Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử lớp 9 - Bài số 2 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tĩnh Gia

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 642Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử lớp 9 - Bài số 2 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tĩnh Gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử lớp 9 - Bài số 2 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tĩnh Gia
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG CẤP TỈNH 
 TĨNH GIA Năm học 2016 - 2017
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Lịch sử 9 – Bài số 2
 Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3 điểm): Hãy hoàn thành bảng niên biểu các sự kiện lịch sử Việt Nam theo các mốc thời gian cho dưới đây:
TT
Thời gian
Sự kiện
1
18/6/1919
2
12/1924
3
6/1925
4
8/1925
5
3/1929
6
17/6/1929
7
8/1929
8
9/1929
9
3-7/2/1930
10
12/9/1930
11
3/1938
12
1/5/1938
Câu 2 (5 điểm):
 	Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy chứng minh rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX.
Câu 3 (5 điểm):
So với thời kì cách mạng 1930-1931, thời kì 1936-1939 có những điểm khác nhau như thế nào về chủ trương chỉ đạo chiến lược, sách lược, hình thức đấu tranh, hình thức tập hợp và lực lượng tham gia? Vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 4 (5 điểm):
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:
 a. Cu Ba được mệnh danh là “Hòn đảo anh hùng”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên? 
 b. Nêu một số hiểu biết của em về mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba?
Câu 5 (2 điểm):
 	Em hãy trình bày quá trình thành lập Tỉnh đảng bộ Thanh Hóa? Ý nghĩa?
Họ tên học sinh: .....................................................................................; Số báo danh: ..........................
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2016- 2017
Môn: Lịch sử 9- Bài số 2
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
3,0 đ
TT
Thời gian
Sự kiện
1
18/6/1919
NAQ gửi bản yêu sách của nhân đân An Nam lên hội nghị Véc- xai
2
12/1924
NAQ từ Liên Xô về Quảng Châu –Trung Quốc
3
6/1925
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập
4
8/1925
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son - Sài Gòn
5
3/1929
Thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam
6
17/6/1929
Thành lập Đông Dương cộng sản đảng
7
8/1929
Thành lập An Nam cộng sản đảng
8
9/1929
Thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn
9
3-/2/1930
Hội nghị thành lập đảng Cộng sản Việt Nam
10
12/9/1930
Pháp ném bom vào cuộc biểu tình của nhân dân Hưng Nguyên- Nghệ An
11
3/1938
Mặt trận dân chủ Đông Dương thành lập
12
1/5/1938
Mít tinh của 2 vạn người tại quảng trường Đấu Xảo - Hà Nội
Mỗi nội dung đúng cho 0.25 điểm
Câu 2
5,0 đ
Bối cảnh xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản: dân tộc và giai cấp
- Khủng hoảng đường lối và lãnh đạo
- Biến chuyển kinh tế và xã hội tạo cơ sở cho phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển. 
Kết quả tất yếu và sản phẩm của sự kết hợp: 
 - Sự phát triển của phong trào yêu nước ...; Phong trào yêu nước đòi hỏi có đường lối mới và lãnh đạo mới. 
- Sự phát triển của phong trào công nhân ...; Đặc điểm của giai cấp công nhân VN 
- Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào VN Vai trò của Hội VN cách mạng thanh niên : Thúc đẩy quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào VN, đào tạo cán bộ
- Sự kết hợp 3 nhân tố ở Nguyễn Ái Quốc : Từ người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc trở thành người công nhân rồi trở thành người cộng sản năm 1920.
- Sự kết hợp 3 nhân tố thể hiện ở sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản
- Yêu cầu sớm hình thành một tổ chức cộng sản duy nhất : Sự chia rẽ làm suy yếu phong trào ; Hội nghị hợp nhất : Đầu 1930 tại Hương Cảng ; Chính cương, Sách lược vắn tắt
- Đảng ra đời là tất yếu : Đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử ; Chấm dứt khủng hoảng đường lối và lãnh đạo, bước ngoặt lịch sử, cách mạng VN là bộ phận của cách mạng thế giới.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 3
5.0 đ
1. Chiến lược, sách lược(1,0 điểm)
* Thời kì 1930 – 1931 chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế, Pháp đàn áp khủng bố khốc liệt nên nhân dân càng hiểu rõ: có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết.
