SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ Số báo danh . ........................ ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học: 2012 – 2013 Môn thi: Địa lí Lớp 12 – THPT Ngày thi: 15/03/2013 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm có 01 trang, gồm 03 câu Câu I (6,0 điểm): 1. Thiên nhiên Việt Nam có sự phân hoá đa dạng. Em hãy: a. Trình bày sự khác nhau của thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc. b. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về thiên nhiên của hai vùng núi trên. 2. Dân cư là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Em hãy: a. Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí. b. Vì sao nước ta rất chú trọng phát triển kinh tế – xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số? Câu II (8,0 điểm): 1. Công nghiệp năng lượng là ngành có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Em hãy: a. Trình bày tình hình phát triển và phân bố của công nghiệp điện lực. b. Tại sao công nghiệp dầu khí là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? 2. Việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy thế mạnh đất nước và thực hiện công nghiệp hoá nông thôn. Em hãy: a. Trình bày ý nghĩa của việc hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta. b. So sánh hướng chuyên môn hoá trong sản xuất cây công nghiệp giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Giải thích nguyên nhân của hướng chuyên môn hoá trong sản xuất cây công nghiệp của hai vùng đó. Câu III (6,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: Tỉ đồng) Năm Khu vực 1995 2000 2005 2007 2010 Tổng số 228892 441646 839211 1143715 1980914 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 62219 108356 175984 232586 407647 Công nghiệp và xây dựng 65820 162220 348518 480151 824904 Dịch vụ 100853 171070 314708 430979 748363 (Nguồn: Niên giám thống kê 2007 và 2012) Qua bảng số liệu trên, em hãy: 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta từ 1995 – 2010. 2. Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta từ 1995 – 2010. Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục từ 2008 đến nay. ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GD&ĐT THANH HOÁ HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học 2012 – 2013 Môn thi: Địa lí Lớp 12 – THPT Ngày thi: 15/03/2013 Hướng dẫn chấm gồm có 05 trang CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM I 6,0 điểm 1 Thiên nhiên Việt Nam có sự phân hoá đa dạng. 2,0 a. Sự khác nhau về thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc: - Vùng núi Đông Bắc: + Thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. + Có mùa đông lạnh đến sớm, kết thúc muộn, có 2 – 3 tháng nhiệt độ dưới 180C. - Vùng núi Tây Bắc: + Vùng núi thấp phía Nam có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa. + Vùng núi cao có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới. b. Nguyên nhân: - Vùng núi Đông Bắc: + Chủ yếu là đồi núi thấp, trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc. + Địa hình gồm các cánh cung mở ra phía Bắc và Đông Bắc à gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào vùng. - Vùng núi Tây Bắc: + Dãy Hoàng Liên Sơn có hướng Tây Bắc – Đông Nam giảm bớt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào vùng. + Địa hình núi cao (trên 2600m) tạo nên sự phân hoá của thiên nhiên. (Thí sinh có thể trả lời theo cách khác như tách ra các thành phần tự nhiên khác nhau, nếu đúng và đầy đủ vẫn cho điểm tối đa). 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Dân cư là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội: 4,0 a. Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí: - Mật độ dân số trung bình nước ta năm 2006 là 254 người/km2. - Giữa đồng bằng với trung du, miền núi: dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở đồng bằng (đồng bằng chiếm 1/4 diện tích nhưng chiếm tới 75% dân số cả nước). - Giữa các vùng kinh tế: Thí sinh so sánh mật độ giữa các cặp vùng kinh tế với nhau, có số liệu chứng minh (chỉ cần 01 cặp vùng). Ví dụ: Đồng bằng Sông Hồng (1225 người/km2) với Tây Nguyên (89 người/km2) chênh lệch 13,76 lần; Đồng bằng Sông Hồng (1225 người/km2) với Tây Bắc (69 người/km2) chênh lệch 17,75 lần - Trong nội bộ một vùng kinh tế: Giữa Đông Bắc và Tây Bắc (Đông Bắc 148 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2, chênh lệch 2,14 lần). - Giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam: Đồng bằng Sông Hồng (1225 người/km2) và Đồng bằng sông Cửu Long (429 người/km2) chênh lệch 2,86 lần. - Giữa thành thị và nông thôn: Dân số nước ta tập trung chủ yếu ở nông thôn, tuy nhiên tỉ lệ đang giảm xuống. Năm 2005, nông thôn chiếm 73,1%, thành thị 26,9% dân số cả nước. - Dân cư phân bố chưa hợp lí trong mối quan hệ so sánh với nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện phát triển kinh tế của mỗi lãnh thổ. (Thí sinh có thể sử dụng số liệu mới hơn, nhưng phải chỉ rõ thời gian và nguồn của số liệu). 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 b. Nước ta rất chú trọng phát triển kinh tế – xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vì: - Phần lớn các dân tộc ít người sống ở trung du, miền núi – nơi có đường biên giới chung với các nước láng giềng. - Trung du, miền núi là nơi tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng cơ sở hạ tầng còn hạn chế, thiếu lao động. - Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm xoá đói, giảm nghèo, thực hiện bình đẳng dân tộc, giữ vững an ninh quốc phòng. - Phát triển kinh tế - xã hội trung du, miền núi làm giảm chênh lệch về trình độ phát triển với đồng bằng. (Thí sinh có cách trả lời khác nếu đúng và đầy đủ vẫn cho điểm tối đa). 0,25 0,25 0,25 0,25 II 8,0 điểm 1 Công nghiệp năng lượng 4,0 a. Tình hình phát triển và phân bố của công nghiệp điện lực: - Tình hình phát triển: + Công nghiệp điện lực ở nước ta có từ rất sớm nhưng thực sự phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XX đến nay. + Sản lượng điện tăng nhanh: từ 5,2 tỉ kwh (1985) lên 52,1 tỉ kwh (2005). + Cơ cấu sản lượng điện thay đổi: trước kia thuỷ điện chiếm 70%, đến 2005 nhiệt điện lại chiếm 70% (nhiệt điện than, dầu, khí). + Phát triển mạng lưới tải điện: đáng chú ý là đường dây cao áp 500 kv dài 1488 km từ Hoà Bình đến Phú Lâm (thành phố Hồ Chí Minh) - Phân bố: + Các nhà máy thuỷ điện: Thí sinh kể tên ít nhất 03 nhà máy. + Các nhà máy nhiệt điện than: Thí sinh kể tên ít nhất 03 nhà máy. + Các nhà máy điện tuabin khí: Phú Mĩ, Bà Rịa, Cà Mau. + Các nhà máy nhiệt điện điêzen: Hiệp Phước, Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh). 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b. Công nghiệp dầu khí là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, vì: - Công nghiệp dầu khí là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. - Công nghiệp dầu khí là ngành có thế mạnh lâu dài: tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí đốt (dẫn chứng); nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng về dầu khí và các sản phẩm từ dầu khí ngày càng lớn. - Công nghiệp dầu khí là ngành mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao: nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn; góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng GDP; tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của nhiều ngành kinh tế mới - Sự phát triển của công nghiệp dầu khí có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác: thúc đẩy nhiều ngành kinh tế phát triển như giao thông vận tải, ngoại