích tại sao biến dị tổ hợp lại xuất hiện phong phú ở các loài sinh sản hữu tính. - Vận dụng kiến thức nguyên phân, giảm phân trả lời câu hỏi bài tâp. - Vận dụng kiến thức về nguyên phân, giảm phân, di truyền liên kết để giải bài tập. Số câu 1 câu 1 câu 1 câu 2 câu 5 câu Số điểm 2 điểm 2 điểm 3 điểm 5 điểm 12 điểm Tỉ lệ % 10% 10% 15% 25% 60% Tổng 1 câu 2 điểm 10% 1 câu 2 điểm 10% 1 câu 3 điểm 15% 4 câu 13 điểm 65% 7 câu 20 điểm 100% TRƯỜNG THCS THÁI HÒA Đề chính thức ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN THI: Sinh học Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề). Thí sinh làm bài trực tiếp vào bản đề này Điểm: (Bằng số): . Điểm: ( Bằng chữ): . Họ tên (chữ ký của giám khảo số 1) ........ Họ tên (chữ ký của giám khảo số 2) Số phách (Do chủ tịch HĐ chấm thi ghi) Đề bài: Câu 1: (2 điểm) Trình bày hoạt động của NST trong nguyên phân? Câu 2: (2 điểm) Giải thích tại sao biến dị tổ hợp lại xuất hiện phong phú ở các loài sinh hữu tính? Câu 3: (3 điểm) Quan sát tiêu bản tế bào của một loài trên kính hiển vi thấy trong một tế bào đang phân chia bình thường có 23 NST kép đang xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Loài có cặp nhiễm sắc thể giới tính kí hiệu XX và XY. a/ Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài.? Viết kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của loài đó? Số nhóm gen liên kết của loài đó là bao nhiêu? b/ Tế bào trên đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân và ở kì nào? Giải thích? Câu 4: (5 điểm) Cho lúa thân cao, hạt tròn lai với lúa thân thấp, hạt dài. F1 thu được toàn lúa thân cao, hạt dài. Cho F1 giao phấn thu được F2: 717 cao, dài: 240 cao, tròn: 235 thấp, dài : 79 thấp, tròn. Biết rằng mỗi gen xác định một tính trạng. Tìm kiểu gen, kiểu hình của P để ngay F1 có sự phân tính về 2 tính trạng là 1:1:1:1. Câu 5: (3 điểm) Ở lúa, tính trạng thân cao (A),trội so với tính trạng thân thấp(a). Cho 3 cây thân cao tự thụ phấn, ở thế hệ lai thứ nhất thu được tỉ lệ kiểu hình chung là 110 thân cao : 10 thân thấp. a/ Xác định kiểu gen của các cây thân cao ở thế hệ xuất phát và viết sơ đồ lai kiểm chứng. b/ Khi cho 2 cây lúa F1 lai với nhau thì ở F2 thu được 11 thân cao : 10 thân thấp. Xác định kiểu gen và kiểu hình của F1 và F2. Câu 6 ( 3 điểm) Ở một loài có 10 tế bào sinh dục đực tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần. Cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 24180 NST đơn. a/ Xác định bộ NST lưỡng bội của loài? b/ Các tế bào con tiến hành giảm phân. Xác định số nhiễm sắc thể có trong các tế bào ở kì sau của giảm phân I và kì sau của giảm phân II. c/ Các tế bào con trên đều giảm phân tạo tinh trùng. Tinh trùng tham gia thụ tinh đạt hiệu suất 10%. Xác định số lượng tinh trùng được thụ tinh. d/ Các trứng tham gia thụ tinh với tinh trùng trên đều được sinh ra từ một tế bào mầm sinh dục. Xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng bằng 50%. Câu 7 (2 điểm) Cho Ruồi giấm thân xám cánh dài lai với ruồi giấm thân xám cánh dài, được F1 75% thân xám, cánh dài, 25% thân đen cánh cut. Phải chọn 2 ruồi có kiểu gen, kiểu hình như thế nào