- Phong trào cách mạng lớn mạnh, Đảng Cộng sản đã kịp thời lãnh đạo phong trào với khẩu hiệu “Đánh đổ đế quốc Pháp!”, “Người cày có ruộng”
* Thời kì 1936 – 1939, tình hình quốc tế và trong nước thay đổi nên Đảng đã chỉ đạo kẻ thù chủ yếu trước mắt là bọn Pháp phản động ở thuộc địa.
- Như vậy, so với thời kì 1930 – 1931, mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương chưa phải là “Đông Dương hoàn toàn độc lập” mà chỉ dừng ở “Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.
2. Hình thức đấu tranh (1,0 điểm)
* Thời kỳ 1930 -1931.
- Đấu tranh diễn ra quyết liệt, quần chúng vũ trang tự vệ, biểu tình thị uy vũ trang, khởi nghĩa vũ trang, tiến công vào cơ quan chính quyền ở địa phương.
-	Giai cấp công nhân và nông dân đã lật đổ nền thống trị của đế quốc và phong kiến, thành lập chính quyền Xô Viết để xây dựng cuộc sống mới.
* Thời kì 1936 -1939.
- Hình thức đấu tranh khác với thời kì 1930 – 1931.
- Những khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai được triệt để lợi dụng để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức, giáo dục và mở rộng phong trào đấu tranh của quần chúng.
3. Hình thức tập hợp lực lượng(1,0 điểm)
* 1930 – 1931: lập Hội Phản đế Đồng minh (18/11/1930), bước đầu thực hiện liên minh công nông (chủ yếu ở Nghệ Tĩnh).
* 1936 – 1939: thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ, tiến bộ.
4. Lực lượng tham gia(1,0 điểm)
* 1930 – 1931: chủ yếu là công nông, diễn ra ở nông thôn hoặc nhà máy.
* 1936 – 1939: không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị, lực lượng tham gia đông đảo, diễn ra chủ yếu ở thành thị.
5. Phân tích vì sao có sự khác nhau(1,0 điểm)
- Vì hoàn cảnh thế giới, trong nước mỗi thời kỳ khác nhau nên Đảng phải đề ra những chủ trương khác nhau
- Thể hiện Đảng rất sáng suốt trong việc chỉ đạo chiến lược, sách lược từng thời kì lịch sử khác nhau.
- Những chủ trương trong thời kỳ 1936 – 1939 rất kịp thời và phù hợp tình hình nên đã tạo được một phong trào đấu tranh sôi nổi.
- Những sự đổi mới đó chứng tỏ Đảng đã trưởng thành và có đủ khả năng đưa cách mạng tiến lên khôn ngừng.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 4
5.0 đ
a. Cu Ba hòn đảo anh hùng 
* Cu Ba anh hùng trong chiến đấu
- Tháng 3-1952 được sự hỗ trợ của Mỹ, Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba. Dưới chế độ độc tài, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Cu Ba với chế độ độc tài Ba-ti-xta trở nên gay gắt
 - Ngày 26-7-1953, 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy của Phi-đen Ca-xtơ-rô tấn công pháo đài Môn-ca-đa. Mặc dù cuộc tấn công không thành, nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã mở đầu một giai đoạn mới của cách mạng Cu Ba – giai đoạn đấu tranh vũ trang
- Bị chính quyền Ba ti xta trục xuất, năm 1955, Phi-đen Ca-xtô-rô cùng các đồng chí của mình sang Mê hi cô hoạt động. Tại đây ông tiếp tiếp tục tập hợp lực lượng, huấn luyện và mua sắm vũ khí chờ thời cơ trở về nước tiếp tục cuộc chiến đấu
- Tháng 11-1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về trên con tàu Gran-ma. Bị địch phát hiện, nhưng Phi đen cùng các đồng chí còn lại đã kiên cường chiến đấu
- Từ năm 1958, các lực lượng cách mạng phát triển một cách nhanh chóng và liên tiếp mở các cuộc tấn công vào quân đội của Ba ti xta
- Ngày 1/1/1959, lực lượng cách mạng mở cuộc tấn công đánh chiếm thủ đô La ha ba na. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Cu Ba thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử to lớn
* Cu Ba anh hùng trong xây dựng đất nước 
- Sau khi giành được độc lập, nhân dân Cu Ba bắt tay vào công cuộc xây dựng chế độ mới XHCN. Cu Ba đã tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp hầm mỏ, tiến hành xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. 