thương, điện, phân bón, lọc hoá dầu 0,5 0,5 0,5 0,5 2 Việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy thế mạnh đất nước và thực hiện công nghiệp hoá nông thôn 4,0 a. Ý nghĩa của việc hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta: - Góp phần khai thác tốt hơn điều kiện sinh thái nông nghiệp và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau giữa các vùng. - Tạo ra vùng nguyên liệu tập trung, ổn định để phát triển các ngành công nghiệp chế biến. - Nâng cao hiệu quả kinh tế và giải quyết việc làm. - Ý nghĩa khác (Đây là câu hỏi mở, tuỳ vào cách trả lời của thí sinh để chấm điểm. Tuy nhiên, cần tập trung bám sát vào các gợi ý trên). 0,25 0,25 0,25 0,25 b. So sánh hướng chuyên môn hoá trong sản xuất cây công nghiệp giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Giải thích nguyên nhân của hướng chuyên môn hoá trong sản xuất cây công nghiệp của hai vùng đó. * So sánh: - Giống nhau: Cả hai vùng đều có hướng chuyên môn hoá chính là chuyên canh cây công nghiệp lâu năm. - Khác nhau: + Trung du và miền núi Bắc Bộ: cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. + Tây Nguyên: cây công nghiệp nhiệt đới. * Giải thích: - Trung du và miền núi Bắc Bộ: + Địa hình: Núi, cao nguyên, đồi thấp. + Đất đai: đất feralit đỏ vàng, phù sa cổ. + Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi (nên vào mùa đông khí hậu của vùng mang tính cận nhiệt đới, ôn đới trên núi). - Tây Nguyên: + Địa hình: Các cao nguyên rộng lớn ở các độ cao khác nhau. + Đất đai: quan trọng nhất là đất badan với tầng phong hoá sâu tập trung thành vùng rộng. + Khí hậu: mang tính cận xích đạo gió mùa phân hoá thành hai mùa mưa, khô rõ rệt; nền nhiệt cao quanh năm. (Thí sinh có cách trả lời khác nếu đúng và đầy đủ vẫn cho điểm tối đa). 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 III 6,0 điểm 1 Vẽ biểu đồ 3,0 a. Xử lí số liệu: CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: %) Năm Khu vực 1995 2000 2005 2007 2010 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 27,2 24,5 21,0 20,3 20,6 Công nghiệp và xây dựng 28,8 36,7 41,5 42,0 41,6 Dịch vụ 44,0 38,8 37,5 37,7 37,8 b. Vẽ biểu đồ: - Yêu cầu: + Vẽ biểu đồ miền. + Đảm bảo chính xác, khoa học, thẩm mỹ. + Có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu đúng cho mỗi miền. + Trục tung: chia tối đa đến 100%, không có mũi tên, ghi đơn vị % phía trên bên trái trục tung. + Trục hoành: chia năm chính xác, có mũi tên và chữ “năm” ở cuối trục. - Trừ điểm: + Vẽ biểu đồ khác: không tính điểm. + Các tiêu chí trên, mỗi tiêu chí không đạt hoặc sai trừ 0,25 điểm/tiêu chí. 0,5 2,5 2 Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta từ 1995 – 2010 3,0 a. Nhận xét: - Tình hình phát triển: + GDP nước ta từ 1995 – 2010 tăng (số liệu chứng minh, 8,7 lần). + Trong các khu vực thì khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất (12,5 lần), các khu vực còn lại tăng chậm (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,6 lần; dịch vụ tăng 7,4 lần). - Sự thay đổi cơ cấu: + Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng (dẫn chứng). + Tỉ trọng các khu vực còn lại giảm (dẫn chứng). b. Giải thích: Tình hình phát triển và sự thay đổi cơ cấu GDP nước ta chịu ảnh hưởng của: - Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Sự thành công của công cuộc Đổi mới. (Thí sinh có cách trả lời khác, nếu đúng và đẩy đủ vẫn cho điểm tối đa. Có thể thưởng 0,5 điểm cho thí sinh phân tích mối quan hệ giữa phát triển GDP và thay đổi cơ cấu GDP từ 1995 – 2010, nhưng điểm của câu không vượt quá 3,0 điểm). 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Ghi chú: - Tổng điểm: Câu I (6,0 điểm) + Câu II (8,0 điểm) + Câu III (6,0 điểm) = 20 điểm. - Điểm sau khi chấm không được làm tròn.
Tài liệu đính kèm: