Luận văn Sự tha hóa của con người trong truyện ngắn của Nam Cao

doc 88 trang Người đăng haibmt Lượt xem 7247Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Sự tha hóa của con người trong truyện ngắn của Nam Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Sự tha hóa của con người trong truyện ngắn của Nam Cao
MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt khoa học
Trong trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945, ngoài những cây bút xuất sắc như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tốta không thể không nhắc đến Nam Cao- người đã có công rất lớn trong sự nghiệp hiện đại hóa văn học dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao trở thành một trong những đề tài thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Tìm hiểu về nhà văn và những đứa con tinh thần của ông, ta càng thêm yêu mến, nâng niu và quý trọng những gì nhà văn đã để lại cho đời.
Sáng tác của Nam Cao dù trước hay sau Cách mạng tháng Tám đều có những thành công nhất định. Và hầu hết mỗi tác phẩm của Nam Cao đều thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa hoàn cảnh xã hội với cuộc sống của con người. Truyện ngắn của Nam Cao trước 1945 thể hiện khá rõ đặc điểm này. Trong sáng tác của mình mà cụ thể là ở thể loại truyện ngắn, Nam Cao luôn dành những trang viết để nói về cuộc sống tủi nhục của con người trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Trong đó, nhà văn đặc biệt quan tâm đến sự bần cùng hóa, sự tha hóa của con người.
Hình ảnh con người tha hóa trong truyện ngắn Nam Cao không chỉ chứa đựng giá trị hiện thực sâu sắc mà còn ngời sáng giá trị nhân văn, nhân đạo cao cả. Chính điều này đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và tình cảm của người đọc. Từ đó có ý nghĩa rất lớn đối với thực tế cuộc sống hiện nay.
1.2. Về mặt thực tiễn
Trong chương trình ngữ văn ở trường phổ thông có một số tác phẩm của Nam Cao, trong đó có hình ảnh con người tha hóa.Vì vậy chọn đề tài nghiên cứu trên cho luận văn, chúng tôi sẽ có dịp tìm hiểu sâu hơn về Nam Cao cũng như sáng tác của ông trước 1945.
Hơn nữa, trong xã hội hiện nay xuất hiện và tồn tại không ít những con người bị tha hóa, biến chất ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước. Từ việc phân tích những con người cụ thể trong tác phẩm, chúng tôi sẽ liên hệ đến thực tế cuộc sống hiện nay để thấy rõ được điều đó.
Với những lý do và ý nghĩa nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Con người tha hóa trong truyện ngắn của Nam Cao trước 1945”. Thông qua đó có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu về một nhà văn mà mình yêu mến cũng như những tác phẩm của ông. Đồng thời góp một phần nhỏ bé vào tài liệu học tập và trang bị kiến thức cho bản thân phục vụ công tác giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề 
Từ những năm 60 trở lại đây, hiện tượng Nam Cao và những sáng tác của ông được các nhà nghiên cứu quan tâm một cách đặc biệt. Trong những công trình chúng tôi đã khảo sát, vấn đề “con người tha hóa” được các tác giả ít nhiều thể hiện qua bài viết của mình.
Nam Cao - Tác phẩm và lời bình của nhà xuất bản văn học, 2011, bên cạnh những truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao thì đây là cuốn sách tổng hợp những bài bình luận rất cụ tỉ, xác thực về những vấn đề xoay quanh tác phẩm của nhà văn. Trong đó có bài viết Qua truyện ngắn Chí Phèo bàn thêm cái nhìn về hiện thực của Nam Cao của tác giả Trần Tuấn Lộ, người viết đã trình bày khá rõ về Chí Phèo- người được coi là tên quỷ dữ của làng Vũ Đại (về nhân hình, nhân dạng và cả nhân tính). Tuy nhiên, điều người đọc quan tâm nhiều nhất về nhân vật này có lẽ là ở những nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh trong cuộc đời của Chí. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bi kịch trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, nguyên nhân trước mắt và nguyên nhân sâu xa...Và trong quá trình triển khai nội dung đề tài, chúng tôi sẽ chú ý khai thác, tìm hiểu và đưa ra những nhận định của bản thân về vấn đề này.
Nguyễn Đăng Mạnh là người có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nam Cao cũng như các nhà văn khác. Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn là cuốn sách phê bình văn học, cung cấp cho người đọc những tri thức bổ ích, thú vị, ý nghĩa về một số nhà văn tiêu biểu như: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân...Trong đó, có ba bài viết xuất sắc về Nam Cao đó là: Nhớ Nam Cao và những bài học của ông, Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn Nam Cao và Đọc lại truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao.