để F1 được 25% xám dài, 25% xám cụt, 25% đen dài, 25% đen cụt? (Hết) TRƯỜNG THCS THÁI HÒA HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016 -2017 MÔN THI: SINH HỌC 9 Thời gian : 150 phút ( Không kẻ thời gian giao đề) Câu Đáp án Điểm Câu 1 (2điểm) Trong nguyên phân NST có các hoạt động sau: 1. Hoạt động tự nhân đôi: vào kì trung gian mỗi NST tự nhân đôi thành 2 crômatit dính nhau ở tâm động tạo thành một NST kép. 0.5 2. Hoạt động đóng xoắn: - Vào kì đầu NST bắt đầu đóng xoắn, co ngắn và hiện rõ dần. - Vào kì giữa NST đóng xoắn, co ngắn tối đa, có hình dạng và kích thước đặc trưng. 0.25 0.25 3. Hoạt động xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc: Vào kì giữa 2n NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. 0.5 4. Hoạt động tháo xoắn: Vào kì cuối NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh. 0.5 Câu 2 (2điểm) Sự xuất hiện phong phú phú biến dị tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính được giải thích như sau: 1. Trong giảm phân tạo giao tử: Do sự phân li và tổ hợp của các NST đã dẫn đến tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. - Số loại giao tử tạo thành = 2n (n là số NST trong bộ đơn bội của loài) 0.5 0.5 2. Trong thụ tinh tạo thành hợp tử: Do sự kết hợp ngẫu nhiên các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo ra nhiều loại hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. - Số tổ hợp hợp tử = 2n x 2n = 4n * kết quả tạo ra nhiều kiểu gen và kiểu hình khác nhau => Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. 0.5 0.5 Câu 3: (3điểm) a) Xác định bộ NST 2n của loài: - Nhận thấy 23 NST kép ( là số lẻ), nên 23 NST là số NST của bộ đơn bội. vậy bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 23x2 = 46 - Viết kí kiệu bộ NST 2n của loài: 44A + XX hoặc 44A + XY - Số nhóm gen liên kết = n = 23 1 0.5 0.5 b) Xác định quá trình phân bào, kì phân bào: - Vì bộ NST trong tế bào là bộ đơn bội ở trạng thái kép (n = 23 NST kép) nên tế bào đang thực hiện quá trình giảm phân. - Vì n NST kép đang xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. nên tế bào đang ở kì giữa II. 0.5 0.5 Câu 4 (5điểm) 1. Xác định quy luật di truyền: * Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng ở F2: Cao : thấp = (717+240):(235+79) = 3:1 => Cao là trội so với thấp. Dài: tròn = (717+235):(240+79) = 3:1 => Dài là trội so với tròn Quy ước gen: A - cao ; a - thấp B- Dài ; b - tròn * Xét sự di truyền của đồng thời 2 cặp tính trạng: - Theo đầu bài F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9:3:3:1. - Xét tích (3:1)(3:1) = 9:3:3:1 tỉ lệ này trùng với tỉ lệ đầu bài ra. Vậy 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau di truyền phân li độc lập. 2. Xác định KG, KH của P để ngay F1 đã có sự phân li KH là 1:1:1:1. - Tỉ lệ 1:1:1:1 = (1:1)(1:1) => cả 2 cặp tính trạng F1 đếu phân li theo tỉ lệ 1:1. Tỉ lệ 1:1 là kết quả của phép lai phân tích 1 cặp tính trạng => P có KG và KH thuộc 1 trong 2 trường hợp sau: + Trường hợp 1: P: Cao - dài x Thấp - tròn AaBb aabb G: AB, Ab, aB, ab ab F1: 1 AaBb(Cao-dài): 1Aabb(Cao - tròn): 1aaBb(thấp-dài): 1aabb(thấp-tròn) (Nghiệm đúng kết quả tỉ lệ 1:1:1:1 ) + Trường hợp 2: P: Cao - tròn x Thấp - dài Aabb aaBb G: Ab, ab aB, ab F1: 1AaBb(cao-dài): 1Aabb(cao-tròn) 1aaBb(thấp-dài): 1aabb(thấp- tròn) (Nghiệm đúng kết quả tỉ lệ 1:1:1:1 ) 0.5 0.5 0.25 0.25 1 0.5 1 1 Câu 5 (3điểm) a) Trong phép lai 1 cặp tính trạng theo quy luật của Melden thế hệ lai chỉ cho tối đa 4 kiểu tổ hợp. 3 cây tự thụ phấn cho tối đa 12 tổ hợp. theo đâu bài F1 cho 110 cao : 10 thấp = 11 cao: 1thấp thực chất là (4 cao) + (4 cao) + (3 cao: 1 thấp) - F1 cho 4 cao (đồng tính cao) là kết quả tự thụ phấn của cây thứ nhất thân cao có kiểu gen AA - F1 cũng cho 4 cao (đồng tính) là kết quả tự thụ phấn của cây thứ 2 thân cao có kiểu gen AA - F1 cho 3 cao: 1 thấp là kết quả tự thụ phấn của cây thứ 3 có kiểu gen Aa * Sơ đồ lai: P: Cao x cao AA AA G: A A F1:100%AA(Cao) P: cao x Cao AA AA G: A A F1: 100%AA(cao) P: cao x cao Aa Aa G: A, a A, a F1: 1AA: 2Aa:1aa 75% cao: 25%thấp 3 cây tự thụ phấn F1: 275% cao: 25% thấp = 11cao: 1 thấp (Nghiệm đúng kết quả đầu bài ra) 1 0.25 0.25 0.25 0.75 b) F2 có tỉ lệ KH 1cao: 1thấp . đây là kết quả của phép lai phân tích 1 cặp tính trạng => 2 cây F1 : Aa(cao) x aa (Thấp) - Sơ đồ lai: F1: Aa(cao) x aa(thấp) G: A, a a F2: 1Aa(cao) : 1aa(thấp) 0.25 0.25 Câu 6 (3điểm) a) Xác định bộ NST lưỡng bội 2n của loài: Theo giả thiết ta có: 2n.10 (25 - 1) = 24 180 => 2n = 24 180 : 310 = 78 * Bộ NST lưỡng bội của loài : 2n = 78 0.5 b) Xác định số NST có trong các tế bào ở kì sau giảm phân I và kì sau giảm phân II: - Tổng số tế bào sinh dục đực tạo thành là: 10. 25 = 320 (tế bào) - Ở kì sau của giảm phân I, 320 tế bào có : 320.2n (NST kép) = 320.78 = 24 960 (NST kép) - Ở kì sau của giảm phân II, 320 tế bào có: 320.2. 2n (NST đơn) = 320.2. 78 = 49 920 (NST đơn) 0.5 0.25 0.25 c) Xác đinh lượng tinh trùng tham gia thụ tinh: - Tổng số tinh trùng được tạo thành: 320 x 4 = 1 280 (tinh trùng) - Số tinh trùng tham gia thụ tinh là: 1280 x 10% = 128 (tinh trùng) 0.25 0.25 d) Xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm (của con cái): - Số trứng thụ tinh = số tinh trùng thụ tinh = 128 (Trứng) - Số trứng được tạo thành = 128: 50% = 256 (trứng) - Số tế bào sinh trứng = Số trứng tạo thành = 256 (tế bào) Gọi số lần nguyên phân của tế bào mầm là k ta có: 2k = 256 => k = 8 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 7 (2 điểm) * Phép lai 1: Xám dài x xám dài. - Xét sự di truyền từng cặp tính trạng ở F1: + Cặp tính trạng màu cánh: Xám: Đen = 3: 1=> Xám > Đen + Cặp tính trạng chiều dài cánh: Dài: cụt = 3: 1 => Dài > cụt Quy ước gen: B - Xám, b - đen V - Dài, v - cụt - Xét chung cả 2 cặp tính trạng: Ta thấy: (3:1)(3:1) = 9:3:3:1 khác với tỉ lệ dầu bài ra là 3:1 => 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng (DTLK) * Phép lai 2: - Xét sự di truyền từng cặp tính trạng ở F1: + Cặp tính trạng màu cánh: Xám : đen = 1:1 => P : Bb x bb + Cặp tính trạng chiều dài cánh: Dài : cụt = 1:1 => P: Vv x vv - Xét chung cả 2 cặp tính trạng: để F1 có tỉ lệ 1:1:1:1 => P có kiểu gen, kiểu hình là: P: Bv/bv( Xám cụt) x bV/bv (đen dài) - Viết sơ đồ lai 0,5 0,5 0,5 0,5 Người làm đề Nguyễn Thị Hằng
Tài liệu đính kèm: