Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn 12 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn 12 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn 12 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
Số báo danh
.
........................
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2015 – 2016
Môn thi: NGỮ VĂN
Lớp 12 – THPT
Ngày thi: 10/3/2016
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 câu, gồm 01 trang)
Câu 1 (8.0 điểm):
Tôi là quan trọng nhất.
Câu 2 (12.0 điểm):
“Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý”. 
 (Chế Lan Viên) 
Từ đoạn trích “Việt Bắc” (Ngữ Văn 12) của Tố Hữu, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
-------- HẾT -------
- Thí sinh không sử dụng tài liệu.
 - Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2015 – 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
Lớp 12 – THPT
(Đáp án gồm có 04 trang)
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
Tôi là quan trọng nhất
8.0
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể
* Giải thích vấn đề:
1.0
- Tôi: là cá nhân mỗi con người trong xã hội
- Câu nói thể hiện ý thức về cái tôi cá nhân, giá trị bản thân, luôn đề cao và khẳng định chính mình một cách tự chủ và ở mức cao nhất.
0.5
0.5
* Bàn luận:
6.0
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:
+ Mỗi cá nhân là một con người duy nhất, một cuộc đời riêng, một cá tính riêng, không lặp lại với những giá trị không thể thay thế.
+ Ý thức về bản thân là động lực lớn giúp con người vượt qua mọi thử thách, khắc nghiệt của cuộc sống, luôn phấn đấu vươn lên tự khẳng định mình với những giá trị đích thực (về tài năng, nhân cách,) trước cuộc đời.
+ Phát triển ý thức cá nhân cũng là mục tiêu lớn nhất của giáo dục và sự phát triển nhân loại. Ý thức cá nhân là nền tảng giúp con người hiểu được ý nghĩa cuộc sống.
- Mở rộng vấn đề:
+ Ý thức về cái tôi gắn với thái độ, hành động, cư xử phù hợp, tránh sa vào sự ích kỉ, độc tôn, tự mãn hay khinh thường, chà đạp người khác.
+ Cần phải biết hài hòa giữa cái tôi và cái ta, cái riêng với cái chung; hi sinh cái tôi cho cái ta lớn lao cũng là cách đề cao ý nghĩa quan trọng của cái tôi.
+ Quan niệm “tôi là quan trọng nhất” mở ra cho mỗi người cuộc đời không giới hạn với khát vọng và nỗ lực không ngừng nghỉ. Nhưng đôi khi điều đó cũng trở thành áp lực nặng nề ngăn cản con người phát triển nếu không biết hài lòng với bản thân.
1.0
1.0
1.0
1.0
1.0
1.0
* Bài học nhận thức và hành động
1.0
- Ý thức đúng đắn về cái tôi, mối quan hệ giữa cái tôi và cái ta; biết hi sinh lợi ích của cái tôi cho cái ta khi cần thiết.
- Luôn nỗ lực, phấn đấu để khẳng định mình một cách tích cực nhất
0.5
0.5
2
Làm sáng tỏ ý kiến của Chế Lan Viên về thơ Tố Hữu:
12.0
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.
Yêu cầu cụ thể
* Giải thích ý kiến:
2.0
- “Thơ là đi giữa nhạc và ý”:
+ Nhạc tính trong thơ biểu hiện ở các yếu tố về vần, thanh, âm hưởng, nhịp điệu... và được khơi nguồn từ cảm xúc của nhà thơ; nhạc điệu của bài thơ chính là nhạc điệu của tâm hồn tác giả; tính nhạc làm nên sự hấp dẫn riêng biệt cho thơ. 
+ Ý là nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong bài thơ.
+ “Thơ đi giữa nhạc và ý” nghĩa là thơ vừa phải có tính nhạc để tạo sức hấp dẫn riêng làm đắm say lòng người, tránh được sự khô khan, nhưng đồng thời thơ cũng phải chứa đựng nội dung ý nghĩa nhất định để gửi gắm thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tránh nông cạn.