 Trong cuộc sống, chuyện miếng ăn là chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh, tầm thường, là vấn đề tế nhị, nhạy cảm. Nhưng không hề ngần ngại, Nam Cao đã đưa những chuyện đời thường nhiều khi vụn vặt như thế vào trong tác phẩm của mình một cách tự nhiên, phóng túng, sinh động và sâu sắc. Trước 1945, ngoài việc phải đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm, nhân dân ta còn phải đối diện với giặc đói, giặc dốt. Trong đó, nạn đói được xem là một vấn nạn, một rào cản lớn nhất vừa đè nén nhân dân ta, vừa cản trở sự phát triển của đất nước, vừa làm nảy sinh những tệ nạn xã hội.
 Đã có không ít nhà văn đề cập đến cái đói và miếng ăn trong tác phẩm của mình như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng...Nhưng phải nói rằng Nam Cao vẫn là cây bút viết về vấn đề này nhiều hơn cả và viết một cách sâu sắc, cay đắng va day dứt hơn cả. Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Miếng ăn là thử thách ghê gớm đã phân hóa các tính cách theo hai cực: hoặc mất cả nhân cách, nhân tính như những nhân vật trong “Một bữa no”, “Trẻ con không biết ăn thịt chó”, “Chí Phèo”, “Quên điều độ” hoặc trở thành những bậc chí thiện như lão Hạc. Cái đói và miếng ăn là cái gông nặng nề đã đè dúi dụi anh trí thức nghèo xuống sát mặt đất để biến tất cả những ước mơ, những triết lí của anh ta trở thành huênh hoang, vớ vẩn, giả dối và khôi hài...Nó là thứ thần định mệnh quái ác chi phối toàn bộ thế giới nhân vật của cuốn tiểu thuyết “Sống mòn”, đẩy tất cả vào tình trạng “Sống mòn” bi thảm, không lối thoát” [4, 180].
 Nói về vấn đề “ Con người tha hóa trong một số truyện ngắn của Nam Cao”, chúng tôi sẽ đề cập nhiều đến chuyện cái đói và miếng ăn. Đây chính là một trong những nguyên nhân đẩy con người vào con đường tha hóa, bần cùng hóa, lưu manh hóa...
 Thành công lớn nhất của một người nghệ sĩ là tạo ra những điều mới lạ , độc đáo.Vẫn viết về đề tài ấy nhưng mỗi người sẽ có một cách tiếp cận, một cách nhìn nhận và thể hiện khác nhau. Nam Cao nói về chuyện miếng cơm, chuyện sinh tồn, chuyện cái đói nhưng không chỉ đơn thuần là để làm cho con người hết đói, hết chật vật với miếng ăn mà qua đó nhà văn gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu xa có giá trị nhân văn, nhân bản sâu sắc. Nếu như ở tác phẩm của Ngô Tất Tố cũng như nhiều nhà văn cùng thời khác là tiếng kêu cứu đói thì ở tác phẩm của Nam Cao là tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm, nhân tính cho con người, những con người đang bị cái đói và miếng ăn làm cho “tiêu mòn đi, thiêu chột đi, hủy diệt đi”.
Có thể nói Nam Cao là một trong những nhà văn lớn của thế kỉ XX được nhiều người nghiên cứu nhất. Nam Cao xuất hiện trên văn đàn khi các trào lưu văn học đã định hình và phát triển, những cây bút tên tuổi đã được khẳng định và có chỗ đứng vững vàng. Còn Nam Cao bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn chương từ năm 1936, trong đó từ 1940 đến 1945 là thời gian ông viết nhiều nhất. Tuy nhiên, sự nghiệp sáng tác của Nam Cao được chú ý từ năm 1941 với lời tựa của Lê Văn Trương cho tập Đôi lứa xứng đôi do nhà xuất bản Đời mới ấn hành năm 1941 “Ông Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói, không tả theo cái lối người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với những cạnh sắc riêng của mình”. Ý kiến này cho thấy Nam Cao xuất hiện với một phong cách sáng tác mới, táo bạo và có sắc thái riêng. Năm 1952, tác phẩm của Nam Cao đã trở thành đối tượng của khoa văn học với bài Nam Cao của Nguyễn Đình Thi in trong Mấy vấn đề văn học - (NXB Văn nghệ - HN 1956). Và từ đó đến nay đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về Nam Cao. Tô Hoài đã có những bài viết rất sớm về Nam Cao như Chúng ta mất Nam Cao (1954), Người và tác phẩm Nam Cao (1956) hay Những kỉ niệm Nam Cao (1991) và khẳng định “Nam Cao không che giấu, không màu mè gì hết, nói toạc cái cuộc sống cùng đường tận lối và nhơ nhớp của nhứng người như anh”. Ông khẳng định tác phẩm của Nam Cao luôn thể hiện những trải nghiệm từ cuộc sống của tác giả.