- Công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Cu Ba được tiến hành trong điều kiện cực khó khăn bởi cuộc bao vây cấm vận của Mỹ, sự phá hoại của các thế lực phản động, khó khăn càng tăng thêm khi Liên Xô và Đông Âu tan rã. Mặc dù vậy, Đảng, chính phủ và nhân dân Cu Ba vẫn anh dũng kiên định lập trường xây dựng CNXH và đạt nhiều thành tựu to lớn...
b. Mối quan hệ Việt Nam - Cu Ba:
- Nêu được: Mối quan hệ Việt Nam - Cu Ba được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Phi đen-ca-xtơ-rô đã dày công xây đắp... những biểu hiện về sự giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động... Trích câu nói “Vì Việt Nam Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu.” 
- Hiện nay: Việt Nam và Cu Ba đang làm hết sức mình để củng cố, mở rộng mối quan hệ đoàn kết anh em(Chủ tịch Phi đen qua đời,Đảng ,nhà nước VN gửi điện chia buồn và cử đoàn đại biểu do chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến viếng...) 
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 5
2.0 đ
a. Quá trình thành lập tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa: 
- Ngày 3-2-1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnhđạo của cách mạng Việt Nam. Sau khi ĐCS Việt Nam ra đời, được sự chỉ đạo của xứ ủy bắc kì, đồng chí Lê Doãn Chấp quê Hoàng Giang- Hoàng Hóa đang hoạt động ở Hà Nam về Thanh Hóa bắt liên lạc, nhằm xúc tiến thành lập các chi bộ cộng sản và tỉnh đảng bộ ở Thanh Hóa. 
- Ngày 25/6/1930 chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở thôn Hàm Hạ-xã Đông Tiến- Đông Sơn gồm 3 đồng chí: Lê thế Long, Lê Kiều Oanh và Lê Văn Tùng. Gọi là chi bộ cộng sản Hàm Hạ, đồng chí Lê Kiều Oanh làm bí thư chi bộ. 
- Ngày 10/7/1930 chi bộ cộng sản thứ 2 được thành lập ở làng Phú Lộc- xã Thiệu Tiến-Thiệu Hóa gồm 4 đồng chí, đồng chí Vương Xuân Cát được bầu làm bí thư chi bộ. 
- Ngày 20/7/1930 tại làng Yên Trường-xã Thọ Lập – Thọ Xuân.Chi bộ cộng sản Thọ Xuân được thành lập gồm 7 đồng chí do đồng chí Lê Văn Sĩ làm bí thư chị bộ. 
- Ngày 29/7/1930 hội nghị thành lập Tỉnh đảng bộ Thanh Hóa do dồng chí Lê Dãn Chấp triệu tập diễn ra tại nhà đồng chí Lê Văn Sĩ làng Yên Trường - xã Thọ Lập - Thọ Xuân. Hội nghị có 11 đại biểu thuộc 3 chi bộ trên tham gia. Dựa trên đường lối của ĐCSVN, hội nghị thảo luận , đề ra chủ trương, đừơng lối, xây dựng tổ chức quần chúng, tổ chức Đẩng. 
- Hội nghị quyết định lấy báo Tiến Lên làm cơ quan ngôn luận, hội nghị nhất trí bầu 3 đồng chí: Lê Thế Long - Bí thư, Vương Xuân Cát, Lê Văn Sĩ - Ủy viên.
b. Ý nghĩa.
Sự thành lập của Đảng bộ tỉnh là một bước ngoặt lịch sử quan trọng, là nhân tố thắng lợi của phong trào đấu tranh cách mạng đánh đổ thực dân và phong kiến giành chính quyền ở Thanh Hóa năm 1945, đồng thời giành nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chũng như trong công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập hiện nay. 
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docDEDA_CHON_DOI_DU_TUYEN_HSG_MON_LICH_SU_CAP_TINH_HUYEN_TINH_GIA_NAM_HOC_20162017V3.doc