1.0
- “Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý”:
+ Thơ Tố Hữu có sự hài hòa giữa “nhạc” và “ý”; 
+ Chất nhạc làm cho thơ Tố Hữu ngọt ngào, tha thiết dễ đi vào lòng người; đồng thời thơ ông lay động hồn người bằng những ý thơ sâu sắc về những tình cảm lớn.
1.0
* Làm sáng tỏ ý kiến của Chế Lan Viên qua đoạn trích “Việt Bắc”:
8.0
- Bài thơ Việt Bắc “thức người bằng ý”:
+ Kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, hòa bình trở lại với miền Bắc, cán bộ cách mạng và Trung ương Đảng chia tay đồng bào, chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Sự kiện lịch sử ấy khơi nguồn cảm hứng cho Việt Bắc.
+ Việt Bắc là bản anh hùng ca tổng kết một giai đoạn lịch sử gian lao mà hào hùng của dân tộc với những mảng hoài niệm chân thực, rõ nét về con người và quê hương cách mạng:
~ Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc: thanh bình, thơ mộng nhưng cũng rất đỗi oai hùng trong những ngày kháng chiến.
~ Con người Việt Bắc sống gian lao mà nghĩa tình, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, kề vai sát cánh cùng Cách mạng.
+ Tái hiện kỷ niệm về Việt Bắc là để:
~ Bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng của cán bộ cách mạng với đồng bào và quê hương Việt Bắc. 
~ Đối thoại giữa “mình – ta” còn được xem là lời tự vấn của tác giả với lòng mình về nghĩa tình thủy chung đối với đất và người Việt Bắc.
~ Nhắn gửi bài học sâu sắc về đạo lý dân tộc: “uống nước nhớ nguồn”, “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”, quá khứ lịch sử luôn là một phần của hiện tại hôm nay.
- Bài thơ Việt Bắc “ru người trong nhạc”:
+ Chất nhạc của bài thơ được tạo nên từ nhịp điệu của cảm xúc, tâm trạng của thi nhân:
~ Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ. 
~ Kết cấu theo lối đối đáp, hô ứng kết hợp với cặp đại từ “mình-ta” thường gặp trong ca dao dân ca đã biến cuộc chia tay tập thể mang ý nghĩa lịch sử trở thành cuộc tình tự nồng nàn, tha thiết vừa ngân nga vừa sâu lắng giữa kẻ ở người đi.
+ Chất nhạc của bài thơ được tạo nên bởi những yếu tố hình thức:
~ Thể thơ lục bát truyền thống chuẩn trong cách gieo vần, phối thanh, gần gũi với ca dao dân ca tạo nên âm điệu ngọt ngào 
~ Nhịp thơ có sự thay đổi phù hợp với cảm xúc: chậm rãi, tha thiết, lắng sâu trong hoài niệm về thiên nhiên, con người; nhanh, mạnh, hối hả gấp gáp khi tái hiện những tháng ngày kháng chiến hào hùng và niềm vui chiến thắng -> Việt Bắc là một bản nhạc đa dạng về tiết tấu, có nhẹ nhàng sâu lắng, có cao trào hào sảng, hân hoan.
~ Nghệ thuật dùng từ láy, điệp từ ngữ, điệp cấu trúc cú pháp...
~ Nghệ thuật tiểu đối
0.5
2.5
2.0
1.5
1.5
* Đánh giá, nhận xét:
2.0
- Ý kiến của Chế Lan Viên không chỉ đánh giá đúng đắn, ghi nhận và tôn vinh tài năng thơ Tố Hữu mà còn có tư cách là một định nghĩa về thơ nói chung.
- Bài thơ Việt Bắc hài hòa giữa “nhạc” và “ý”, vì vậy một vấn đề lịch sử chính trị vốn khô khan, khó viết, qua ngòi bút Tố Hữu đã thành những vần thơ đến với người đọc bằng con đường của trái tim; thêm một lần nữa chứng tỏ: Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị
1.0
1.0
Lưu ý chung
1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
--- HẾT ---

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_tinh_nam_2016_co_HDC.doc