Hà Minh Đức ngoài Tuyển tập Nam Cao, còn có nhiều chuyên luận về nghệ thuật sáng tạo tâm lý của Nam Cao “nhiều nhân vật trong Nam Cao đã bị cuộc đời làm biến chất. Cuộc sống của họ là những tiếng kêu cho tình trạng cấp cứu của xã hộiNhân vật của Nam Cao có ý thức chống lại mọi trạng thái tha hóa, làm sai lạc bản chất của mình, phải biết giữ lại nhân cách một nhân cách tốt nhất giữa cảnh sống tầm thường nhỏ nhặt”. Điều này thể hiện rỏ ở mỗi loại nhân vật của Nam Cao. Ấy là phút giây tỉnh táo trở về với lương tri và ý thức trách nhiệm, tự nhắc nhở và hành động để chống lại mọi sự biến chất, tha hóa.
Ngoài ra trong Khảo luận văn chương, có hai bài viết xuất sắc, vừa mang tầm khái quát cao, vừa cung cấp cho người đọc những kiến thức bổ ích liên quan đến đề tài, đó là : Dòng văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 và Nam Cao.
Nguyên Hồng s(1960), Đọc những truyện ngắn của Nam Cao trích sách Sức sống của ngòi bút, NXB Văn nghệ Hà Nội, 1936, ông phát hiện thêm những nét mới trong sáng tác của Nam Cao “Nam Cao để lại cho cuộc sống, chính là những hình ảnh sinh động của một số nông dân ngoi ngóp trong cảnh nghèo đói. Họ đã bị áp bức và bóc lột đến cùng kiệt và cũng bị phá họai đến cùng kiệt cả thể chất cũng như tinh thần dưới chế độ thống trị của bọn cường hào phong kiến”. Bên cạnh đó còn có các bài viết như: Nam Cao - con người và xã hội cũ (1964) của Lê Đình Kị, hay Nguyễn Văn Trung có bài Con người bị từ chối quyền làm người trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao (1965). Qua đó thể hiện tư tưởng tiến bộ của nhà văn là luôn đứng về phía những người nghèo khổ, đồng thời phản ánh hiện thực xã hội và biểu hiện những suy nghĩ, trăn trở trong tư tưởng Nam Cao. Tư tưởng nhân văn của Nam Cao được thể hiện qua tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo, “Người ta từ chối cho những Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo quyền làm người, quyền sống lương thiện như mọi người. Thái độ ngang tàng, bạo ngược của chúng chẳng qua là biểu lộ một tâm trạng tuyệt vọng. Tiếng chửi, tiếng kêu, cái chết vô lý của chúng là sự phản kháng của những con người bị từ chối không được làm người” .
Tác phẩm của Nam Cao không chỉ đặc sắc về giá trị nội dung tư tưởng mà còn ấn tượng cả về phương diện nghệ thuật. Nếu như nội dung là linh hồn thì nghệ thuật chính là thể xác chứa đựng, bao bọc, làm nên sự bền vững và sức sống lâu bền cho tác phẩm. Về phương diện này, Nam Cao đã đạt được những thành công nhất định. Trong Lý luận và phê bình văn học (Những vấn đề và quan niệm hiện đại) của Trần Đình Sử, Nhà xuất bản GD, 2008 có bài viết Lý thuyết đối thoại và mấy nét nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Người đọc sẽ nhận ra một điều rằng Nam Cao không chỉ thông minh, sắc sảo, tinh tế về năng lực văn chương mà ông còn là người có tài trong việc vân dụng các phương tiện nghệ thuật, đặc biệt là lý thuyết đối thoại và nghệ thuật tự sự. Không những thế, Nam Cao còn có tài trong việc diễn tả tâm lí nhân vật, trong việc sử dụng ngôn từ, trong giọng điệu của nhân vật, của người kể chuyện...Điều này được thể hiện trong “Nam Cao-tác phẩm và lời bình”, trong Lý luận và phê bình văn học, trong Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn...
Một tác phẩm văn học hay và có ý nghĩa, ngoài việc cung cấp cho người đọc những tri thức văn chương , những bước đi của lịch sử thì còn phải thấm đượm giá trị nhân đạo. Đây là nội dung không thể thiếu của một tác phẩm văn học, đặc biệt là những tác phẩm trong trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945. Tác phẩm của Nam Cao có sức tác động rất mạnh mẽ đến suy nghĩ và tình cảm của người đọc một phần nhờ tiếng nói đồng cảm, xót thương của nhà văn đối với số phận của người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ...Đó là một phần của chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo. Nói về chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam, giáo sư Lê Trí Viễn viết: “Trong từng hình thái xã hội, bất cứ cái gì tôn trọng, tin tưởng, ca ngợi, đề cao, thương yêu, bảo vệ, phát huy, phát triển con người, cái đó là nhân đạo còn ngược lại là vô nhân đạo”. Nam Cao “dẫn” nhân vật mình vào con đường tha hóa, lưu manh hóa, ngoài việc cho thấy vẽ nên bức tranh hiện thực lúc bấy giờ, ông còn nêu cao giá trị nhân đạo cao đẹp.
Qua lịch sử nghiên cứu các vấn đề nêu trên, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu đã có những đóng góp đáng kể trong việc khảo sát, tìm hiểu, đánh giá về Nam Cao cũng như sáng tác của ông trong suốt mấy thập niên qua. Mỗi bài viết, mỗi công trình là một thành quả to lớn của người viết cung cấp cho người đọc những kiến thức bổ ích về Nam Cao và sáng tác của ông, phục vụ đắc lực cho quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu văn học. Đồng thời giúp người đọc có cơ hội nghiền ngẫm, chắt lọc những kiến thức trọng tâm, cơ bản và phát hiện những điều độc đáo, mới lạ. Từ đó làm hành trang trên con đường học hỏi, tiếp nhận tri thức văn chương.
Đề tài “Con người tha hóa trong truyện ngắn của Nam Cao trước 1945” sẽ kế thừa và phát huy những bài viết hay, những phát hiện mới mẻ chủ yếu là về con người mà cụ thể là những con người trên con đường bần cùng hóa, tha hóa, lưu manh hóa...và những nguyên nhân dẫn họ đến con đường ấy.
Trong quá trình khai triển nội dung, chúng tôi sẽ cố gắng tìm tòi, nghiên cứu thêm để đưa ra những kết luận, những luận giải, những nhận xét phù hợp và sáng tạo.
3. Mục đích, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hướng đến những mục tiêu cơ bản sau:
Tìm hiểu trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 ở Việt Nam, từ đó có cơ sở nghiên cứu về nhà văn Nam Cao và những tác phẩm của ông trước 1945.
Nghiên cứu hình ảnh “con người tha hóa trong truyện ngắn Nam Cao trước 1945”, từ phương diện nội dung và nghệ thuật và rút ra những nguyên nhân, hậu quả khi con người sa chân vào con đường tha hóa.
Hệ thống những kiểu nhân vật tha hóa trong truyện ngắn Nam Cao trước 1945, làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy sau này.
Xin lưu ý thêm, cụm từ “Con người tha hóa” mà chúng tôi đang nói đến không chỉ được nhìn nhận một chiều như thực tế sử dụng hàng ngày mà phải đặt nó vào trong tác phẩm văn học, trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ để có thể đánh giá và xem xét một cách toàn diện, trọn vẹn ý nghĩa mà chúng tôi muốn nói đến thông qua khóa luận này.
 3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài mà chúng tôi lựa chọn có phạm vi khá rộng. Tuy nhiên chúng tôi chỉ xin tìm hiểu, nghiên cứu một số truyện ngắn của Nam Cao trước 1945. Trong đó chúng tôi đặc biệt chú ý đến những tác phẩm có hình ảnh con người tha hóa, chủ yếu trong Nam Cao tập 1 và Nam Cao tập 2 - Hà Minh Đức sưu tầm và giới thiệu - NXB Văn học 2000.
