Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2009-2010 - Sở GD & ĐT Cà Mau

doc 1 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 633Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2009-2010 - Sở GD & ĐT Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2009-2010 - Sở GD & ĐT Cà Mau
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 9 THCS
	CÀ MAU	NĂM HỌC 2009-2010
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Môn thi: Sinh học
	Ngày thi: 04 – 04 – 2010
	Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,5 điểm). 
Kĩ thuật di truyền (gen) là gì? Cho biết những khâu chủ yếu của kĩ thuật di truyền? Tế bào nhận được dùng phổ biến hiện nay trong kĩ thuật di truyền là tế bào nào? Vì sao?
Câu 2 (3,0 điểm). 
a- Thế nào là đột biến số lượng nhiễm sắc thể? Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng nhiễm sắc thể của bộ nhiễm sắc thể là (2n + 1) và (2n -1).
b- Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa?
c- Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? Có ưu, nhược điểm gì so với chọn lọc hàng loạt và thích hợp với đối tượng nào?
Câu 3 (3,0 điểm).
a- Cho biết những dấu hiệu điển hình của một quần xã. Sự phân tầng trong quần xã có ý nghĩa gì?
b- Thế nào là cân bằng sinh học và hiện tượng khống chế sinh học? Ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học.
c- Vùng đệm là gì? Đặc điểm của vùng đệm.
Câu 4 (1,5 điểm).
 Một tế bào sau một số đợt sinh sản liên tục đã tạo ra 256 tế bào con. Trong quá trình sinh sản này môi trường đã phải cung cấp 1530 nhiễm sắc thể đơn chưa tự nhân đôi.
 Xác định số nhiễm sắc thể 2n của loài.
Câu 5 (3,5 điểm).
 Gen D có chiều dài 3060 Ăngstron. Một phân tử mARN do gen D sao mã có U = 15% tổng số ribônuclêôtit của mARN và có A = 2/3 U.
a- Gen D nặng bao nhiêu đơn vị cacbon và có bao nhiêu chu kì xoắn?
b- Số lượng từng loại nuclêôtit của gen D là bao nhiêu.
c- Khi gen D tự nhân đôi 3 lần liên tiếp, tính số lượng từng loại nuclêôtit trong các gen con mà hai mạch đơn đều được cấu tạo hoàn toàn bởi các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào.
d- Gen D bị đột biến thành gen d, số liên kết hiđrô của gen d lớn hơn so với gen D là 1. Xác định dạng đột biến và giải thích. (Biết đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nuclêôtit).
Câu 6 (4,0 điểm). 
 Ở một loài biết: tính trạng thân cao (qui định bởi gen A), hạt dài (qui định bởi gen B) trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (qui định bởi gen a), hạt tròn (qui định bởi gen b).
a- Người ta cho lai cây thuần chủng thân cao, hạt dài với cây thân thấp, hạt tròn được cây F1. Cây F1 đem lai phân tích thu được kết quả ở thế hệ sau (FB) như sau:
 - Trường hợp 1: FB phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
 - Trường hợp 2: FB phân li theo tỉ lệ 1 : 1.
 Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên.
b- Từ kết quả của hai trường hợp trên, em rút ra những nhận xét gì?
Câu 7 (2,5 điểm). 
a- Bệnh máu khó đông do gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Đàn ông có gen a trên nhiễm sắc thể X là mắc bệnh. Đàn bà chỉ biểu hiện bệnh khi đồng hợp tử về gen a. Hỏi bố mắc bệnh, mẹ không mắc bệnh thì con (cả trai lẫn gái ) có ai biểu hiện bệnh không?
b- Một trường hợp rất hiếm xảy ra là một người con trai bị bệnh Đao nhưng lại dư 1 nhiễm sắc thể giới tính X. Các đột biến này được gọi là thể gì? Tế bào của người này có bao nhiêu nhiễm sắc thể? (Giả thiết không xảy ra đột biến gen trên nhiễm sắc thể).
---------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_ho.doc