 Tìm hiểu vị trí của Nam Cao trong trào lưu văn học hiện thực phê phán với các nhà văn cùng thời như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng,...Đối sánh tác phẩm của Nam Cao với tác phẩm của các nhà văn khác để làm nổi rõ phong cách nghệ thuật của Nam Cao cũng như những điểm hạn chế trong sáng tác của ông. Và sẽ có những tác phẩm do chứa đựng nhiều những giá trị về nội dung và nghệ thuật nên sẽ được lặp lại nhiều lần khi cần thiết.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng:
Phương pháp phân loại: 
Trong quá trình triển khai khóa luận, phương pháp phân loại được chúng tôi sử dụng trong việc phân loại những kiểu nhân vật tha hóa ( về kiểu nhân vật, về ngoại hình, về phẩm chất đạo đức,), những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tha hóa của con người, 
Phương pháp so sánh:
Các tác phẩm được tập trung nghiên cứu trong khóa luận ít nhiều có những điểm gặp nhau nhưng giữa chúng vẫn có những sự khác nhau cơ bản. Như vậy, trong quá trình triển khai, chúng tôi sẽ so sánh một số tác phẩm của Nam Cao.
Để thấy được nét riêng làm nên chỗ đứng của truyện ngắn Nam Cao trong lòng bạn đọc, chúng tôi sẽ so sánh tác phẩm của ông với các nhà văn khác: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng...
Phương pháp phân tích, chứng minh
Đây là phương pháp sử dụng tương đối nhiều trong luận văn, phân tích, chứng minh để làm sáng rõ những khía cạnh của con người tha hóa trong truyện ngắn Nam Cao.
Phương pháp diễn dịch, quy nạp
Phương pháp mở rộng: liên hệ thực tế,
Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể mà chúng tôi sử dụng những phương pháp hổ trợ phù hợp khác.
4. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: “Con người tha hóa” trong truyện ngắn Nam Cao trước 1945 - một cái nhìn khái quát.
Chương 2: “Con người tha hóa” trong truyện ngắn Nam Cao trước 1945- nhìn từ phương diện nội dung.
 Chương 3: “Con người tha hóa” trong truyện ngắn Nam Cao trước 1945- nhìn từ phương diện nghệ thuật.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: “CON NGƯỜI THA HÓA” 
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRƯỚC 1945- MỘT CÁI NHÌN KHÁI QUÁT
1.1. Những tiền đề chung
1.1.1. Về kinh tế, chính trị
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Từ đây, nhân dân ta sống trong bầu không khí u tối, nặng nề dưới sự cai trị của thực dân Pháp và bọn địa chủ, cường hào.
Mười lăm năm trước Cách mạng tháng Tám 1945 là khoảng thời gian thực dân Pháp tăng cường chính sách đàn áp về chính trị, bóc lột về kinh tế.
 Tuy là một thuộc địa của chủ nghĩa tư bản, nhưng ở nông thôn cơ cấu xã hội không có nhiều biến động. Thực dân pháp vẫn duy trì bộ máy phong kiến ở làng xã và tầng lớp địa chủ cường hào làm công cụ cai trị. Những cuộc khủng hoảng và tàn sát các phong trào cách mạng như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nam kỳ khởi nghĩa, Ba Tơ,đã tạo nên một không khí chính trị nặng nề. Không thể ảo tưởng và hy vọng gì ở những kẻ tự xem mình là “khai hóa”. Sự nghiệp thực dân thực chất không phải là hành động khai hóa, một ý chí khai hóa mà là một hành động bạo lực có vụ lợi.
Về kinh tế, không còn chỉ là sự bóc lột mà thực sự là chiếm đoạt, chiếm đoạt đồn điền, hầm mỏ, tài nguyên, chiếm đoạt sức người, sức của. Bức tranh xã hội ảm đạm, không khí xã hội nặng nề, chất chứa nhiều bi kịch, nhiều nghịch cảnh và tệ nạn xã hội.
Ở nông thôn, người nông dân chịu nhiều áp bức và sưu thuế nạng nề, bị đẩy đến bước đường cùng, để rồi liều lĩnh, biến chất. Một bộ phận bị phá sản phải bỏ làng ra thành thị kiếm sống hoặc đi làm phu mỏ, phu đồn điền, trở thành nạn nhân của “cơm thầy cơm cô” và giang hồ đĩ bợm. Thảm trạng này đặc biệt nghiêm trọng vào những năm khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và trong thời kì đại chiến thế giới thứ hai (1939-1945).
Thành phố cũng rơi vào cảnh tù túng, bế tắc. Tệ nạn xã hội tràn lan, kẻ giàu có chơi bời trụy lạc và quay cuồng trong cơn lốc về dục vọng,

Tài liệu đính kèm:

  • docLuan_van_su_tha_hoa_cua_con_nguoi_trong_truyen_ngan_cua_Nam_Cao.doc